
Cách lập văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất
Thanh
Th 6 04/04/2025
Nội dung bài viết
Ngày Tết Đoan Ngọ thường được người xưa đặt cho cái tên là “Tết diệt sâu bọ”. Là ngày mà ông bà, con cháu cùng nhau quây quần sum họp bên mâm cơm cùng “giết sâu bọ” thanh lọc cơ thể. Bên cạnh việc làm mâm cỗ cúng để dâng tổ tiên thì các gia đình cần phải chuẩn bị bài văn khấn Tết Đoan Ngọ để cầu một năm may mắn, tốt lành. Theo dõi qua bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ một cách chi tiết hơn.
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam
Người xưa cho rằng, vào đầu tháng 5 chính là kết thúc mùa vụ lúa chiêm để bước vào đầu mùa vụ mới. Thời điểm này sâu bọ lại phát tán rất nhiều. Những người nông dân gặp khó khăn trong việc trồng lúa của họ. Khi đó họ đã được một ông lão hướng dẫn lập đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây. Người dân làm theo và lập tức tiêu diệt được sâu bọ
Vì thế, người dân đã đặt cái tên “Tết diệt sâu bọ” để tưởng nhớ đến sự việc này. Đôi khi có người vẫn gọi là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng kiếng thường rơi vào giờ Ngọ. Cứ mỗi đến ngày này nhà nhà, xóm làng sẽ nhộn nhịp. mỗi gia đình sẽ dậy từ sớm để chuẩn bị các vật phẩm dâng thờ cúng tổ tiên.
ý nghĩa Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam
Theo quan niệm cổ truyền, người dân ăn hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 là một cách để diệt trừ sâu bọ. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say. Tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Ở nhiều nơi, các gia đình có thói quen ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen… Để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ở 3 miền ngày 5/5
Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch tức ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình Việt Nam thường sẽ làm mâm cơm cúng trang trọng. Không quá cầu kỳ nhưng lại đầy đủ các vật phẩm thờ cúng đến các vị thần Linh, tổ tiên. Mâm cơm cúng đơn giản sẽ bao gồm cơm trắng, rượu nếp, bánh trái, chè xôi, trà rượu. Và cũng tùy vào mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến và lễ vật khác nhau. Để làm mâm cúng dâng lên thờ cúng ông bà, tổ tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Mâm cỗ cúng miền Bắc
- Hương, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Các loại hoa quả (mận, vải, đào…)
- Xôi, chè
- Bánh tro, bánh ú: Một số người ở bản làng như người Nùng ở Mường Khương – Lào Cai còn làm bánh khúc để dâng thờ cúng ông bà, tổ tiên.
- Cơm rượu nếp: ở miền Bắc cơm rượu sẽ khác với cơm rượu miền Nam. Chúng không thuộc dạng vo viên mà được làm tơi như cơm trắng bình thường. Đặc biệt cơm rượu miền Bắc lại có màu sắc của hoa vàng và là món ăn đặc trưng không phải nơi nào cũng có và ngon đúng chuẩn gốc Bắc.
Mâm cỗ cúng miền Bắc Tết Đoan Ngọ
Mâm cỗ cúng miền Trung
- Hương, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Các loại hoa quả (mận, vải, đào…)
- Bánh tro, bánh ú
- Chè kê: là món đặc biệt quen thuộc và xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của tỉnh Quảng Nam.
Về phần cơm rượu ở miền Trung lại khác so với miền Bắc. Cơm rượu được làm theo phương pháp lên men cổ truyền. Chỉ sử dụng nếp trắng và được nén thành từng khối chứ không rời như ở miền Bắc.
Bên cạnh đó, người miền Trung còn sử dụng thịt vịt để dâng lên thờ cúng. Vì theo quan niệm xưa, thịt vịt có tính mát, ăn vào sẽ làm mát, giải nhiệt cho cơ thể, có khả năng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.
Mâm cỗ cúng miền Trung Tết Đoan Ngọ
Mâm cỗ cúng miền Nam
- Hương, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Các loại hoa quả (mận, vải, đào…)
- Bánh ú bá trạng: bánh ú ở miền Nam được là từ các nguyên liệu tương tự như bánh ú nhưng to hơn một chút. Bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân.
- Chè trôi nước: là những viên chè tròn to được làm bằng bột nếp trắng, có nhân là đậu xanh thơm bùi, ăn cùng với nước đường gừng và nước cốt dừa.
- Cơm rượu: khác ở miền Trung và miền Bắc, cơm rượu ở miền Nam được vo tròn trước khi ủ. Trong quá trình ủ, cơm rượu đã dậy mùi sẽ cho nước đường vào. Vị khi ăn cảm giác giống xôi chè của miền Bắc.
Mâm cỗ cúng miền Nam Tết Đoan Ngọ
Bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ nhất
Văn khấn Tết Đoan Ngọ trong nhà
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà
Văn khấn Tết đoan ngọ ngoài sân
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:… Tuổi:.. Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ ngoài trời
Xem thêm: Bài văn khấn cúng lễ tạ đất đầu năm
Địa điểm bán đồ thờ cúng uy tín, giá rẻ tại Không Gian Gốm
Địa điểm bán đồ thờ cúng uy tín, giá rẻ tại Không Gian Gốm
Chỉ cần nhắc đến cơ sở cung cấp các sản phẩm đồ thờ cúng được nhiều khách hàng tin dùng thì sẽ nghĩ ngay đến chuỗi Không Gian Gốm Bát Tràng. Có mặt ở nhiều nơi như quận 7, quận 1, Tân Bình, Tân Phú. Tạo cơ hội cho khách hàng ghé đến trực tiếp tại cửa hàng để mua sắm thảo thích các sản phẩm phù hợp với không gian thờ tự trong nhà.
Tất cả sản phẩm tại Không Gian Gốm đều được chứng nhận là sản phẩm tốt, an toàn đến sức khỏe người tiêu dùng. Tính thẩm mỹ cao, giá thành luôn là cơ sở được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, còn có đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhiệt tình cho mọi khách hàng. Nếu có những thắc mắc về sản phẩm và cách thwusc đặt hàng online xin liên hệ đến số hotline để được giải đáp thật chi tiết.