Mục lục
Lựa chọn bàn thờ gỗ mít chính là sự ưu tiên của rất nhiều gia đình Việt hiện nay. Vì kiểu dáng bàn thờ này rất đẹp mắt, độ bền cao và mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Chúng ta đều biết rằng thờ cúng chính là phong tục tập quán thể hiện lòng kính trọng và sự thương nhớ của con cháu đối với người đã khuất.
Cũng vì đây là nơi rất trang nghiêm nên chúng ta không thể sử dụng các chất liệu như nhôm, kín hay sắt để làm bàn thờ. Trong phong thủy, đây là những vật dung đem lại trường khí không tốt, sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của gia đình. Bàn thờ được làm từ gỗ mít sẽ là lựa chọn hoàn hảo hơn.
Bàn thờ gỗ mít vàng treo tường
Truyền thuyết về bàn thờ được làm từ gỗ mít
Một câu chuyện có từ rất lâu đã kể rằng: Vào năm Minh Mạng thứ 17, khi đúc xong Cửu Đỉnh, vua đã truyền lệnh chạm hình tượng cây mít có quả vào Cao đỉnh (đặt ở giữa) tượng trưng cho quyền lực và sự vĩ đại, được khắc chữ “Ba la mật”.
Cũng nhờ vậy, mà hình ảnh cây mít trở nên có ý nghĩa thân thuộc và kết nối bền chặt. Cùng với đó là sự trân trọng, tự hào của vị vua đối với một thứ cây mộc mạc dân quê.
Thêm vào đó, gỗ mít còn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn”, nên thực sự có ý nghĩa khi sử dụng làm bàn thờ tổ tiên giúp con cháu luôn nhớ về cội nguồn của mình, biết vun đắp và bảo vệ phong tục truyền thống nước ta. Đồng thời, bàn thờ gỗ mít còn thể hiện sự sum vầy, đoạn tụ của gia đình và nói lên sự giàu sang, đủ đầy.
Lưu ý khi sử dụng chọn gỗ để sử dụng làm bàn thờ
Không nên chọn những chất liệu gỗ cứng, sẽ rất dễ bị cong vênh, khó tạo hình và là môi trường lý tưởng của mối mọt. Khi sử dụng về sau sẽ mất vẻ đẹp thẩm mĩ và sự uy nghiêm của bàn thờ ông bà tổ tiên.
Trong phong thủy, việc dùng các loại gỗ kém chất lượng sẽ khiến khung bàn thờ bị chông chênh – ảnh hưởng đến đời sống gia chủ. Về thực tế, thì chỉ sau 1 thời gian ngắn bắt buộc chúng ta phải thay bàn thờ mới, do đó làm tốn kém chi phí và thời gian rất nhiều
Tại sao nên chọn bàn thờ gỗ mít để sử dụng?
Cây mít cũng giống như loài tre rất dễ trồng, không kén đất và có thể sinh trưởng tốt trước mọi thời tiết khắc nghiệt. Gỗ mít không chỉ mang tính kiên cường, cố gắng vươn lên trong cuộc sống ở bất kỳ thời điểm nào. Hơn nữa, nó còn có đặc điểm là quả mọc từ thân cây, với ý nghĩa mang lại sự sinh sôi – nảy nở. Mít là loại cây luôn đem lại tính hữu dụng và đặc biệt hơn hẳn.
Loại gỗ không mọt, lại có mùi thơm
Như chúng ta đã biết, gỗ mít có một mùi hơm rất đặc trưng, thơm ngào ngạt. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang cho biết: Hầu hết các vật phẩm thờ cúng ngày đều được làm từ gỗ mít, vì loại gỗ này không bị mọt lại thơm lâu và còn là biểu tượng của nhà giàu. Ngoài ra, cây mít cũng tượng trưng sự sinh trưởng không ngừng nghỉ, đem lại nhiều sự may mắn cho gia chủ.
Gỗ mít rất nhẹ lại mềm dẻo, có đặc tính khá ổn định, không mối mọt, mặt gỗ nhẵn mịn và ít cong vênh. Tuy nhiên, việc đóng bàn thờ gỗ mít phải được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm, không được ghép 2 mảnh làm 1 vì đó là điều tối kị.
Bàn thờ gỗ cao cấp, chất lượng
Dễ tìm, phổ biến
Gỗ Mít rất dễ tìm thấy ở những vùng thôn quê nước ta. Thậm chí có nhiều nhà trồng mít theo dạng vườn lớn để thu hoạch quả và lấy gỗ. Bàn thờ ở quê gần như gia đình nào cũng có, tất nhiên đa số dân ta vẫn khó khăn nên dùng những loại cây có sẵn trong vườn để đóng.
Dễ chạm khắc đục đẽo
Theo các Nghệ nhân truyền lại, bàn thờ từ xưa đến nay đều làm từ các loại gỗ mít, muông, gỗ tràm, … vì đây là những loại gỗ tốt nhất, dễ trạm khắc, đục đẽo. Đồng thời nó lại rất bền, chống mối mọt và lại ít khi bị cong vênh trong khi độ bền có thể đên trên dưới 200 năm.
Gỗ có màu vàng sang
Bàn thờ gỗ mít mang một màu vàng rất sang trọng, nếu để lâu hơn thì chuyển sang màu đỏ sẫm đem lại sự cổ điển, trang nghiêm rất phù hợp để làm ban thờ. Ngoài gỗ mít, thì những gam màu của gỗ trầm hay gỗ muông cũng được ưa chuộng rất nhiều. Tất cả loại gỗ này đều tạo được nét đẹp tôn kính mà con cháu muốn hướng đến.
Bàn thờ gỗ mít mua ở đâu? Giá bán bao nhiêu tiền?
Việc chọn được một chất liệu gỗ tốt để làm bàn thờ là điều mà bất kỳ gia đình nào cũng mong muốn. Một bàn thờ tốt sẽ thể hiện được sự thành kính đến những người đã khuất, gửi gắm tình cảm thương nhớ đến họ và sẽ nhận lại được sự phù trợ tốt hơn trong cuộc sống.
Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những địa điểm kinh doanh vật phẩm phong thủy chất lượng như cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng. Một thương hiệu cực kỳ quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng hiện nay. Không chỉ là mặt hàng bàn thờ gỗ mít quá tuyệt vời trên đây, cửa hàng chúng tôi còn có rất nhiều sản phẩm khác mà bạn có thể tham khảo như:
Bàn Thờ Thần Tài Ông Địa
Được làm từ chất liệu gỗ tràm nguyên khối mang lại vẻ đẹp tự nhiên với đường vân màu vân gỗ được bao phủ một lớp PU cực dày, đảm bảo độ bền cực cao. Đảm bảo bạn sẽ thích ngay.
Bàn thờ được làm từ chất liệu gỗ nguyên khối
Bộ bàn thờ thần tài mái bằng không cột
Được làm từ Pu Mơ cao cấp với các đường vân gỗ đẹp mắt, bạn có thể sử dụng thêm những vật dụng thờ cúng như bát hương, mâm bồng, ngai chén, … có chất liệu men rạn Bát Tràng sẽ tạo thành 1 tổng thể đầy đủ vừa sang trọng, đẹp mắt lại vẫn toát lên được sự trang nghiêm cần thiết. Cũng vì thế, mà sản phẩm này được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn cho không gian thờ cúng thần tài của gia đình mình.
Bộ bàn thờ thần tài mái bằng không cột
Bộ bàn thờ men rạn Bát Tràng
Một sản phẩm đặc của truyền thống gốm sứ Bát Tràng. Nổi bật với đường nét hoa văn sinh động, màu sắc trang nhã đem lại sự ấm cúng và tự nhiên nhất. Dòng men này cực kỳ nổi tiếng và thành công nhất tại Bát Tràng đối với các vật phẩm thờ cúng Phong Thủy.
Tùy theo từng sở thích mỗi người mà chúng ta có thể lựa chọn mẫu bàn thờ gỗ mít, bàn thờ gốm sứ Bát Tràng, gỗ trầm, … Cùng dựa trên từng mặt hàng mà giá bán sẽ khác nhau, nhưng chúng tôi luôn cam kết giá thành tại đây sẽ tốt nhất trên thị trường hiện nay.
HỆ THỐNG CỬA HÀNG KHÔNG GIAN GỐM BÁT TRÀNG TẠI TPHCM
Hotline: 0912 992 544 – 0938 309 713
Showrooms 1: 021 Nguyễn Văn Linh – Phú Mỹ Hưng – P. Tân Phong, Quận 7, Tp HCM
Showrooms 2: 21 Cộng Hòa – Phường 4 – Quận Tân Bình
Showrooms 3: Số 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Showrooms 4: 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, Tp.HCM