Bày trí bàn thờ gia tiên đúng cách trong ngày cưới – bàn thờ ông bà ngày cưới

Bàn thờ cưới bày trí bàn thờ gia tiên thờ ngày cưới có khác với những ngày dỗ, ngày lễ Tết ?

Cưới hỏi là một lễ trọng với nhiều quy định chặt chẽ cũng như có nhiều kiêng kỵ trong tất cả các tập tục lễ từ trước đến nay của người Việt. Lễ cưới bao gồm rất nhiều lễ nghi và tập tục được thực hiện dưới sự chứng kiến của ông bà tổ tiên thông qua bàn thờ ông bà trong ngày cưới, trước cha mẹ và dòng họ hai bên nội ngoại có mặt trong buổi lễ.

Tục lệ cưới hỏi từ trước đến nay trên cơ bản không có gì thay đổi nhưng theo thời gian đã có một vài lễ tục thay đổi theo để có thể phù hợp với thời đại mà thôi.

Bài viết sau đây nhằm đem đến cho người đọc hiểu được một số quy định trong đám cưới truyền thống của người Việt, đặc biệt đối với việc bày trí bàn thờ cưới ( bàn thời tổ tiên) trong ngày cưới như thế nào cho đúng .

Bàn thờ gia tiên nên được bày trí như thế nào trong ngày cưới

Trước khi tìm hiểu xem bàn thờ cưới, bàn thờ trong lễ cưới của các cặp đôi cũng như họ hàng hai bên gia đình bạn cần hiểu rõ vì sao người ta lại chú trọng đến việc trang trí, bày trí bàn thờ cưới như thế.

* Có thể nói đối với một hôn lễ, lễ cưới là niềm hạnh phúc của một cặp đôi , những gì quan trọng và đẹp đẽ nhất sẽ dành cho cô dâu và chú rễ nhưng bên cạnh đó, trong một lễ cưới truyền thống của người Việt, vấn đề quan trọng hơn nữa là việc “ lau dọn, bày trí và trang trí bàn thờ cưới sao cho hợp lí, trang trọng nhất”  đây là bước đầu tiên để thực hiện việc báo cáo với gia tiên về sự có mặt của một nửa kia trong gia đình mình sau này.

Với việc coi trọng gia phong, lễ nghĩa và truyền thống “ uống nước nhớ nguồn của người Việt”, hôn lễ cần phải được tổ chức long trọng với những điều kiện bắt buộc từ lễ vật cho đến vật phẩm cúng kiến xin chứng dám của tổ tiên.

  1. Lễ cưới là gì ?

Đám cưới hay lễ cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân trước sự chứng kiến của dòng họ ông bà tổ tiên. Mặt khác đây còn là hình thức liên hoan, chúc mừng hạnh phúc của cô dâu chú rễ.  Vậy nên, hôn lễ, lễ cưới là hình thức hợp thức hóa và được mọi người công nhận cho hạnh phúc. Đó là một buổi lễ đã được sự chấp thuận của bố mẹ hai bên cùng tổ tiên dòng họ.

  1. Lễ cưới diễn ra tại nhà trai và nhà gái, trước mặt bàn thờ tổ tiên trong gia đình dòng họ hai bên

Thông thường, trước khi lễ cưới được diễn ra, cả hai bên gia đình ( nhà trai và nhà gái) chú trọng khâu chuẩn bị đó chính là trang hoàng lại nhà cửa, sắm sửa các đồ vật cần thiết và bày trí lại bộ bàn thờ gia tiên sao cho hợp lí , đúng phong tục .

Người ta thường có câu nói “ nhìn vào bàn thờ gia tiên, nhìn vào cách bày trí cũng như hình thức cúng kiến gia tiên có thể phần nào đó đoán biết được đời sống tâm linh, đức hạnh và lòng hiếu kính của gia chủ”.

 Vậy nên, ngoài việc thể hiện tấm lòng, trang trí bàn thờ cưới còn là cách để hai bên họ hàng khẳng định truyền thống đẹp đẽ với nhau, khẳng định đạo hiếu và gia phong đối với thông gia.

Bàn thờ gia tiên, bàn thờ ngày cưới cần trang trí như thế nào.

♦ Biểu tượng song hỷ trên bàn thờ gia tiên ngày cưới

Thông thường, người ta sẽ trang trí thêm biểu tượng song hỷ trên bàn thờ gia tiên ngày cưới ( biểu tượng của sự chúc phúc) là lời chứng giám của ông bà tổ tiên cho con cháu của mình trong ngày vui, tiếp đó mới đến việc bổ sung, thay mới thêm các vật phẩm thờ cúng tâm linh.

♦ Vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Gia Tiên

Người Việt có tục lệ và trở thành nét đẹp trong văn hóa đó chính là việc “ tưởng nhớ những người đã khuất bằng cách lập bàn thờ” thờ phụng dâng hương hoa nhang đèn trà quả vào những ngày lễ tết, ngày dỗ và các dịp đặc biệt. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là cho dù phong tục của 3 vùng miền khác nhau nhưng cơ bản việc bày trí bàn thờ gia tiên nhất là việc bày trí các vật phẩm thờ trên bàn thờ nhân ngày cưới hỏi đều giống nhau.

Trong ngày cưới không bắt buộc nhưng tùy thuộc vào điều kiện, gia cảnh và hoàn cảnh mà mỗi gia đình tự trang hoàng lại “ bộ bàn thờ gia tiên trong nhà với những vật phẩm cần thiết, phù hợp với kinh tế ”.

Không phải đợi đến ngày cưới, bàn thờ cưới mới được sắm sửa các vật phẩm thờ cúng mà theo quy định, những vật phẩm thờ cúng bắt buộc phải có ngay khi lập ra bàn thờ. Có chăng, vào ngày cưới, nên sắm sửa lại cho mới để đón chào những điều tốt đẹp cũng như gửi lời nguyện xin thành tâm đến những người đã khuất.

Tuy không được quy định là phải mua cái này, phải bày trí cái kia lên bàn thờ nhưng chung quy lại, bộ bàn thờ gia tiên, bàn thờ ngày cưới có ý nghĩa rất long trọng đối với con người, cần tránh việc bày trí quá sơ xài, mắc phải các lỗi kỵ không đáng có, ảnh hưởng không tốt đến hôn lễ của đôi bạn trẻ.

Truyền thống, phong tục bộ bàn thờ cưới của người Việt 

Mặc dù nhiều người vẫn đang sống theo quan niệm và cách nghĩ : xã hội ngày càng phát triển, việc đơn giản hóa các hình thức nên được giản lược đi nhiều, như vậy sẽ tiện lợi hơn. Tuy nhiên, muốn nói gì muốn giản lược gì thì giản lược, một số vật phẩm trên bàn thờ gia tiên sau đây nhất định phải có.

Vật phẩm đầu tiên không thể thiếu đó là bát nhang thờ trên bàn thờ ngày cưới. Trên bàn thờ gia tiên đặt 3 bát nhang theo hàng ngang, kích thước không bằng nhau. Bát nhang giữa to hơn bát nhang hai bên tượng trưng cho bát nhang của bà cô ông mãnh, bát nhang của Phật và bát nhang của ông bà tổ tiên.

Tiếp theo đó là mâm bồng hay còn được gọi là đĩa bồng dùng để bày đĩa trái cây trong ngày ăn cưới. Không chỉ riêng ngày cưới, thông thường bàn thờ sẽ có một mâm bồng thờ dùng để dâng trái cây, bánh kẹo trong các ngày rằm, ngày dỗ ngày Tết – đây được xem là một sự an ủi, tưởng nhớ muốn giành những điều tốt đẹp nhất cho những người đã khuất.

Các bạn có thể tham khảo nhiều hình dạng mâm bồng cùng chất liệu mâm bồng để làm sao tạo nên một bộ bàn thờ cưới phù hợp nhất trong đám cưới của Con, anh chị em người thân trong gia đình

Nậm rượu thờ trong ngày cưới là món vật phẩm không thể thiếu. Thông thường, đối với một số gia đình thì hay dùng các chai rượu đặt để trên bàn thờ gia tiên vào những ngày bình thường nhưng đối với một ngày lễ quan trọng như lễ cưới thì các chai rượu nên được thay thế bằng các nậm rượu thờ như vậy vừa sang trọng lại vừa hợp lí hơn.

Vô tửu bất thành lễ  đương nhiên trong ngày cưới hỏi, lễ vật mà đàn trai mang sang đàn gái bao gồm trầu cau, bánh kẹo và trà rượu. Vậy nên, việc đặt các nậm rượu thờ lên bàn thờ gia tiên là hết sức cần thiết, mời gia tiên cùng uống chén rượu mừng với con cháu.

Chân nến – chân đèn cày lớn : Đối với lễ cưới có tục lệ đốt nến đỏ ( nến cưới) trên bàn thờ gia tiên, cô dâu và chú rễ đốt nến đỏ sau đó đem cắm lên bàn thờ gia tiên vào hai chân nến lớn rồi cúi lạy ông bà tổ tiên đã chứng dám cho sự thành đôi của mình

Trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới đúng với phong tục của 3 Miền

Mặc dù hôn lễ, lễ cưới là hình thức chung quy cho một cuộc hôn nhân không phân biệt tôn giáo vùng miền, tuy nhiên những lễ nghi cũng như hình thức bày trí bàn thờ cưới của mỗi vùng miền ngoài những điểm chung bắt buộc đều mang một sắc thái riêng biệt với những đặc trưng khác nhau.

Phong tục cưới của mỗi miền với những yêu cầu và đặc trưng nghi lễ khác nhau dẫn đến việc trang trí cũng như những lễ vật thách cưới cũng khác nhau.

Tiêu biểu như một số tục lệ đối với bàn thờ ngày cưới của người miền Bắc như : Trên bàn thờ ngày cưới của người Bắc, ngoài các vật phẩm thờ cúng cần thiết như bên trên thì đặc biệt chú ý đến mâm ngũ quả , thông thường mâm ngũ quả sẽ rất cầu kỳ, được kết thành hình long phụng rất đẹp.

Thêm nữa đó là việc trưng hoa lai ơn ( hoa lay ơn) trên bàn thờ gia tiên. Trong ngày cưới, hoa trên bàn thờ gia tiên thường được chưng 2 bình lai ơn hai bên và màu đỏ là màu được ưu tiên.

Lễ vật cưới của người miền trung có đầy đủ : trà rượu trầu cau nến tơ hồng ( cô dâu chú rễ sẽ đốt trên bàn thờ gia tiên) và đặc trưng trong đám cưới của người Trung đó là bánh xu xê ( bánh phu thê)  có thêm bánh kem và các loại bánh dẻo.

Lễ vật cưới của người miền Nam : đối với người Nam lễ vật cũng không có gì quá khác biệt, thông thường phụ thuộc vào việc nhà trai và nhà gái thỏa thuận lễ vật thách cưới cùng nhau nhưng thường thì cặp đèn cầy lớn ( đèn cầy cưới) là không thể thiếu.

** Đối với nhiều gia đình, đám cưới đầu tiên của con cái khiến họ rất nhiều bỡ ngỡ cũng như chưa thực sự nắm bắt được các lễ nghi một cách chính xác nhất. Trên thực tế, không có một khuôn khổ chính xác đến từng cm nào cho một lễ cưới cả, vậy nên các gia đình thông thường sẽ tìm hiểu và tham khảo ý kiến cũng như kinh nghiệm từ ông bà truyền lại và theo từng lễ nghi của vùng miền.

Nắm bắt được nhu cầu thực sự của nhiều người, chúng tôi gửi đến bạn video hướng dẫn lắp đặt bàn thờ gia tiên trong ngày cướivới mục đích giúp bạn bổ sung đầy đủ và chỉnh tề hơn các vật phẩm cần thiết cho một “ bộ bàn thờ cưới hoàn chỉnh 

Thực tế, bày trí bàn thờ ông bà ngày cưới như thế nào phù hợp với phong tục của từng vùng miền nhất ?

♦ Như đã nói bên trên, mỗi một vùng miền sẽ có những cách bày trí, trang trí bàn thờ ông bà tổ tiên ngày cưới khác nhau, không nhất định phải theo một khuôn khổ lối mòn nào cả, tuy nhiên chỉ cần chú ý tuân thủ vị trí đặt để các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ ông bà là được . Để bày trí được bàn thờ ông bà ngày cưới đúng cách cũng như không phạm phải các điều kiêng kỵ cần lưu ý những điều sau đây :

Bàn thờ ông bà ngày cưới được quét dọn sạch sẽ thường xuyên chứ không phải đợi đến gần ngày cử hành hôn lễ mới bắt đầu dọn dẹp trang trí, vị trí đặt để bàn thờ cần hợp lí, thông thường bàn thờ cưới đặt ở phòng khách, vị trí trung tâm của phòng khách trên tủ thờ cao ráo sạch sẽ.


Nhu cầu trang trí bàn thờ cưới đúng cách bạn có thể liên hệ Không Gian Gốm địa chỉ chuyên :

Cung cấp lắp đặt bàn thờ cưới hỏi

Tư vấn phong thủy bày trí bàn thờ ngày cưới hỏi hợp lí

Hỗ trợ vận chuyển lắp đặt bộ bàn thờ cưới tận nơi cho khách hàng

Toàn bộ sản phẩm đồ thờ, bàn thờ cưới đều là chất liệu gốm sứ thủ công cao cấp của Bát Tràng

Địa chỉ Không Gian Gốm :

Địa chỉ 1 : Số 21 Cộng Hòa, P 04, Q.Tân Bình, Tp.HCM  

Địa chỉ 2 :  Số 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phong, Q.07, Tp. HCM  

Địa chỉ 3 : Số 6 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. HCM  


Vị trí đặt các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ ông bà ngày cưới như thế nào ?

Trên bàn thờ ngày cưới của mỗi gia đình đều bắt buộc phải có những vật phẩm như : Bát nhang thờ, mâm bồng thờ, bình hoa thờ, đèn dầu thờ……..

Và một số vật  phẩm khác phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình để trang trí thêm cho đầy đủ hơn . Đối với các gia đình khá giả có thêm bộ đỉnh hạc và lư hương thêm sang trọng cùng với những vật phẩm như : Chóe thờ cúng, bát sen thờ, bộ kỷ chén thờ, bộ ấm chén thờ …..

Nhìn chung, các gia đình đều cố gắng hết mức có thể để sắm sang sửa soạn một bộ bàn thờ cưới đầy đủ các vật phẩm bởi : nghĩa tử đã là nghĩa tận, sự liên kết giữa ông bà con cháu chỉ còn lại một mối dây đó chính là bàn thờ ông bà tồn tại trong một vị trí thiêng liêng của ngôi nhà. Bên cạnh đó, bàn thờ cưới thực sự có ý nghĩa đối với lễ tân hôn, thành hôn của một gia đình. Đó là tấm lòng mong mỏi sự chấp thuận của người đã khuất đối với hạnh phúc của đôi trẻ.

Vị trí đặt bàn thờ cưới

Vị trí đặt bàn thờ cưới : Vị trí tính từ bên trong đi ra, các vật phẩm thường được đặt một cách trang trọng và có thứ tự như :

Di ảnh ông bà tổ tiên cùng vài vị đặt song song trong cùng của bàn thờ. Tiếp theo là đến mâm bồng ( đĩa bồng, đĩa đựng hoa quả) .

*** 3 Bát nhang trên bàn thờ gia tiên đặt theo một đường thẳng song song cách nhau khoảng 5cm ở vị trí giữa bàn thờ.

Hai bên bàn thờ cưới đặt hai lọ hoa thờ hoặc đối với nhiều gia đình chỉ đặt một lo họ thờ cũng được, tùy bên trái hay bên phải đều được.

Bên phía phải bàn thờ cưới vị trí bên trong bát nhang có thể đặt : bộ ấm chén thờ , ngai chén thờ, bộ chén thờ ( thông thường là 6 chiếc)

Phía bên trái đối diện là vị trí đặt nậm rượu thờ, hũ chóe thờ và bát sâm thờ …

Bộ bàn thờ ngày cưới chưa có di ảnh của ông bà tổ tiên

Lưu ý : đèn dầu thờ trên bàn thờ ngày cưới hoặc bàn thờ ông bà ngày thường đều đi theo cặp. Mặc dù đã có cặp nến cưới tuy nhiên đèn dầu thờ ngày cưới cũng vẫn được giữ nguyên.

Tham khảo : ý nghĩa cặp đèn dầu thờ trên bàn thờ ngày cưới  

Gợi ý 5 kiểu bày trí bàn thờ ông bà ngày cưới trang trọng

Trong ngày cưới, theo quan niệm của người Việt bày trí bàn thờ ông bà rất quan trọng đó được xem là những lễ nghĩa truyền thống của người Việt. Bày trí một bộ bàn thờ ông bà trong ngày cưới trang trọng đem đến cho buổi lễ cưới sự sang trọng, đầm ấm và đó cũng như một lời khẳng định cho hạnh phúc, mong muốn cuộc sống yên vui sau này cũng là niềm tự hào của gia chủ trước quan viên hai họ

Bày trí bàn thờ ngày cưới với bộ bàn thờ ông bà men rạn nổi tiếng của Bát Tràng

 Trong những bộ bàn thờ cưới, có thể nói trang trọng nhất chính là bộ bàn thờ men rạn của Bát Tràng. Với chất men rạn ra độc đáo của làng gốm truyền thống Gia Lâm Hà Nôi, các tác phẩm men rạn từ lâu được sếp đầu trong vật phẩm thờ cúng tâm linh hàng đầu. Không Gian Thờ sẽ trở nên trang trọng hơn với bộ bàn thờ cưới chất liệu men rạn cổ bát tràng

  Màu vàng của men rạn cùng các họa tiết đắp nổi sắc sảo mang ý nghĩa phong thủy tốt , đặc biệt phù hợp cho cô dâu chú rễ mệnh Kim.

 Bày trí bàn thờ ngày cưới với bộ bàn thờ men xanh Bát Tràng ( hàng cao cấp )

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn bộ bàn thờ ông bà trong ngày cưới được làm từ chất liệu men xanh cao cấp của Bát Tràng.  Men xanh hay còn được gọi là men lam xuất hiện từ thế kỷ 14 và là một đặc trưng về màu men của gốm Bát Tràng với những tuyệt tác gốm thủ công cao cấp.

Đây là hình ảnh một bộ bàn thờ chất liệu men xanh cao cấp được nhiều gia đình lựa chọn cho bàn thờ ông bà ngày cưới.

Đối với dòng men xanh cao cấp, người thợ gốm sử dụng họa tiết hoa Sen để làm điểm nhấn trang trí cho tác phẩm, đồng thờ hoa sen cũng là loài hoa có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ngay từ những thế kỷ trước, bộ bàn thờ cưới bằng chất liệu men xanh cao cấp đã xuất hiện rất nhiều, đặc biệt trong các đám cưới của hoàng gia, các quan lại địa chủ quý tộc.

 Bàn thờ ông bà ngày cưới với men xanh Lam Bát Tràng ( loại vẽ thường)

Một trong những mẫu bàn thờ ngày cưới với chất liệu men xanh lam vẽ thường họa tiết rồng cũng là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Loại bàn thờ cưới men xanh vẽ thường của Bát Tràng hầu hết phù hợp với điều kiện của mọi gia đình đồng thời cũng không kém phần trang trọng.

Bộ bàn thờ ông bà ngày cưới chất men ngọc của nghệ nhân nhân dân Trần Độ

Lễ cưới, tiệc cưới và ngày kế hôn là cái gì đó rất thiêng liêng . Người ta có quan niệm rằng cả đời chỉ tổ chức đám cưới 1 lần, vậy nên người ta lựa chọn những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, bộ bàn thờ ông bà trong ngày cưới bằng chất liệu men ngọc nổi tiếng của nghệ nhân Trần Độ – ông vua men Bát Tràng được rất nhiều người yêu thích.

Bộ bàn thờ với đầy đủ vật phẩm cần thiết cho ngày lễ cưới

Bày trí bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông bà trong ngày cưới theo mẫu bàn thờ chung cư

Ngoài 4 mẫu bàn thờ cưới truyền thống hiện đại như trên, ngày nay người ta chuộng sống trong các căn nhà chung cư hơn, vừa tiện lợi giao thông, di chuyển và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống hơn. Tuy vậy, điểm hạn chế của các căn hộ chung cư là không có không gian rộng rãi để bày trí bàn thờ gia tiên ngày cưới. Vậy nên, giải pháp cho bạn đó chính là kiểu bày trí bàn thờ ông bà ngày cưới theo mẫu bàn thờ chung cư, bàn thờ treo tường trong ngày cưới……

Trên đây là những gợi ý cho bạn về các mẫu bàn thờ ông bà trong ngày cưới. Nếu có nhu cầu lắp đặt, tư vấn trang trí bàn thờ ông bà trong ngày cưới hãy liên hệ với Không Gian Gốm Bát Tràng – Đồ thờ Bát Tràng chuyên mẫu bàn thờ cưới 


◊ Cung cấp lắp đặt bàn thờ cưới hỏi

◊ Tư vấn phong thủy bài trí bàn thờ ngày cưới hỏi hợp lí

◊ Hỗ trợ vận chuyển lắp đặt bộ bàn thờ cưới tận nơi cho khách hàng

◊ Toàn bộ sản phẩm đồ thờ, bàn thờ cưới đều là chất liệu gốm sứ thủ công cao cấp của Bát Tràng

Địa chỉ Không Gian Gốm :

Địa chỉ 1 : Số 21 Cộng Hòa, P04, Q Tân Bình, Tp.HCM  

Địa chỉ 2 :  Số 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phong, Q.07, Tp. HCM  

Địa chỉ 3 : Số 6 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú


Bài văn tế tơ hồng trong ngày cưới

Θ Bên cạnh việc làm lễ, dâng  hương và cúi xin sự chứng dám của ông bà tổ tiên thì trong lễ cưới truyền thống của chúng ta không thể bỏ qua nghi lễ đọc văn tế tơ hồng trong ngày cưới. Việt Nam phần lớn là người kinh nhưng lại đa số chia làm hai tôn giáo có những phong tục khác nhau, nhìn chung dù là tôn giáo nào, được tổ chức ở đâu đều là một nghi lễ trọng đại của đời người.

Bài văn tế tơ hồng mục đích cảm ơn sự se duyên của ông tơ bà nguyệt cho nhân duyên của đôi lứa. Vậy nên, trong buổi lễ cưới, sẽ đọc phẩm văn tế ông tơ bà nguyệt trước bàn thờ gia tiên và mọi người

Suy Nguyệt Lão se duyên ngày… tháng…… năm….. thành phố….. . Vì việc kết hôn của ….. ( tên chú rể ) và ………… ( tên cô dâu ) nay hôn sự đã thành, kính dâng lễ bạc lòng thàng lên Đức Tơ Hồng Nguyệt Lão Thiên Tiên.

◊ Ngài rất công rất thẳng.

◊ Không vị, không thiên,

◊ Đem kính ngọc xét soi thế sự ,

◊ Lấy chỉ hồng se kết nhân duyên ,

◊ Xui nhạn cá mối manh đưa lại ,

◊ Nên uyên ương sum họp chỉ nguyền

◊ Bởi nợ trước duyên sau cùng sinh một hội

◊ Vậy người Nam kẻ Bắc kết duyên bách niên

◊ Đuốc hoa xán lạn hai nhà nhờ ơn Nguyệt Lão,

◊ Thước ngọc hợp thành một cặp bởi đức Hoàng Thiên,

◊ Gối phượng chăn loan tưng bừng đôi lứa,

◊ Chèo lan lái quế êm ấm một thuyền,

◊ Mong sớm ứng điềm lành, mộng hổ, mộng hùng, mộng sà, mộng lộc,

◊ Được sau nên họ lớn, sinh đào, sinh lí, sinh huệ, sinh liên

◊ Nguyện cùng trăm năm giai lão

◊ Ước rằng hai họ mãn viên

◊ Trông ơn đại đức

◊ Tấc dạ vi kiền. Cẩn cáo

Sau lễ cưới tại nhà cô dâu, chú rễ, họ hàng thân thiết và bạn bè đều được mời dự tiệc cưới và chúc phúc  . Kết thúc buổi lễ, cô dâu chú rễ tiền khách ra về và kết thúc buổi lễ cưới.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ