Mục lục
Ngày đưa ông Táo về trời
♦ Theo tín ngưỡng nhân gian và truyền thống của người Việt thì ngày 23 tháng chạp hàng năm được lấy làm ngày cúng Ông Táo thường được gọi là ngày cúng ông Công, ngày tiễn ông Táo hay ngày Tết Táo quân. Trong nhiều lối nói dân gian, ngày này được gọi là ngày Táo về chầu Trời.
♦ Một năm mới sắp bắt đầu, tục cúng đưa ông Táo về chầu trời nhằm đưa vị thần quanh năm cai quản việc bếp núc trong gia đình mỗi người về chầu Ngọc Hoàng Đại Đế và tâu lại việc nấu nướng, làm ăn và cả những hành động cư xử của gia đình trong một năm đó. Tục lệ cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp được tổ chức hằng năm với những điều yêu cầu cơ bản sau :
- Chọn ngày giờ thích hợp nhất để đưa táo về chầu trời
- Chuẩn bị mâm cơm cúng ông Táo về chầu trời
- Bài văn khấn cúng ông Táo về chầu trời

Ý Kiến Cá Nhân : Nhiều người bảo việc cúng Ông Công Ông Táo Là Hủ Tục, Mê Tín…. Nhưng Khoang hẵn xét về yếu tố tâm linh, chỉ cần xét về yếu tố văn Hóa thì tục lệ cúng Ông Công, Ông Táo còn ý vạn lần mà có thể bạn chưa nhận ra. Truyền thống trước nay, hễ tới ngày 23, tức ngày đưa ông công Ông Táo Về Chầu Trời thì đây được xem như là một mốc đánh dấu rằng ” Tết đã đến rất gần ” đây được xem như là hồi chuông báo rằng ” Tết Đã Đến Tới Nơi Rồi “, Ai chưa kịp chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, quà cáp, về nhà quây quần cùng cha mẹ thì cũng mau mau thu dọn cho kịp. Và truyền thống vào những ngày này cả gia đình đã bắt đầu xum họp gần như đông đủ, các thành viên trong gia đình mỗi người một tay bắt đầu trang hoàng lại nhà cửa cho bố mẹ, trang hoàng lại khoảng sân cả năm không ai dọn dẹp và không khí tết rôm rả khắp nơi. Kể từ 23 Tháng Chạp, ngoài đường bắt đầu ngợp sắc xuân, nụ cười xuân nở trên môi anh công nhân cho đến vẻ mặt hớn hở của cô Hai đi chợ Tết sắm đồ cho gia đình…, tâm hồn mỗi người bắt đầu lân lân thưởng thức hương vị Tết. Và các tục lệ như tục tiễn ông công ông Táo Về trời còn là một bài học để cha mẹ răng dạy con cháu, truyền đạt cho chúng tình yêu gia đình, yêu đất nước, yêu bản sắc văn hóa dân tộc.
Thời gian thích hợp cúng Ông táo là vào lúc nào của ngày 23 Tháng Chạp
♦ Đối với các gia đình Việt, sự tin tưởng và tục lệ lưu truyền về “ tiễn ông Táo, đưa táo chầu trời ” đã duy trì qua nhiều thế hệ. Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp, nhà nào nhà nấy chuẩn bị để “ đưa Táo về trời”, cho dù có bận rộn hay gặp phải khó khăn gì, mỗi nhà đều cố gắng để kịp đưa ông Táo của gia đình đi chầu trời.

♦ Theo quan niệm của ông cha ta, việc nhớ và thực hiện tục lệ “ cúng ông Táo chầu trời” nhằm thể hiện được suy nghĩ, ý nghĩa và ý thức trách nhiệm chăm lo cho gian bếp, bữa cơm của mỗi nhà.
♦ Ngày giờ thích hợp nhất để “ cúng tiễn ông táo chầu trời ” là vào giờ Ngọ ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình vì điều kiện thời gian không cho phép nên họ có thể cúng ông táo vào sáng sớm hoặc trưa chiều ngày 23 tháng chạp đều được, miễn sao có thể kịp cho ông táo được về trời vào đúng ngày 23 .
♦ Trước ngày 23 Tháng Chạp, thì : Tại các chợ đầu mối chuyên hàng đồ thờ cúng đã bày bán la liệt các sản vật phẩm đưa tiển ông Công, Ông Táo như là Mía, Cá Chép. Cá chép là sản phẩm hút hàng và tăng giá khủng khiếp nhất trong những ngày như thế này, kế đến là Mía. Mỗi con cá chép tùy theo kích thước có giá từ Vài chục nghìn lên đến Trăm Nghìn.
♦ Các bó Mía được bày bán tại nhiều nơi, nhiều chỗ, mức giá của các bó mía bán ngày cúng ông Táo Về Trời tùy nơi giao động từ 15 đến 20 nghìn một cây. Mỗi gia đình thường mua hai cây mía để cúng cho Ông Công Ông Táo trong dịp này.
♦ Tại Sao Phải Cúng Mía Ngày ông Táo Về Trời ? Đó chính là theo quan niệm của đại đa số người dân từ xưa đến nay, Khi cúng Ông Táo bằng cây Mía sẽ giúp cho ông Táo bắc cầu thật nhanh qua Vũ Môn để về trời thuận lợi nhất. Và do vậy hằng năm vào dịp cúng Ông Táo, Ông Công thì việc cúng hai cây Mía là thường thấy.
Xem Thêm : Giờ Ngọ Là Giờ nào ?
Tại Sao Lại Cúng ông Công ông Táo Vào Giờ Ngọ Là đẹp Nhất
♦ Giờ ngọ là giờ đẹp, và ngọ là tượng trưng cho Ngựa, khi tiến hành các hoạt động cúng tế lễ có liên quan đến động Thổ, Thi Công, Buôn bán… thì thường chọn vào giờ Ngọ vì theo quan niệm, giờ Ngọ sẽ khiến mọi việc hanh thông, trôi chảy. Cúng Ông Công Ông táo vào giờ ngọ sẽ khiến việc đi lại giao thông của Các Táo thuận tiện và dễ dàng hơn các khung giờ Khác. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố quan niệm Phong Thủy, trong phong thủy thì chỉ có khái niệm phù hợp hay chưa phù hợp, chính vì thế cúng tiển Ông Táo vào các khung giờ khác đều được, tuy không thuận tiện và gây chút khó khăn cho Các Táo về Chầu Trời nhưng vẫn chấp nhận được.

♦ Vì thực sự, hiện nay, các gia đình đều cúng Ông Táo, ông Công vào lúc Xế Chiều, vì lúc này các gia đình mới đi làm về tới nhà và chuẩn bị lễ vật cũng như các vật phẩm cúng để thực hiện nghi thức. Trong ngày cúng Ông Công Ông Táo cũng rất ít các gia đình được nghỉ trọng vẹn một ngày, vì đây cũng là giai đoạn nước rút căng thẳng cuối năm để chốt kế hoạch kinh doanh cho năm củ và tiến hành thu hồi Công Nợ… Đây là các việc làm căng thẳng.
Mâm cơm cúng Ông Táo về trời cần có lễ vật gì ?
♦ Ngày đưa ông Táo về trời đối với người dân 2 miền đều có nhiều điểm tương đồng với nhau.
♦ Ở Bắc, thông thường mâm cơm ngày cúng ông Táo cũng chuẩn bị chu đáo giống với mâm cơm cúng Tất niên như : gà luộc, bánh chưng, xôi, đĩa xào thập cẩm, canh giò xương, mâm ngũ quả….

Mâm cơm cúng Ông Táo Đơn Giản Mà chị em thường Áp Dụng trong dịp 23 Tháng Chạp để tiển các Táo Về Chầu Trời
♦ Đặc biệt đối với người miền Bắc là món chè để cúng ông Táo, thường thì sẽ là chè bà cốt, chè xôi chén….. tùy mỗi gia đình có điều kiện nấu món chè gì. Thông thường thì nhà nhà đều chọ chè bà cốt để cúng ông Táo.
♦ Đối với người miền Nam mâm cơm cúng ngày Tết đặc biệt và khác biệt so với người miền Bắc ngoài những món cúng cơ bản thì còn có thêm “ đĩa thèo lèo” đưa ông Táo về trời, đây được xem là điều bất quy tắc đối với người miền Nam. Dù chẳng biết loại thèo lèo (kẹo đậu phộng hoặc kẹo mè đen đóng thành từng miếng vuông ngày Tết) trở thành vật phẩm cúng ông Táo về trời từ khi nào, chỉ biết dù như thế nào, món này cũng không thể thiếu trong lễ vật tiễn ông Táo.

Kẹo Thèo Lèo Cúng Ông Công Ông Táo theo văn hóa Cúng Của Miền Nam vào Ngày 23 Tháng Chạp là không thể thiếu.Có thể bạn quan tâm : Tục thờ cúng Thần Tài thổ địa , làm cách nào giữ chân thần tài.
♦ Bên cạnh mâm cơm cúng ông Táo với nhiều món ăn thì lễ vật dùng cúng Ông Táo về chầu trời còn có bộ mũ Táo quân, thông thường là 2 mũ đàn ông( có cánh chuồn) và một mũ đàn bà ( không có cánh chuồn) kèm theo đó là một bộ áo và một đôi hia, tất cả được làm bằng giấy bìa.
♦ Điều quan trọng nhất đối với tục cúng ông Táo chính là tiền vàng mã và cá chép dùng làm phương tiện đi lại của ông Táo về chầu trời. Hiện nay, một số nơi trong miền Nam có thay cá chép bằng “ tàu bay giấy”, tuy nhiên chỉ rất ít.

♦ Hiện nay ngoài thị trường, nhất là thị trường Online, việc bán các sét mâm cỗ cúng Ông Công, Ông Táo rất phổ biến. Các gia đình nào bận rộn vào ngày này hoàn toàn có thể đặt một mâm cổ để cúng mà không phải mất nhiều công sức chuẩn bị. Tuy nhiên tự chuẩn bị sẽ chu toàn và được xem như là một việc làm ý nghĩa nhất.
Mua bộ đồ cúng Ông Táo Ở Đâu?
♦ Từ ngày 22 Tháng Chạp, các chợ đầu mối chuyên hàng Vàng Mã và vật dụng thờ Cúng Ông Công Ông Táo tại Sài Gòn đã bắt đầu tấp nập, từ các chị chuyên buôn hàng thờ cúng, tạp hóa …. đến các bà cô, ông bác mua về dùng cho gia đình đã tất bật chuẩn bị sắm vật phẩm cho ngày hôm sau. Và vào sáng ngày 23 Tháng Chạp chính là lúc mặt hàng này sốt nhất, cho đến tận chiều tối từ các chợ đến các quày tạp Hóa không ngớt khách hàng đến mua.. Đúng vậy, việc mua các bộ Vật Phẩm thờ cúng ông Công Ông táo vào ngày 23 Tháng Chạp thực sự đơn giản, hầu như mọi nơi đều có bán thêm mặt hàng này để kiếm thêm đồng lời vào những ngày cuối năm.
♦ Giá bộ đồ cúng ông Táo từ đơn giản đến cầu kì cũng giao động, Bộ hai món cả đưa đi và rước về giao động từ mức giá cài chục nghìn đến trên dưới 100 nghìn, Tại chợ Lớn, Tp.HCM cá biệt có combo lên đến vài Trăm Nghìn cũng có sẳn cho các đại gia chịu Chi.
Đối Với Các Khách Hàng ở Khu Vực Tp.HCM gần các địa chỉ cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng của chúng tôi :
+ 130 Cộng Hòa, F4, Quận Tân Bình, Tp.HCM+ 21 Nguyễn Văn Linh, Tân Phong, Quận 7, Tp.HCM+ 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Tp.HCM
♦ Có thể đến các địa chỉ này để mua các bộ Cúng Ông Táo, Ông Công cho tiện, không phải đi quá xa trong những ngày cuối năm đường xá lúc nào cũng quá Tải trong dòng người hối hả.
Bài văn khấn cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp
Bài khấn thổ công
◊ … Nam mô A Di Đà Phật!
◊ Nam mô A Di Đà Phật!
◊ Nam mô A Di Đà Phật!
◊ Kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quan
◊ Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm …….. ( ví dụ: Quỷ M ùi) Tín chủ con là ………….. cùng toàn gia quyến
◊ Ngụ tại số nhà ……… phố ……….. phường ………….. quận ……………. thành phố( tỉnh ……………..
◊ Thành tâm sửa biện lễ vật hương hoa trà quả cùng phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên hương án.
◊ Đôi nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh
◊ Trăm bái trước linh tạo Táo quân
◊ Kính cẩn thưa rằng:
◊ Nay cuối mùa đông,
◊ Tứ quý theo vòng, hai ba tháng Chạp Sửa lễ kính dâng, phỏng theo lệ
◊ Ngài là vị chủ, ngực tử gia thần
◊ Soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám Cảm tạ phúc đây, nhờ thẩn phù hộ Kính mong thẩn tẩu bẩm giúp cho, Làm ăn chân chính, họ tộc âẫn êrrễ` Xóm làng vui về.
◊ Trong năm nếu có sai phạm lỗi lầm, Cái xin thần gia ân châm chước.
◊ Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia Trai gái .trẻ già, an ninh khang thái
◊ M ùa màng bội thu, công thành dành toại.
◊ Biểu tấm lòng thành, cái xin chứng giám.
Bài khấn cúng ông Táo về Trời
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:……………………………..……
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài văn cúng Ông Táo dân gian
♦ Thông thường thì có nhiều người không thể thuộc và nhớ hết được nguyên một bài văn cúng Ông Táo về trời nên là đọc một cách ngắn gọn và súc tích nhất theo cách đọc dân gian và đa số được mọi người sử dụng khi cúng ông Táo về trời.
◊ Kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thân quân
◊ Con là… đồng gia ….. Ngụ tại thôn… xã… huyện…. tỉnh…
◊ Nhân ngày 23 tháng Chạp, gia chủ chúng con, sửa biện hương hoa, phẩm vật áo mũ;
◊ Kính cẩn dâng lên, để dốc lòng bái thỉnh
◊ Phỏng theo tục lệ, kính lạy Gia thần
◊ Đại xá lỗi lầm, gia ân ban phúc
◊ Ban tài ban lộc, giúp đỡ toàn gia
◊ Lớn bé vui hòa, khang ninh thịnh vượng.
Xem thêm : Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa may mắn cho ngày Tết
Ngoài Ra, Miền Bắc cũng nhiều gia đình sử dụng Bài Văn Khấn Như Bên Dưới
◊ Nam mô a di Đà Phật! ( 3 lần)◊ Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.◊ Con kính lạy ngài đông trù tư mệnh táo phủ thần quân , tín chủ chúng con là….◊ Ngụ tại…..◊ Hôm nay ngày 23 tháng chạp tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa lễ vật phẩm luật xiêm hài áo mũ kính dâng tôn thần thắp nén hương tín chủ con thành tâm kính bái, chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư mệnh táo phủ thần quân hiển linh trước án hiển thị lễ vật .◊ Cúi xin tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin tôn thần banphuwocs lộ phù hộ toàn gia chúng con trai gái già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng vạn sự tốt lành, chúng con lễ bạn tâm thành kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.◊ Nam mô a di Đà Phật! ( 3 lần)
♦ Tùy theo mỗi vùng miền mà văn khấn ông Táo có phần Khác Nhau, tuy nhiên tất cả cũng không quá quan trọng, chủ yếu là tâm thành khi khấn vái và chuẩn bị đầy đủ các món cúng cũng như các vật Phẩm ” Lộ Phí ” cho các Táo lên đường chầu Trời Được thuận Lợi Nhất.Về Góc Nhìn Của Người Phật tử Về tục lệ thờ Thần Tài, Ông Táo như thế nào ? Tham khảo thêm bài giảng của thầy Thích Nhật Từ
♦ Trên đây là một số dòng chia sẻ của chúng tôi về tục lệ cúng ông Công Ông Táo, và tiển ông Táo, Táo Quân hay còn gọi là Vị Thần bếp về Trời. Hiện nay khi xã hội ngày càng sống vội, các tục lệ rườm rà đã tự bị loại bỏ, tuy nhiên Tục lệ cúng Ông Công, Ông Táo không chỉ là thủ tục mà nó còn là một ý nghĩa truyền thống, ý nghĩa văn hóa quan trọng không thể nào thay thế được trong tâm thức của những người con Việt. Ngày 23 Tháng chạp chính là mốc đánh dấu đầu tiên của một cái tết xum vầy, thông thường vào ngày này thì cả gia đình đã bắt đầu tụ họp đông đủ bên nhau, dẹp bỏ công việc đồng án và bắt đầu tập trung vào việc dọn dẹp nhà cửa.
♦ Những cái tết Quê, cái tết đầm ấm của thời trẻ thơ bất giác ùa về trong tâm trí Tôi, sự mong chờ và háo hức hương vị tết đang đến gần kể từ ngày đưa ông Táo Về Trời, và đấy cũng là thời điểm mà những người con xa quê bất giác giật mình ” Tết Sắp Đến Rồi Sao ” hay ” Hôm nay đưa ông táo rồi À “. Dù làm gì chăng nữa thì chúng ta cũng không thể nào quên được hương vị của loại bánh cúng Ông Táo đặc Trưng ” Thèo Lèo Cứt Chuột ” theo cách gọi thân thương của bọn trẻ con như chúng tôi thời đấy, chỉ mong mẹ cúng thật nhanh để được xơi món đặc sản mỗi năm chỉ một lần này.
♦ Món Bánh Cúng đặc trưng để tiển Ông Táo Về Trời mà bọn trẻ con quê như chúng tôi cách đây tầm chục năm luôn mong ngóng và Háo Hức. Tết Nay khác tết xưa, người người nhà nhà bắt đầu hối hả hơn trong cuộc sống mưu sinh, dẫu biết rằng xã hội luôn Phát Triển, tiến bộ nhưng thực sự những tục lệ như thế này cần phải gìn giữ như là một món quà quý của Dân Tộc để lại cho thế hệ mai sau. Bật làm cha làm mẹ cũng nên cho con cái mình biết ý nghĩa của những tục lệ như thế này mà còn lưu giữ lại những gì gọi là hồn tết xưa.
♦ Chúc cho những ai đang mãi miết mưu sinh nhanh có ngày về đoàn tụ cùng gia đình, chúc cho mọi người Vạn Sự Như Ý Trong Năm Mới Mậu Tuất 2018 – Chuyên Trang Đồ Thờ Bát Tràng Mong Muốn Chia Sẽ Nhiều hơn những bài Viết Ý Nghĩa Như Thế Này đến với nhiều người, để những tục lệ đẹp và ý nghĩa không dần mất đi trong xã hội Văn Minh nhưng Vội Vã như hôm Nay. Cám Ơn Đã Xem Bài Viết.
Click Chia Sẽ Để Nhiều Người Biết Hơn : Tục Cúng ông công Ông Táo và ý nghĩa văn hóa của chúng
Có nên cúng Cá Chép thật cho ông Táo Về Trời Không ?
Theo tục cúng Ông táo trong ngày 23 tháng chạp dân gian thì ” cá chép” là vật phẩm không thể nào thiếu trong mâm dâng cúng để tiễn Ông táo nhà mình gặp Ngọc Hoàng Đại Đế. Trong khi cá chép được xem là linh vật , là phương tiện di chuyển của Táo Quân nếu không có cá chép, Táo Quân sẽ không thể về trời. Tuy nhiên, điều đặt ra ở đây là chúng ta nên cúng ông táo về trời bằng cá chép thật hay bằng cá chép giả ( hình những con cá chép được làm bằng giấy bìa tượng trưng).
♦ Cá chép thật hay cá chép giả để cúng ông táo đều được, bởi vì đây là một hình thức tín ngưỡng tâm linh nên dùng cá chép thực hay cá chép giả đều không đặt nặng vấn đề quan trọng vẫn là lòng thành và nhớ ngày nhớ giờ để đưa ông Táo đi cho kịp với những vị Táo của các gia đình khác. Mặc dù không đặt nặng hay quan niệm buộc phải cá chép thật hay cá chép giả nhưng chúng ta cũng nên biết một số ý sau đây :
♦ Đối với những gia đình có điều kiện thì nên dùng cá chép thật sau đó phóng sanh ( phóng sinh) nó còn mang ý nghĩa công ăn việc làm thuận tiện, cuộc sống no đủ. Bên cạnh đó, xưa nay cá chép vốn dĩ đang mang trong mình ý nghĩa về sự trường thọ ( sống lâu) nên để phục vụ nhu cầu này của người dùng, người ta nuôi cá chép để phục vụ nhu cầu cao vào những ngày đưa ông táo như thế này.

Ngay cả khi còn nhỏ sống dưới sự chở che của gia đình nhiều người đã chứng kiến ” ngày đưa ông Táo về trời”, thể nào trên mâm cúng ông bà cha mẹ mình cũng chuẩn bị linh vật cá chép. Sau này khi có gia đình, ra ở riêng bản thân chúng ta cũng đưa ông Táo về trời ở chính gian bếp của mình. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chỉ biết đó là truyền thống, đó là quy tắc khi ” tiễn táo” đó là xưa kia ông bà truyền lại nhưng thực chất nguồn gốc cá chép bắt nguồn từ việc ” cá chép vượt Vũ Môn để biến thành Rồng”. Rồng sẽ đưa ông Táo cùng bay lên trời. Trong tâm thức của chúng ta ” cá chép vượt Vũ Môn ” là biểu tượng của sự thăng hoa, là biểu tượng của tinh thần thăng hoa, ý chí kiên cường sự kiên trì bền bỉ, ý chí chinh phục khó khăn vượt qua thử thách mà thành công. Đó chính là tinh thần của người Việt Nam
Nguồn gốc phong tục thờ cúng Ông Công Ông táo có từ khi nào ?
♦ Nguồn gốc phong tục thờ cúng Ông Công Ông Táo có tự bao giờ, chính xác vào thời gian nào, ngày nào tháng nào năm nào lại không ai biết nhưng nó được duy trì và phát huy thành truyền thống từ rất lâu rất lâu trước đây của người Việt ta. Tuy nhiên, việc thờ cúng Táo Quân chính xác là là thờ 3 vị Táo : Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Câu chuyện nguồn gốc thờ cúng Ông Công Táo được bắt nguồn từ nhiều câu chuyện kể, sự tích khác nhau, mặc dù là nhân vật, hoàn cảnh khác nhau nhưng chung cuộc của mọi thứ vẫn là ” tấm lòng thủy chung, nghĩa tình phu thê nặng sâu giữa con người với con người”. Trong dân gian thường có câu nói ” thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai Ông một bà”.
♦ câu chuyện kể về Táo quân như sau : Ngày xưa, có hai vợ chồng sống với nhau rất mực hạnh phúc, họ yêu thương nhau vô cùng. Tuy nhiên, vì những ảnh hưởng của cuộc sống khó khăn và rất nhiều điều khác. Người vợ suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời còn người chồng thì vì mưu sinh phải đi làm ăn xa, một năm chỉ về được vài lần. Một ngày nọ, người chồng đột nhiên biền biệt bặt âm vô tín, người vợ sau thời gian mỏi mòn chờ đợi thì cũng gặp một người đàn ông khác làm nghề thợ săn, họ lấy nhau và có một người đầy tớ trung thành sống cùng. Vào đúng ngày 23 tháng chạp lúc người chồng mới đi săn bắn, người chồng cũ trở về và cho biết rằng ” ông bị giặc bắt đi đày”. Vì nghĩa vì tình, người vợ dọn cơm nước đoàn hoàng mời chồng cũ ăn sau đó kêu ông ra tạm đống rơm sau vườn mà nghỉ đỡ vì người chồng mới sắp về. Nào ngờ, khi người chồng mới cùng đầy tớ trở về, trên tay mang theo một con cầy. Trong lúc người vợ đi chợ sắm đồ về làm bữa nhậu, ở nhà người chồng mới đã vô tình đốt đống rơm thui cầy và thui luôn người chồng cũ của vợ đang ngủ say trong đó. Khi người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lửa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo. Ngọc Hoàng chứng kiến cảnh đó, liền phong cho ba người trở thành Vị Táo canh giữ chăm lo cho gian bếp. Bởi gì gian bếp trong mỗi nhà chính là nơi duy trì ngọn lửa hạnh phúc của bữa cơm gia đình. Từ đó, cứ đến đúng ngày 23 tháng chạp, người tiễn ông táo về trời để bẩm báo sự việc một năm trong gian bếp của mỗi nhà.
![]() | ![]() |
Bộ áo mũ hia đưa rước táo quân thường được chuẩn bị cho ngày 23 tháng chạp
Nước nào có tục thờ cúng Ông Công Ông Táo Giống Việt Nam không ?
Θ Không chỉ có người Việt chúng ta có tục thờ Ông táo mà Trung Quốc cũng có tục thờ Táo quân và đưa ông Táo vào ngày 23 tháng chạp. Có thể nói, chúng ta chịu ảnh hưởng ít nhiều của phong tục Trung Hoa, tuy nhiên có những điểm khác biệt rõ rệt trong tục ” cúng ông táo về trời”.
Θ Tục cúng ông Táo của người Trung Quốc có gì ? Người Trung Quốc cũng đưa ông Táo đúng ngày 23 tháng chạp, tuy nhiên lễ vật của người Trung Quốc quan trọng là keo, bởi họ tin rằng, cho ông Táo ngậm kẹo sẽ giữ chặt miệng ông lại, không bẩm báo những điều xấu đối với ngọc Hoàng được. Các loại kẹo thường được làm từ mạch nha, hạt kê và lúa mạch

Ngày nay ở Trung Quốc, tục cúng ông Táo đang dần phai nhạt hơn hẳn. Cùng với sự phát triển của sự hiện đại bếp lò đã dần trở nên ít xuất hiện trong mỗi gian nhà của người Trung Quốc , một số người chỉ còn dùng kẹo và giấy gián tường đỏ là xong việc cúng bái tiễn ông Táo.
⇒ Bạn có biết : đối với người Trung Quốc, việc cúng ông Táo về trời được diễn ra tận 3 ngày chứ không phải chỉ 1 ngày 23 như của người Việt. Đối với những gia đình quan chức sẽ đưa ông Táo vào ngày 23 tháng chạp còn đối với những gia đình bình thường thì đưa ông táo vào ngày 24 hoặc 25 tháng chạp. Có thể nói cho đến bây giờ, tục lệ đưa ông Táo của người Việt là một trong những tục lệ đẹp, sâu sắc và đáng quý nhất. Chúng ta cần duy trì và phát huy cho đến tận mai sau. Bên cạnh những ngày cúng lễ mỗi dịp tết thì các bạn đừng quên trang trí những vật phẩm phong thủy thu hút tài lộc trong ngôi nhà của mình nhé! Nếu vẫn chưa biết mua gì và ở đâu có thể tham khảo những sản phẩm sau đây:



