
Tìm hiểu kỹ thuật chế tác Đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng
Thanh
Th 5 01/05/2025
Nội dung bài viết
Đồ thờ Phạm Đạt Bát tràng được làm ra như thế nào ?
Chắc hẳn, đối với những người có tình yêu sâu sắc cũng như việc quen sử dụng gốm sứ phục vụ trong nhu cầu cuộc sống của chúng ta đều biết rằng : gốm sứ Phạm Đạt là một nét đặc biệt của tổng thể làng gốm cổ truyền Bát Tràng . Trong đó, các bộ đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng được đánh giá hội đủ các yếu tố : sang trọng đẳng cấp và linh thiêng. Hôm nay, Không Gian Gốm Bát Tràng – đại diện bộ mặt của dòng gốm sứ men rạn Phạm Đạt Bát Tràng tại khu vực phía Nam gửi đến bạn những thông tin bổ ích về quá trình tao nên các tuyệt tác tâm linh đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng
Nghệ nhân Phạm Đạt Bát Tràng là ai ?
Quá trình chế tác các sản phẩm đồ thờ Phạm Đạt không đơn giản
Mỗi một tác phẩm gốm sứ Bát Tràng nói chung và riêng về dòng đồ thờ men rạn đặc trưng của nghệ nhân Phạm Đạt đều được làm thủ công hoàn toàn và mỗi chi tiết vẽ, đắp nổi, khắc chìm đều được tỉ mỉ từng chút từng chút một.
Là một người con xuất thân từ làng nghề, có đủ kiến thức cơ bản về gốm sứ ngay từ lúc còn nhỏ, có đủ tình yêu mãnh liệt với những mảng đất nung bình dị ấy, có đủ tay nghề để biến chúng thành những tuyệt tác nghệ thuật đỉnh cao trong nghề gốm đã cho ra đời dòng gốm Phạm Đạt như ngày hôm nay.
Đặc trưng nổi bật nhất đối với tác phẩm gốm sứ của Phạm Đạt đó là quá trình chế tác ra những mẫu tác phẩm đồ thờ men rạn, các đốm rạn to nhỏ đều nhau, nằm ở bên dưới lớp men gốm trơn, tạo cảm giác chắc chắn và tâm trạng yên tổ nhất
Quy trình tao ra dòng sản phẩm đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi người thợ gốm phải hết sức cẩn thận, chăm chút cho từng sản phẩm đứa con tinh thần của mình. Hơn hết, với danh tiếng và chất lượng của đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng thì quy trinh này còn đòi hỏi sự nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Để tạo nên một tác phẩm gốm sứ men rạn đặc trưng cần trải qua 4 công đoạn chủ yếu sau đây :
Công đoạn chuẩn bị đất làm gốm
Đất được dùng để làm gốm Bát Tràng phải là các loại đất tốt tốt nhất, sàn lọc kỹ càng và đem nhào nặn với nước. Đất phải là loại mềm, dẻo xốp và chắc tay. Đất sau khi được chọn sẽ được xử lý kỹ càng, thông thường sẽ được ngâm trong nước với thời gian từ 3 – 4 tiếng, lúc đó đất đã ra và đất quện với nước tạo thành chất lỏng. Đem hỗn hợp chất lỏng này qua công đoạn “ bể lọc hay bể lắng” sẽ lọc đi các chất bẩn, tạp chất và thu được hỗn hợp đất sạch. Tiếp theo, người ta sẽ đem đât này đi phơi cho qua bể phơi ( thông thường phơi trong 3 ngày) và bước cuối cùng là đem đất qua bể ủ và khử chất có hại trong đất
Công đoạn tạo dáng gốm – chuốt gốm
Công đoạn này đối với người Bát Tràng thông thường sẽ là phương pháp cổ truyền trên bàn xoay với lối “ vuốt gốm, be chạch”. Trước đây thường được những người thợ nữ làm, xong sau này hầu hết chỉ có thợ nam chịu trách nhiêm công đoạn này.
Sau khi tạo dáng gốm trên bàn xoay, người thợ bắt đầu công đoạn đắp nặn và tạo hình sản phẩm hoàn thiện hơn, đặc biệt trong các tác phẩm đồ gốm đắp nổi của nghệ nhân Phạm Đạt, công đoạn đắp nặn từng bộ phận phải được người nghệ nhân có tay nghề kỹ thuật tốt thực hiện. Sau khi đã tạo hình trên bàn xoay, người nghệ nhân tiếp tục tạo khắc, đắp nổi và tạo hình các hoa văn trang trí lên sản phẩm
Tiếp theo, đó là công đoạn phơi khô sản phẩm : trước đây, gốm Phạm Đạt chủ yếu là phơi sấy trên giá sao cho tạo hình của tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn, song hiện nay, với nhu cầu của thị trường cao, gốm Phạm Đạt đầu tư các lò sấy, tăng thời gian khô của sản phẩm lên nhưng vẫn giữ được nét tinh tế và tạo hình hoàn hảo.
Phủ men gốm
Phủ men gốm là quá trình tiếp theo để hoàn thiện một tác phẩm gốm sứ Bát Tràng nói chung và dòng đồ gốm Phạm Đạt Bát Tràng nói riêng. Nhưng riêng đối với dòng men rạn này, có sự đặc trưng hơn, không phải tráng men rạn lên các sản phẩm gốm đã thành hình rồi mà đơn thuần đó là tráng men như các loại men khác.
Bước cuối cùng là nung gốm
Đây là bước quyết định sự thành bại của một tác phẩm gốm sứ Bát Tràng, lợi dụng độ co giãn giữa nhiệt độ và xương gốm để tạo nên các vết loang nghệ thuật ( vết rạn), dòng men rạn vốn đặc trưng nhất để tạo ra các vết rạn to nhỏ đồng đều màu và đẹp thì người thợ cần phải canh nhiệt độ chuẩn xác nhất, không được quá cao và cũng không được quá thấp. Chính vì vậy, những người thợ lò gốm Phạm Đạt đều là những người có kỹ thuật và kinh nghiệm cao. Trước đây, người Bát Tràng thường nung gốm trong các loại lò nung lò cóc ( lò ếch) hay lò bầu để nung gốm nhưng ngày ngay, sự tiến bộ và phát triển hơn ngày càng có nhiều loại lò khác hiện đại và đảm bảo chất lượng của sản phẩm hơn.
Nghệ nhân Phạm Đạt cùng những vị khách tham quan lò gốm
⇒ Để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật được đông đảo người dùng đón nhận, được giới chuyên môn đánh giá cao và được người trong nghề, người trong làng ngưỡng mộ đó là cả một quá trình kỳ công và đòi hỏi trải qua rất nhiều khó khăn của người nghệ nhân Phạm Đạt Bát Tràng.
Đến nay trải qua hơn 30 năm trong nghề gốm và cả hơn 1 thập kỷ từ ngày phục dựng lại dòng men rạn đắp nổi cổ truyền của ông cha ta, cơ sở sản xuất gốm sứ của nghệ nhân Phạm Đạt đã mở rộng với hơn 3.000m2 cùng với hơn 400 người thợ gốm, mỗi ngày lò gốm cho ra đời rất nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người dân cả nước.
địa chỉ mua đồ thờ cúng đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng tại tphcm
Nét độc đáo trong họa tiết hoa văn trong đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng
Cùng là một loại gốm Bát Tràng, song các sản phẩm đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng không chỉ đẹp về hình thức, không chỉ tốt về chất lượng mà còn mang cả ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Người nghệ nhân Phạm Đạt không chỉ có kỹ thuật kiến thức về nghề gốm mà còn có kiến thức về văn hóa tâm linh.
Hầu hết các tác phẩm đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng áp dụng đắp nổi các họa có ý nghĩa tượng trưng gắn bó sâu sắc với người Việt như : họa tiết hoa sen ( loài hoa của Phật, quốc hoa của dân tộc, thanh tao và đẹp đẽ, gần buồn mà chẳng hôi tanh mùi bùn) họa tiết rồng phụng ( là loại vật đứng đầu trong tứ linh, thể hiện quyền uy, sức mạnh và một lòng hiếu kính, ý chí vươn lên mạnh mẽ ).
|
Thêm vào đó các chi tiết hoa văn trên đồ thờ Phạm Đạt được chú trọng hoa văn mộc mạc, gần gũi, khỏe khoắn nhưng không kém phần sang trọng, tinh tế qua cách sắp xếp bố cục, phong cách thể hiện của nghệ nhân, cả niềm vui sướng, say mê như đặt hết tâm trí vào bàn tay tài hoa nhào nặn, định hình lên từng mảng khối, đường nét của tác phẩm. Mỗi một sản là cả tâm huyết của người nghệ nhân, nó thể hiện tinh thần vực dậy, cống hiến nỗ lực của bản thân để đem đến cho đời, cho các thế hệ sau một nền văn hóa giá trị tốt đẹp hơn.
bộ đôi lộc bình thờ đẹp tphcm
Muốn tìm mua đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng ở đâu?
Ngay từ khi dành dụm được vốn liếng sau các đợt sản xuất gốm theo đơn đặt hàng của người Nhật, nghệ nhân Phạm Đạt đã dùng chính số tiền ấy bắt đầu kế hoạch phục dựng lại dòng men cổ truyền của dân tộc, phục dựng lại thời huy hoàng của gốm sứ Nhà Trần. Đến hôm nay, các tác phẩm đồ thờ Phạm Đạt Bát Tràng vang danh khắp cả nước, không những thế bạn bè quốc tế cũng biết đến.