Mục lục
Người ta thường có câu nói “ cha mẹ sanh con trời sanh tánh”, nghĩa là con của chúng ta mang nặng đẻ đau nhưng dạy dỗ con là một điều không phải dễ dàng.
⇒ Muốn con trở thành người có nhân cách tốt, để con trở thành người nhân đức hiểu chuyện và người biết sống bạn cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây .
Cách tốt nhất để dạy con không phải là la mắng, không phải bắt ép con phải làm cái này mới đúng, cái kia mới đúng.
Để con trở thành người nhân đức đơn giản với việc chúng ta trò chuyện cùng con, thấu hiểu và chỉ con cái gì nên làm, cái gì không nên làm khiến con tự mình cảm nhận và hiểu ra vấn đề. Thực ra, một đứa trẻ thông minh hơn chúng ta nghĩ rất nhiều
1 Hãy dạy con có trách nhiệm
Trách nhiệm là một trong những nhân cách cần có của một con người đạo đức, sống từ nhỏ đến lớn và cho đến lúc già yếu, chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với mọi việc mình làm, mọi việc liên quan đến mình mà phát sinh .
Câu chuyện này sẽ khiến bạn cảm thấy, cần dạy con bạn có trách nhiệm như thế nào. Lúc bé, thằng nhóc hàng xóm nhà tôi trông vô cùng bụ bẩm và đáng yêu và rất được ba mẹ nó chiều chuộng. Cứ mỗi lần đem con ra sân chơi đùa, mỗi lần con đụng vào cái gì hay đụng vào ai té ngã, chị hàng xóm cũng giả vờ đánh xuống nền hay đánh yêu cái tội “ đứa nào dám đụng vô con chị”. Đến cuối cùng, lúc đi nhà trẻ, thằng nhóc mỗi lần đụng trúng bạn hay bạn đụng trúng nó, nhất định là đánh bạn hoặc cô giả vờ đánh bạn thì mới chịu nín.
Thay vì giả vờ đánh ai đó hay đánh cái bàn, đánh cái nền thì nên dạy con có trách nhiệm đối với việc xin lỗi, ngay cả khi con tự đụng phải cái bàn, hay tự té xuống nền hãy nói với con rằng “ con xin lỗi cái bàn , cái nền đi” vì con đụng trúng nó mà
2 Dạy con không được trút giận lên người khác
Câu chuyện đổ trách nhiệm, trút giận lên người khác rất phổ biến ở việc dạy trẻ nhỏ
Tôi có hai đứa cháu, một đứa 6 tuổi và một đứa gần 3 tuổi. Có lần tôi thấy hai chị em nó đang chơi đồ hàng với nhau sau đó vì nghe tiếng mẹ gọi nên cả hai đứa nhanh chóng đứng dậy chạy vô nhà. Vì vậy, đứa 3 tuổi không cẩn thận nên vấp té rồi khóc òa lên. Lúc mẹ nó hỏi thì nó chỉ ngay vô thằng anh nó nói : “ Pin đánh con”.
Nhưng mà mẹ nó không vội vàng hỏi tội thằng anh hay la mắng là vì sao đánh em mà mẹ nó dỗ ngọt nó “ Nín đi nào, anh Pin đánh con sao, đánh ở chỗ nào?”. Con nhóc vẫn ngoan cố chỉ tay vô đầu mình ý nói anh nó đánh nó trên đầu, lúc này tôi đứng đó và rất buồn cười, tại sao đứa nhỏ lại có thể như vậy được.
Mẹ nó lại xoa đầu nó hỏi tiếp : “ Có thật anh Pin đánh con không? Hay tại con tự mình té ?” . Lúc này con nhóc mới cười cười rồi ôm mẹ nó nói : “ Con té”.
“ Lần sau không được đổ lỗi cho anh nghe chưa”. Vậy là con nhóc dạ . Từ đó về sau, mỗi lần tự mình vấp té nó đều nói thật chứ không còn đổ lỗi cho anh hai nó nữa.

3 Dạy con Biết chịu trách nhiệm và biết nhìn nhận hậu quả của sự việc
Cháu tôi học lớp 5, 10 tuổi cái tuổi ham chơi, ham đùa nghịch và hiếu thắng có lần đánh nhau với bạn đến mức chảy cả máu ở đầu. Lúc trở về nhà vô cùng hậm hực và khóc thét lên
Ba nó mới hỏi “ có đáng không con, ấm ức không, tức giận không?”
Thằng nhóc trả lời rõ to “ có ạ”
– “ Vậy con muốn làm sao, ngày mai con định làm gì khi gặp bạn ấy”?
– “ Ba có thể giúp con tìm một cục gạch không”?
– “ Được, ba tìm giúp con”
Tôi cứ ngồi mà há hốc miệng ra nhìn hai ba con nó nói chuyện
– “ Thôi hay là ba tìm giúp con con dao đi, ngày mai con sẽ đám từ đằng sau lưng”
“ Vậy được để ba chuẩn bị 1 con dao cho con”.
Sau một hồi , anh tôi đi xuống đem theo sách vở của thằng nhóc cùng một chăn mền rồi nói
– “Con suy nghĩ kỹ chưa, bây giờ con cần cục gạch hay cần một con dao”?
– “ Tại sao ba đem theo sách vở của con, còn cả chăn mền làm gì ?
– “Nếu như con chọn gạch, đánh trúng bạn thì sẽ bị thương và cô giáo sẽ đuổi học con, vậy thì đem sách vở đi đốt chứ đâu còn đi học được nữa? Còn nếu con mà dùng dao đâm bạn, thì ba với con sẽ bị ở tù lúc này cần phải có mềm và quần áo, vậy con quyết định xong chưa ?”
– “ Phải làm như vậy sao ba”
– “ Đúng là vậy mà, nhà trường và pháp luật đều quy định như vậy”
Thằng nhóc suy nghĩ một hồi rồi ôm đống sách vở lên phòng quay lại nói “ thôi con không thèm để ý nữa”.
4 Dạy con biết quan tâm người khác
Hãy dạy con biết quan tâm người khác chứ đừng dạy con để người khác quan tâm con. Làm sao để dạy con biết quan tâm người khác.
Có một lần Vợ Chồng tôi đi công tác để con ở nhà với Nội, mỗi tối chồng tôi đều gọi về nhà để xem hai bà cháu có ổn hay không. Con trai lại cứ mèo nheo hỏi rằng “ Tại sao tối nào ba cũng gặp nội, tại sao tối nào cũng chỉ gọi điện cho Nội”. Chồng tôi liền nói với con trai “ Vì nội là mẹ của ba, nên ba phải quan tâm” nếu như con cũng nhớ Mẹ thì con gọi điện thoại cho mẹ con đi, con cũng cần phải quan tâm mẹ con mà”. Vậy nên thằng nhóc lập tức gọi điện thoại cho tôi
5 Dạy con cách đi học
Nghe thì có thể vô lí, dạy học cho con hầu như là phải bàn đến giáo viên nhưng ba mẹ là người tiếp sức cho con đến trường đến lớp, dạy con đi học và cô giáo chỉ dạy con học chữ
Một lần con tôi hỏi “ Con thấy đi học chẳng có ích gì, thành tích sau này được gì ạ”
Mấy ngày trước có rất nhiều cô chú đến nhà, ba luôn nói với họ giáo dục bây giờ là giáo dục tồi tệ nhất trong suốt 5000 năm qua mà”. Con trai nhanh nhảu đáp.
À, thì ra con trai đã nghe được chuyện đàm luận trên trời dưới đất của tôi với bạn.
– “Không sai, thật ra học hành hay thi cử không có tác dụng gì”.
– “Thế thì tại sao con lại phải đi học những thứ vô dụng này?”
“Đó là vì con còn nhỏ, trước hết phải làm một số thứ vô dụng trước đã, để thử bản lĩnh của con. Nếu như con ngay cả những thứ vô dụng cũng làm không tốt, như vậy sau khi lớn lên, những thứ hữu dụng chắc chắn không làm được.. Vì vậy, việc đi học con cũng cần phải làm cho tốt”.
Hãy tìm cách thuyết phục con về những điều đúng đắn, dạy con cách đi học cũng quan trọng không kém việc dạy cho con học cách giải toán với các hàm số sức tạp.
Dạy con từ thuở còn non, đây là 5 nguyên tắc cơ bản để hình thành nên nhân cách một đứa trẻ có ích cho gia đình và xã hội sau này. “ Dạy con Không chỉ là trách nhiệm của người mẹ, mà đó còn là trách nhiệm của người cha, hay ông bà sống cùng nhà. Vậy nên mỗi người lớn chúng ta đều có trách nhiệm dạy những điều hay ý đẹp cho những đứa trẻ bên mình