0938.309.713

Bánh trôi bánh chay Tết Hàn Thực cúng như thế nào?

Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực

Bánh trôi, bánh chay Tết Hàn thực là hình ảnh quen thuộc với nhiều gia đình người Việt. Vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, nhiều gia đình sẽ cúng bánh trôi, bánh chay để lễ Phật. Mâm chè này cũng có thể dùng để cúng gia tiên. Ở một số nơi, người dân còn cúng thần hoàng để tỏ rõ lòng thành, nhớ tới cội nguồn. Giống như truyền thống uống nước nhớ nguồn từ lâu của của người Việt. Bánh trôi cũng như bánh chay của người Việt mang đậm bản sắc riêng nền ẩm thực dân tộc. Hãy cùng phân biệt và tìm hiểu ý nghĩa của hai loại bánh này qua bài viết sau nhé!

Bánh trôi nước
Bánh trôi nước Tết Hàn thực

Phân biệt bánh trôi và bánh chay ngày Tết Hàn thực

Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, người Việt không kiêng lửa mà vẫn nấu nướng bình thường. Người Việt Nam dùng bánh trôi, bánh chay cúng Tết Hàn thực còn đem tới nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Tượng trưng cho linh hồn và bản sắc văn hóa Việt Nam. Bánh trôi và bánh chay đều sử dụng bột gạo nếp thơm là thành phần chính. Thể hiện được nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Hình ảnh này còn tượng trưng cho Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng bọc trăm trứng.

Bát bánh chay và bánh trôi
Bát bánh chay (bên trái) và bánh trôi (bên phải)

Bánh trôi, bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi. Khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Bánh trôi viên tròn có rắc hạt mè
Bánh trôi viên tròn có rắc hạt vừng (mè)

Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương. Và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Nên cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức làm bánh trôi, bánh chay. Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực có mùi thơm phức của đỗ xanh và đường mật. Không khí Tết Hàn thực cũng trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Bánh chay chan nước sắn dây
Bánh chay chan nước sắn dây

Ý nghĩa của bánh trôi và bánh chay

Bánh trôi, bánh chay chính vừa tượng trưng cho những thức ăn nguội – hàn thực. Vừa là sản vật từ những mùa lúa bội dâng lên ông bà tổ tiên cầu mong mưa thuận gió hòa. Vì vậy người Việt gọi ngày mùng 3 tháng Ba Âm lịch là Tết bánh trôi – bánh chay. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ thì bánh trôi bánh chay còn tượng trưng cho ý nghĩa nữa. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Bánh tôi Tết Hàn thực màu lá dứa
Bánh tôi Tết Hàn thực màu lá dứa

Với người Việt, Tết Hàn Thực là dịp để thể hiện sự thành kính đối với công ơn dưỡng dục của ông bà, tổ tiên, những vị vua, tướng có công gây dựng đất nước… Không chỉ dâng bánh trôi, bánh chay lên ban thờ vào ngày 3 tháng 3. Một số địa phương của Việt Nam, người dân còn tổ chức tiệc bánh trôi, bánh chay để dâng lên Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 3 Âm lịch hay dâng lên vua Hùng vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch.

Bánh trôi nguyên bản màu trắng
Bánh trôi nguyên bản màu trắng

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, bánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường. “Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống. Ngày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay, nhiều màu sắc. Tuy nhiên điều này không đúng với ý nghĩa nguyên gốc của ngày lễ Hàn thực”.

Cách cúng bánh trôi và bánh chay Tết Hàn thực

Mâm cỗ cúng ngày Tết Hàn thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 hoặc 3 bát bánh trôi cùng 5 hoặc 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.

Nói về con số bát bánh trôi và bánh chay phải là 5 hoặc 3. Bởi vì cha ông ta quan niệm số lẻ là số tâm linh. Người ta thắp hương cũng thường thắp 1 nén hoặc 3 nén, 5 nén chứ ít khi thắp số chẵn. Ngoài bánh trôi và bánh chay, các gia đình cũng có thể mua thêm hoa quả và các thứ bánh trái khác tùy tâm.

Mâm cúng bánh trôi và bánh chay 5 bát mỗi loại
Mâm cúng bánh trôi và bánh chay 5 bát mỗi loại

Sau khi bày lễ lên bàn thờ, các gia đình thường thắp hương và khấn gia tiên theo Bài cúng Tết Hàn Thực được lưu truyền từ xưa đến nay. Tết Hàn Thực ngày 3 tháng 3 khi cúng Tổ Tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau.

Tham khảo: Văn khấn cúng Tết Hàn thực

Lưu ý khi tạo hình bánh:

Bánh trôi nguyên bản phải là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống.

Sự khéo léo trong tạo hình viên bánh trôi
Sự khéo léo trong tạo hình viên bánh trôi

Vào ngày Tết Hàn Thực 3/3 âm lịch này, các gia đình không cần phải chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”. Cũng không cần bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm. Dâng bánh trôi, chay lên bàn thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Mua đồ cúng bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực

Vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình sẽ chuẩn bị bánh trôi và bánh chay để cúng Phật và tổ tiên. Chính vì vậy, một bộ bát đĩa gốm sứ đẹp mắt sẽ giúp mâm cúng chỉn chu hơn nhiều. Tại quận 1 TP. HCM, quý gia chủ có thể mua bộ bát đĩa cúng bánh trôi, bánh chay Tết Hàn thực tại Không Gian Gốm nhé! Hệ thống cửa hàng có rất nhiều mẫu mã với các họa tiết và hoa văn khác nhau.

Bộ bát đĩa hoa mặt trời men trắng
Bộ bát đĩa hoa mặt trời men trắng

Các màu men trên bát đĩa gốm sứ sáng bóng và sang trọng nên có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của quý khách hàng. Quý khách có thể đến các địa chỉ sau hoặc gọi hotline 0938 309 713 để được hỗ trợ nhé!

+ 98 Võ Thị Sáu, P. Tân Định

+ 89 Pasteur, P. Bến Nghé

Bộ bát đĩa hoa mặt trời men ngọc
Bộ bát đĩa hoa mặt trời men ngọc

Xem thêm: Tết Hàn thực cúng món gì đúng truyền thống?

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ