Biểu tượng Song Long Chầu Nguyệt trên đồ thờ Bát Tràng

Họa tiết song long chầu nguyệt trên đồ thờ Bát Tràng

Song long chầu nguyệt là biểu tượng quen thuộc trong văn hóa Việt Nam ta từ bao đời. Từ xa xưa, rồng đã là biểu tượng của sự uy quyền chỉ có ở bậc đế vương. Rồng còn được thấy ở các không gian tín ngưỡng như chùa chiền, đền miếu. Tuy vậy, đồ thờ Bát Tràng cũng ứng dụng họa tiết này vào các vật phẩm. Một mặt tăng tính uy nghiêm cho bàn thờ. Một mặt trang trí cho bàn thờ và không gian thờ thêm tôn quý.

Bộ đồ thờ men rạn vẽ vàng đắp nổi song long chầu nguyệt
Bộ đồ thờ men rạn vẽ vàng đắp nổi song long chầu nguyệt

Song long chầu nguyệt là gì? 

“Song long chầu nguyệt” hay còn có cách gọi khác là “lưỡng long chầu nguyệt” hay “Rồng chầu mặt nguyệt”. Là hình tượng hai con rồng uốn lượn đối diện nhau, đối xứng qua mặt nguyệt ở giữa. Biểu tượng này có thể được kết hợp cùng các hoa văn khác như vân mây, hoa sen,… nhưng chi tiết chính vẫn là đôi rồng và mặt nguyệt.

Ý nghĩa song long chầu nguyệt trong tín ngưỡng 

Ý nghĩa của linh vật rồng

Rồng (Long) là một biểu tượng đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Xuất hiện từ các triều đại Lý, Trần và được đưa vào như một hình mẫu nghệ thuật tôn quý. Và cũng chính vì vậy nó được sử dụng trong các kiến trúc đình, chùa hay trên trang phục của vua chúa. Sau này, họa tiết rồng được sử dụng để chạm khắc trên các vật trang trí và đồ thờ.

Rồng là linh vật đứng đầu bộ tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng. Mang sức mạnh của quyền lực và sức mạnh trí tuệ. Có quyền uy bậc nhất, nắm giữ sức mạnh vượt trội hơn muôn loài. Trong phong thủy, rồng là vị thần giúp mùa màng tốt tươi. Người dân tin rằng thờ phụng Rồng sẽ mang đến những lợi ích cho nông nghiệp, cho mưa thuận gió hòa.

Bộ đồ thờ gia tiên gốm Bát Tràng bao gồm những gì
Bộ ba bát hương thờ song long chầu nguyệt

Trong phong thủy, Rồng đại diện cho quẻ Chấn, có khả năng trấn giữ gia môn, thanh trừ sát khí. Đồng thời thu hút luồng dương khí tốt đẹp. Biểu tượng rồng thường được kết hợp trong các sản phẩm thờ cúng và đặt tại bàn thờ gia tiên. Đây như một linh vật bảo vệ gia đình, bảo vệ nơi ăn chốn nghỉ của gia tiên, những người đã khuất.

Ý nghĩa của mặt nguyệt

Trăng trong lưỡng long chầu nguyệt là biểu tượng của thánh thần. Là đại điện cho năng lượng tâm linh của con người. Mặt Trăng có ý nghĩa rất sâu xa đối với người Việt cổ nên từ lâu. Không chỉ là biểu tượng dự báo thời tiết hay thời gian (tuần trăng). Mặt trăng còn được dùng để tiên đoán vận mệnh của một đất nước, triều đại.

Trong phong thủy, mặt nguyệt tượng trưng cho ngũ hành. Quy tụ sức mạnh thiêng liêng phù trợ sự tương sinh, tương hợp của hai thái cực âm dương. Mang lại sự sống và sự sinh sôi, tài lộc, đại cát đại lợi. Đồng thời là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh bảo vệ của gia tiên dành cho hậu thế.

Hình ảnh Song Long Chầu Nguyệt
Hình ảnh Song Long Chầu Nguyệt

Hình ảnh rồng chầu mặt nguyệt là biểu tượng của sức mạnh quy tụ, sự giao hòa của trời đất. Cân bằng trong vũ trụ mang đến sức mạnh, sự quyền uy và tài lộc cho con người. Hình ảnh này không chỉ biểu trưng cho sức mạnh thần thánh mà trong đó còn tồn tại những giá trị nhân văn. Phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người, một nền văn minh cổ xưa được lưu truyền đến ngày nay.

Một vài vật phẩm thờ cúng có họa tiết Song Long Chầu Nguyệt

Bát hương

Trên mỗi bát hương, dù được làm bằng chất liệu gốm sứ hay đồng… Thì đều có những hoa văn, họa tiết trang trí trên bề mặt. Và biểu tượng thường thấy nhất trên bát hương đó chính là Song long chầu nguyệt.

Hình ảnh cặp rồng ở trên bát hương là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ. Cụ thể là biểu tượng của hai lực tương tác Âm và Dương cân bằng, hòa hợp trong vũ trụ. Mặt nguyệt ở đây không mô phỏng hạt ngọc châu hay mô phỏng mặt trăng. 

Bát hương gốm sứ men xanh lục đắp nổi vẽ vàng
Bát hương vẽ vàng họa tiết song long chầu nguyệt

Tóm lại, Song long chầu nguyệt trên bát hương mang ý nghĩa là sự quy tụ sức mạnh thiêng liêng. Sức mạnh này phù trợ cho sự giao hòa, tương sinh, tương hợp của âm dương ngũ hành. Thúc đẩy sự sống và sự sinh sôi, tượng trưng cho tài lộc, mang lại đạt cát đại lợi. Đồng thời biểu biểu hiện của quyền lực và sức mạnh bảo vệ của gia tiên dành cho hậu thế.

Mâm bồng

Họa tiết lưỡng long chầu nguyệt là một trong số những họa tiết quen thuộc, dễ thấy trên đồ thờ Bát Tràng. Không chỉ là vật trang trí mà mâm bồng với họa tiết này còn mang ý nghĩa phong thủy. Đó là biểu tượng của trái đất, của sự sống, của âm dương hòa hợp. Nhìn ở khía cạnh khác thì đây còn là biểu tượng của ngũ hành tương sinh tương khắc. Mâm bồng song long chầu nguyệt luôn có ý nghĩa mang lại điềm lành, hạnh phúc. Chứa đựng nguồn sống bất tử và là sợi dây kết nối hai thế giới. Ngoài họa tiết song long quen thuộc thì mâm bồng còn có họa tiết long phụng chầu nguyệt quen thuộc.

Bộ đồ thờ gia tiên gốm Bát Tràng bao gồm những gì
Mâm bồng men rạn vẽ vàng long phụng chầu nguyệt

Trên mái đình chùa

Mái đình hay mái một số ngôi chùa cổ sẽ có hình ảnh song long chầu nhật. Tranh rồng chầu mặt nguyệt là biểu tượng cho sự phồn vinh, may mắn. Rồng cũng là đại diện của sự mạnh, sự tôn quý nên những nơi linh thiêng sẽ xuất hiện tranh này. Chạm khắc rồng chầu mặt nguyệt trên bàn thờ, đồ thờ cũng tôn lên nét trang nghiêm nơi thờ cúng. Thể hiện sự kính trọng và cái tâm người hương khói.

Tượng Song Long Chầu Nguyệt trên mái đình
Tượng Song Long Chầu Nguyệt trên mái đình

Và còn khá nhiều những vật phẩm thờ cúng có họa tiết Song long chầu nguyệt trên bề mặt. Để được tư vấn và hỗ trợ mua đồ thờ Bát Tràng với họa tiết trên, hãy gọi hotline 0938 309 713. Hoặc để có trải nghiệm thực tế hơn khi mua hàng, quý vị hãy đến:

Hệ thống Không Gian Gốm Bát Tràng tại TP. HCM:

  • 96-98 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1
  • 130 Cộng Hòa, phường 4 quận Tân Bình
  • 6 Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ