Mục lục
Tục treo câu đối đỏ là gì ?
Mỗi năm khi Xuân sang Tết đến, nhà nhà chuẩn bị đón tết, bên cạnh những phong tục tiêu biểu của ngày tết như : dựng cây nêu, mua sắm tết, đưa ông táo về trời, tục gói bánh chưng bánh tét xanh thì trong đó tục lệ treo câu đối đỏ là một trong những tục lệ truyền thống nhất của người Việt thường thấy ở những người xưa, vùng miền Bắc nhiều hơn là trong Nam.
Trước đây, khi trang hoàng nhà cửa đón Tết, từ những nhà Nho cho đến những người dân đều trọng tục treo câu đối đỏ, những câu đối này được viết bằng chữ nho để thể hiện không khí hân hoan đón chào những ngày xuân . Những câu thơ đối vần, đối nghĩa … được viết trên một loại giấy đỏ hay giấy màu hồng đào nên được gọi là câu đối đỏ
Nguồn gốc của tục treo câu đối đỏ ?
Bắt đầu từ xa xưa, vào những ngày Tết Nguyên Đán, người ta đã có quan niệm treo treo bùa gỗ có khắc tượng hai vị thần là Thần Đồ và Uất Lũy, đây là 2 vị thần sống dưới núi Độ Sóc chuyên cai quản trị quỹ, hễ chúng đi phá phách làm hại dân chúng là thần hóa phép trừ đi. Lâu dần tục lệ ngày được biến đổi , thay treo tượng gỗ bằng câu đối đỏ nhưng ý nghĩa vẫn nguyên vẹn như thế.
Thú chơi câu đối đỏ và thời kỳ thinh vượng nhất của tục treo câu đối đỏ chính là ở thế kỷ thứ 15, khắp các kinh kỳ, dinh thự của quan lại cho đến các tư gia. Nhà nhà đều treo câu đối đỏ, tùy thuộc vào gia cảnh, công việc và mong ước mà người ta chọn treo những câu đối đỏ khác nhau.
Câu đối đỏ cũng là một hình thức thể hiện tinh thần, hoàn cảnh sống của người dân nó mang một chút gì đó khiến lòng người ta nhẹ nhõm và yên vui hơn, cho dù cuộc sống có không như ý muốn, gặp nhiều cảnh khó khăn thiếu thốn đi chăng nữa, con người ta vẫn đối mặt bằng nụ cười và một tinh thần xuân phơi phới
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà .
Ý nghĩa của câu đối đỏ ngày tết ?
Câu đối đỏ, bánh chưng xanh , tết ngập tràn hân hoan. Câu đối đỏ là một trong những biểu tượng của ngày Tết đang đến gần, không khí xuân bao trùm lên cảnh vật tạo nên một cảm giác ấm áp khi về bên mái ấm gia đình, ôm trọn bầu trời bình yên của mình mà tận hưởng những ngày đầu năm mới.
Gam màu đỏ chủ đạo trên câu đối đỏ là sắc màu của sự may mắn, là biểu tượng màu sắc của chiến thắng và niềm tin. Trong nhà ngoài cửa với sự kết hợp của màu xanh bánh chưng, màu đỏ câu đối và màu vàng hoa mai tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu ấm êm và hạnh phúc.
Câu đối đỏ còn dùng để làm món quà ý nghĩa lời chúc tụng nhau một năm mới ngập tràn may mắn , câu đối còn là cây cầu kết nối những tâm hồn đồng điệu cùng nhau của những người yêu văn thơ, thể hiện ý chí quan điểm tình cảm của tác giả….
Tục treo câu đối đỏ ngày tết của 2 miền Nam Bắc
Ngày nay, có nhiều biến đổi và tục treo câu đối đỏ đã giảm bớt một phần tại miền Nam và vẫn được duy trì cũng như phát huy tối đa tại miền Bắc.
Một số gia đình trong Nam có treo câu đối đỏ còn đối với người miền Bắc, tục treo câu đối đỏ đã trở thành tục lệ truyền thống và được tổ chức thành lễ hội “ câu đối đỏ” vào những ngày tết. Hằng năm, vào dịp Tết tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám lại tổ chức triển lãm thư pháp và tại đây những nhà nho sẽ tổ tài vẽ Thư pháp câu đối đỏ khơi gợi lên nét hồn dân tộc Việt, cảm xúc và không khí xưa cũ lại tràn về làm nao lòng người chiêm ngưỡng.
Tục treo câu đối đỏ hiện nay được người ta duy trì bằng cách mua câu đối đỏ của các nhà nho về treo lên phù hợp với ước muốn và hoàn cảnh , bởi những điều kiện không thể tự mình viết câu đối đỏ