Bạn có biết những tục phải kiêng cử trong 3 ngày Tết ngày không?

Tục kiêng cử trong ngày Tết 

“Xuân sang trong lòng nghe chứa chan

Khắp nơi mọi người sum họp vui vầy”

Tết về trong mọi nhà, không khí trở nên vui tươi và hạnh phúc hơn rất nhiều. Cả một năm trời, người ta chỉ mong được đến Tết, quây quần cùng người thân để tận hưởng những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, niềm vui và háo hức bao nhiêu, người ta cũng cần phải kiêng cử đối với rất nhiều điều trong ngày Tết nếu như mong muốn năm nay được may mắn, ấm êm như ý muốn.

Tục kiêng cử trong ngày Tết của người Việt nói chung rất nhiều, đối với những kiêng cử chung mà chúng ta đều biết thì còn tùy thuộc vào từng vùng miền và từng nhà, từng dân tộc có những kiêng kỵ khác nhau. Bạn biết gì về những tục kiêng cử trong ngày Tết, hãy cùng nhau tìm hiểu để cái Tết của chúng ta được trọn vẹn hơn.

Bạn có biết những tục phải kiêng cử trong 3 ngày Tết ngày không?

Một số tục lệ kiêng cử trong ngày Tết của người Việt

Tục kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết :

Có thể nói tục kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết phổ biến từ Nam ra Bắc, người ta đặc biệt sẽ kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết vì tránh quét đi tài lộc, tiền bạc ra khỏi nhà. Tục kiêng quét nhà mục đích là  ” cách giữ thần Tài  ở lại với gia đình.

Tục kiêng quét nhà của người Việt gắn liền với truyền thống “ thờ cúng thần tài thổ địa cầu tài lộc” đã có từ rất lâu đời.

Dù bận rộn đến đau đi nữa thì người ‘ta vẫn cố gắng dọn dẹp và trang hoàng sắm sửa lại bàn thờ thần tài trong nhà trước ngày 30 Tết

Tục kiêng mặc quần áo trắng hay đen

Người việt có tục “ mặc quần áo mới trong năm mới để mong những điều mới mẻ nhất trong năm” tuy nhiên, người ta lại kiêng mặc quần áo màu trắng và màu đen với quan niệm hai màu này liên tưởng đến tang thương và nỗi buồn.

Ngày đầu năm, người ta thường mặc các màu sắc sặc sỡ như : xanh đỏ vàng để cho một năm mới thật nhiều khởi sắc

Tục kiêng làm bể, vỡ các đồ vật trong gia đình : Từ vỡ, bể đối với ông bà ta là từ gợi đến sự đứt lìa hay chia cắt nó liên tưởng đến những điều không tốt, không suôn sẻ trong cuộc sống. Làm bể đồ vật là những điều người ta không mong muốn một chút nào, vậy nên mọi hành động đi đứng, sử dụng đồ đạc hay dọn dẹp hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận. Trẻ nhỏ trong nhà cũng được chú ý và nhắc nhở nhiều hơn.

Tục kiêng khóc lóc buồn trong gia đình 

Vấn đề khóc lóc buồn tuổi người ra rất không muốn xảy ra huống chi là những ngày đầu năm. Vậy nên, mọi người đều kiêng dè, tránh khóc lóc đau buồn. Tuy nhiên, trong những trường hợp không may mắn, cũng nên kiềm chế tinh thần để có thể có một năm mới hạnh phúc và vui vẻ hơn.

Kiêng đi chúc tết khi trong nhà có tang 

Tục lệ chúc tết hay xông đất đầu năm vô cùng được chú trọng. Vậy nên việc người có tang đi chúc Tết người khác hoặc đến thăm nhà hàng xóm là điều không nên. Đó được xem là đem nỗi buồn chia sẻ cho người khác. Ngược lại, những gia đình họ hàng và hàng xóm làng giềng đến chúc tết và an ủi người có tang.

Đặc biệt, trong những ngày Tết đối với những gia đình có tang, bàn thờ cần được bày trí các lễ vật thờ cúng một cách ấm cúng, nhất là nhang phải luôn được đốt và cặp đèn dầu thờ trên bàn thờ lúc nào cũng được đốt sáng.

Kiêng cho nước và lửa 

Theo quan niệm của ông bà ta, ngày mùng 1 Tết nếu như ai đó đến nhà xin lửa và nước thì không may. Lửa đại diện cho sự may mắn, mang màu đỏ của những điều hên trong cuộc sống. Nước là nguồn sống thiết yếu của mỗi người, mỗi nhà. Vậy nên, nếu mùng 1 Tết mà cho ai lửa hay nước cũng như đem hết vận may của gia đình mình cho người khác.

Kiêng đi chúc Tết vào sáng mùng 1 

Tục lệ này gắn liền với tục lệ  đạp đất ngày Tết của người Việt. Theo phong tục xông nhà thăm viếng , thì tất cả mọi người nên kiêng kỵ đến nhà người khác vào ngày mùng 1 Tết. Chỉ những người được chọn đạp đất xông nhà mới nên xuất hiện ở nhà người khác vào sáng sớm mùng 1.

Một số tục lệ kiêng cử khác bạn nên biết  thêm

Tục treo tranh vẫn rất phổ biến, tuy nhiên ngày tết người ta kiêng kỵ treo những loại tran xui xẻo mà phải là những loại tranh mang lại may mắn như : tranh tứ quý, tranh cá, tranh gà …

Những người nặng vía, không nên xông nhà cho người khác để tránh vận xui xẻo đến gia đình người khác.

Ngày Tết, bất cứ ai đến nhà chúc tết cũng nên dọn mâm cỗ, ít hay nhiều cũng nên dọn mời khách, chỉ có khi là miếng bánh mứt kẹo và ly rượu là đủ.

Đi đâu xa cũng nên về nhà trước giao thừa, chỉ những người được chọn xông đất đạp đất mới nên ở bên ngoài sau giao thừa trở về nhà. Nếu không, người đó sẽ vận bôn ba cả năm vất vả bên ngoài.

Người ta kiêng quét dọn trong 3 ngày Tết, tuy nhiên ngày mùng 5 tết, người ta quét dọn nhà cửa từ sáng sớm để trừ “ ngũ cùng” ( nghèo khổ). Rác đem vứt thật xa, như thế cái nghèo mới được xua đi và sung túc ngập tràn.

Bên cạnh việc tìm hiểu những điều kiêng kị trong ngày tết thì cũng đừng quên sở hữu những vật phẩm phong thủy gốm sứ bát tràng cho gia đình mình. Sản phẩm vừa có thể trang trí vừa đem lại vận may cho gia chủ.
Vò hút lộc phong thủy - sản phẩm đem lại may mắn Tài Lộc cho gia đình
Vò hút lộc phong thủy – sản phẩm đem lại may mắn Tài Lộc cho gia đình

 

Trao quà tặng, quà biếu ngày Tết là một nét văn hóa đẹp, là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Các bạn có thể tham khảo những món quà tặng đầy ý nghĩa sau:

Bộ bàn ăn Bát Tràng
Ấm chén Bát Tràng men ngọc cao cấp
Ấm chén Bát Tràng men ngọc cao cấp
Bình ngâm rượu Bát Tràng - sản phẩm vừa sử dụng vừa trưng bày
Bình ngâm rượu Bát Tràng – sản phẩm vừa sử dụng vừa trưng bày

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ