0938.309.713

7 bước chân Phật Đản sanh và những điều nên làm trong ngày Phật Đản

Ý nghĩa 7 bước chân Phật Đản sanh

7 bước chân Phật Đản sanh là những bước chân đầu tiên sau khi Phật được đản sinh. Dưới 7 bước chân không chỉ là hoa sen mà mỗi bước chân còn mang một ý nghĩa đặc biệt. 7 bước chân khi Phật Đản sanh cũng thể hiện ý nghĩa là Ngài đã đi qua và vượt ra khỏi lục đạo luân hồi từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, loài người, A Tu La cho đến loài Trời. Chính vì vậy, sự ra đời của Đức Phật không đơn thuần chỉ là một sự kiện lịch sử. Đây còn là sự kiện hướng con người đến sự giải thoát. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của 7 bước chân đầu tiên sau khi Phật Đản sanh và những điều nên làm trong ngày kỷ niệm Phật Đản nhé!

7 bước chân Phật Đản sanh
7 bước chân Phật Đản sanh

Nguồn gốc ngày Phật Đản sanh

Lễ Phật Đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn của giới đạo Phật, gồm:

  • Lễ Vu Lan
  • Lễ Thành Đạo
  • Lễ Phật Đản.

Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày rằm tháng tư (15/4) âm lịch hàng năm. Để kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca đản sinh. Lễ Phật Ðản diễn ra nhằm dẫn dắt con người đến với đạo Phật, với mục đích để xoa dịu bớt nỗi khổ đau của cuộc đời.

Đại lễ Phật Đản tổ chức tại chùa
Đại lễ Phật Đản tổ chức tại chùa

Lễ Phật Đản hay còn gọi là Vesak, là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật. Được tổ chức ở cả hai hệ phái Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa) và Bắc Tông (Đại thừa). Lễ Phật Đản được thống nhất tổ chức vào ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm.

Ý nghĩa 7 bước chân sen khi Đức Phật đản sinh

Sự Đản sinh của Đức Thế Tôn được đánh dấu qua tiến trình bảy bước nở hoa sen.

Bước chân thứ nhất

Bước thứ nhất đức Phật nhìn về Phương Đông và bảo rằng: “Phương Đông ấy chính là ngọn đuốc soi đường tối thượng cho chúng sinh trong mọi lĩnh vực”. (Thị Đông phương vị chúng sinh vi đạo thủ cố). Đức Phật lấy phương mặt trời mọc để chỉ cho sự phát huy trí tuệ.

Bước chân thứ hai

Bước thứ hai, Đức Phật nhìn về phương Nam và bảo rằng: “Phương Nam ấy chính là ruộng phước an lành cho chúng sinh gieo gặt”. (Thị Nam phương vị chúng sinh lương phước điền cố). Đức Phật lấy phương Nam để chỉ cho chúng sinh nhờ phát huy trí tuệ, biết quán chiếu vào sâu trong lòng thực tại nên biết quy hướng về những nghiệp nhân tốt lành.

Tượng Đức Phật thích ca đản sanh
Tượng Đức Phật thích ca đản sanh

Bước chân thứ ba

Bước thứ ba đức Phật nhìn về phương Tây và bảo rằng: “Phương Tây ấy chỉ cho chúng sanh cách hóa giải động cơ sinh tử, chấm dứt sanh thân cuối cùng”. (Thị Tây phương vị chúng sanh dĩ tối hậu thân cố). Phương Tây là phương mặt trời lặn, để chỉ cho sự an nghỉ tuyệt đối của tâm thức.

Bước chân thứ tư

Bước thứ tư đức Phật nhìn về phương Bắc và bảo rằng: “Phương Bắc ấy chỉ cho chúng sanh là ta đã được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác”. (Thị Bắc phương vị chúng sanh ngã đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề). Đến đây, đức Phật bắt đầu vận chuyển bánh xe pháp. Ngài như vị lương y biết bệnh tâm của chúng sinh, ai bị bệnh nặng thì được Ngài cứu trước. Vì vậy, Ngài chuyển qua bước thứ năm tiếp cận với cuộc đời để tùy duyên mà hóa độ.

Tượng Phật Đản sanh men vàng cổ
Tượng Phật Đản sanh men vàng cổ

Bước chân thứ năm

Bước thứ năm đức Phật nhìn xuống phương dưới và bảo rằng: “Phương dưới ấy ta sẽ giúp cho chúng sanh chinh phục ma lực để vượt thoát khổ đau” (Thị Hạ phương vị chúng sanh dị dục hàng ma cố). Vì lòng thương tưởng đến nhân sinh đang có nhiều đau khổ do cố chấp, tham lam, sân hận… gây ra, nên Ngài tùy duyên tuyên thuyết chân lý để cho mọi người lần lượt từ bỏ những tham chấp ấy.

Bước chân thứ sáu

Bước thứ sáu đức Phật chỉ lên phương trên và bảo rằng: “Phương trên ấy là chỉ cho chúng sanh đang sống đúng với năm nhân cách và tu tập mười thiện nghiệp” (Thị Thượng phương vị chúng sanh quy y thiên nhân cố). Đây là những thiện nghiệp cần hướng tới thực tập để thoát khỏi khổ đau.

Bước chân thứ bảy

Thần thái tượng Phật Đản sanh
Tượng Phật Đản sanh chỉ tay phải lên trời, tay trái chỉ xuống đất

Và cuối cùng là bước thứ bảy: Đức Phật một tay chỉ lên, một tay chỉ xuống và bảo rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Vô lượng sinh tử, ư kim hỷ tận”. 

Tham khảo: Thỉnh tượng Phật Đản sanh đẹp ở TPHCM

Những việc nên làm vào ngày Phật Đản

Ăn chay

Đối với những người theo đạo Phật, ăn chay là điều tiên quyết nên làm trong ngày mùng 1 và ngày rằm. Đặc biệt là trong ngày Lễ Phật Đản. Việc ăn chay còn khiến cho tâm hồn thanh tịnh, thanh lọc tạp niệm và giảm việc sát sinh. Vào những ngày này, gia đình Phật tử thường vệ sinh bàn thờ Phật, dâng trái cây và hoa tươi cúng Phật.

Phóng sinh

Người Việt Nam thường có nghi thức phóng sinh các động vật như chim, cá… vào các dịp lễ, tết lớn trong năm. Đây cũng chính là một thông điệp mang đầy tính nhân văn về việc giảm bớt sát sinh, đồng thời yêu thương động vật và sống an lạc thanh tịnh.

Thả cá phóng sinh
Thả cá phóng sinh ngày Phật Đản

Trong ngày lễ Phật Đản (rằm tháng tư âm lịch) các phật tử nên làm từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó không chỉ là việc làm thể hiện sự từ bi, độ lượng của con người mà còn là việc làm ý nghĩa nhất để cúng dâng lên cho Chư Phật.

Đi chùa nghe giảng đạo và phụ giúp nhà chùa làm lễ

Ngày Lễ Phật Đản chính là cơ hội để các Phật tử đến chùa nghe giảng đạo giúp cho tâm hồn được thanh tịnh hơn, thanh lọc bớt những tạp niệm xấu xa trong lòng. Các Phật tử cũng nên góp tay vào phụ giúp nhà chùa trong việc chuẩn bị dâng hoa, làm lễ,….

Tham gia nghi lễ tắm Phật

Lễ Tắm Phật chính là một trong những nghi thức quan trọng nhất của ngày Lễ Phật Đản. Nghi thức này là để bày tỏ lòng tưởng nhớ đến ngày Đức Phật ra đời, đồng thời thể hiện sự thanh lọc tâm hồn và hướng đến những điều an lạc. 

Nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh
Nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh

Khi tiến hành lễ tắm Phật, người ta sẽ xướng bài chú tắm Phật:

Ngã kim quán mộc chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu

Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân

Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh

Sa La thọ gian vị tằng diệt

Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm

Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết

Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát

Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt

Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai

Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát

Xem thêm: Mua chậu sứ tắm Phật ngày Phật Đản sanh tại TP. HCM

Mua đồ cúng chuẩn bị cho Đại lễ Phật Đản

Tắm Phật là nghi thức quan trọng nhất trong ngày lễ Phật Đản. Vào ngày này, các chùa sẽ tổ chức nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh thật long trọng. Để chuẩn bị tốt cho nghi thức này, quý vị nên thỉnh tượng Phật Đản sanh. Đồng thời, bát tắm Phật cùng các dụng cụ cần thiết như hoa tươi và gáo múc nước sạch.

Bát sen tắm Phật men thủy tinh
Bát sen tắm Phật men thủy tinh

Tại TP.HCM, quý Nhà chùa và tăng nhi Phật tử có thể thỉnh tượng Phật Đản sanh tại Không Gian Gốm nhé! Ngoài các vật phẩm thờ cúng hàng ngày thì chúng tôi còn cung cấp tượng Phật và bát sen. Để được tư vấn nhanh nhất, quý khách hàng hãy gọi ngay hotline 0938 309 713. Hoặc đến hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng để được hỗ trợ nhé!

Tượng Phật Đản sanh và bát sen tắm Phật
Tượng Phật Đản sanh và bát sen tắm Phật

Xem thêm: Ngày Phật Đản nên làm gì để được vui khoẻ bình an?

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ