Mục lục
Nghi lễ cưới của người xưa và ngày nay có gì khác biệt ?
Nghi lễ cưới truyền thống của người Việt cũng giống với các tục lệ khác, có từ lâu đời và được duy trì cho đến ngày nay. Có thể xem những nghi lễ cưới là buổi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người.
Lễ cưới là nghi lễ tổ chức nhằm chính thức công bố về mối quan hệ chính thức được mọi người thừa nhận của cặp đôi dưới sự chứng kiến của bố mẹ hai bên trước bàn thờ ông bà trong ngày cưới.
Cây có cội, sông có nguồn, chim có tổ, con người có tông. Đây là đạo lí nhắc nhở con người về sự ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên, nhắc nhở mỗi người phải sống nhớ cội nguồn đạo hiếu. Đó cũng là một lí trong những lí do người ta chú ý đến việc bày trí bàn thờ ông bà trong ngày cưới đúng cách – bước khởi động cho sự xin phép và một mong ước về cuộc .
Nghi lễ cưới ngày xưa và ngày nay có gì khác nhau ?
• Nghi lễ cưới của người xưa
Theo truyền thống, nghi lễ cưới của người xưa phải gồm đủ sáu lễ sau đây mới đủ lễ.
+ Lễ Nạp Thái : người mai mối đem ý định kết nạp thông gia , sui gia của nhà trai đến thưa chuyện với nhà gái
+ Lễ vấn danh : hỏi tên tuổi ngày sinh của cô gái để nhờ thầy xem tuổi của hai người xung hay hợp
+ Lễ Nạp cát : là lễ đưa tin, báo tin vui nếu như tuổi hai người hợp nhau có thể tiến tới hôn nhân
+ Lễ Nạp Trưng : đây là lễ mà gia đình, đàn trai nạp những lễ vật
+ Lễ thỉnh kỳ : đàn trai xin với nhà gái cho cử hành hôn lễ
+ Lễ Thân Nghinh : hay còn gọi là rễ rước dâu
• Lễ cưới của người Việt ngày nay
Lễ cưới của người Việt ngày nay : đối với tục cưới xin của người Việt ngày nay chỉ đơn giản còn lại 3 lễ để bớt thủ tục rườm rà là chính gồm : chạm ngõ, lễ ăn hỏi ( đính hôn), và lễ cưới
Những ghi thức trong lễ chạm ngõ đối với người Việt :
Lễ chạm ngõ là cái lễ đầu cho cuộc gặp gỡ của hai gia đình để xin phép cho đôi trẻ chính thức tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến đến cuộc hôn nhân . Lễ vật của buổi lễ này đơn giản với một cặp trà, cặp bánh và trầu cau, số lượng này tùy thuộc vào mỗi gia đình và phải là số chẵn.
Bên nhà trai đi qua thông thường chỉ là : ba mẹ cùng chú rễ, tuy nhiên nếu có mặt cô dì chú bác vẫn rất vui nhưng nhà trai cần phải báo cho nhà gái biết trước để chuẩn bị.
Quy định của buổi lễ chạm ngõ : Trong khi ba mẹ hai bên người lớn đang ngồi nói chuyên , cô dâu tương lai sẽ bưng trà và cơi trầu đã têm sẵn ra và thưa với ba mẹ rằng, trà nước đã sẵn sàng nhưng cô dâu không được mời khách, việc mời trà là của người lớn. Đây là dịp và cơ hôi để nhà chồng xem xét về cách cư xử lễ nghĩa và tính cách của cô gái.
Ngày nay, trên thực tế cuộc sống hiện đại rất nhiều đôi trai gái đã tự tìm hiểu nhau kỹ hơn trước khi có cuộc gặp mặt của hai bên gia đình. Tuy nhiên, lễ chạm ngõ mang bản sắc dân tộc, liên quan đến việc quyết định trăm năm và được sự chấp thuận của cả hai bên bố mẹ. Vì vậy lễ chạm ngõ cần phải được duy trì và phát huy.
Quy tắc đối với chàng rể tương lai đó là tuy đến cùng bố mẹ nhưng không được ngồi cùng, thông thường thì chàng rể sẽ đứng một bên với cô dâu.
Ngày nay, đám cưới được tổ chức như thế nào cho đúng với truyền thống? từ âm nhạc, thực đơn cho đến các nghi thức ?
Đa phần các lễ cưới hiện nay được tổ chức theo phong cách hiện đại và học hỏi các phong cách Châu Âu, từ việc bày trí tiệc cưới cho đến các hình thức liên quan. Ngoài 3 lễ chính thức : lễ chạm ngõ, lễ hỏi ( nhà trai đem lễ vật sang xin ngày cưới) , lễ cưới ra thì đối với người Việt có thêm một nghi lễ cũng không thể bỏ qua đó là lễ Nhóm Họ.
♦ Nhóm họ là buổi lễ tổ chức ăn mừng tại nhà cô dâu và nhà chú rễ đêm trước ngày cưới, lễ ngày của nước ngoài thường được gọi là “ buổi lễ chia tay độc thân”. Thông thường buổi lễ nhóm họ tại nhà gái có mặt của chú rễ nhưng buổi lễ nhóm họ của nhà chú rễ không có mặt cô dâu.
Nhìn chung, một hôn lễ truyền thống dựa vào yếu tố tôn giáo , vùng miền, gia phong của mỗi gia đình cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Mặt khác, đối với lối suy nghĩ hiện đại của nhiều gia đình cũng như tiết kiệm chi phí và không khắt khe hay gây tốn kém, các nghi lễ cưới được rút ngắn gọn và chỉ duy trì lễ chạm ngõ và lễ cưới
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : lắp đặt bàn thờ ông bà trước ngày cưới xem video sau đây để tìm hiểu rõ hơn
♣ Đối với lễ cưới của cô dâu chú rễ, cần chú trọng các vấn đề sau đây : Trước tiên đó là cho dù rút ngắn gọn, cho dù tổ chức đơn giản thì đối với việc bài trí bàn thờ tổ tiên trong gia đình ngày cưới phải đặt lên hàng đầu, cần phải thực hiện đúng nghi thức đồng thời chuẩn bị đầy đủ các lễ vật. Tiếp đó là đến vấn đề tiếp khách, người tiếp khách ( đại diện) phải là người lịch sự, biết xắp xếp vị trí khách mời cùng tuổi, cùng đẳng cấp để tránh xô bồ hoặc xảy ra những sơ xót trong đám cưới. Bà con bạn bè nội ngoại hai bên cần ngồi đúng vị trí của mình . Đối với khách đến dự lễ cưới, hãy lịch sự đi đúng giờ và tuân thủ những quy định trong đám cưới nếu như có.
⇔ Dù bận rộn thì hầu hết chúng ta đều dành thời gian để đến chia vui cùng cô dâu chú rể