Khuyến mãi Khuyến mãi
Tượng Phật giả cổ làm sao phân biệt tượng giả cổ và tượng Phật cổ Thật

Tượng Phật giả cổ làm sao phân biệt tượng giả cổ và tượng Phật cổ Thật

Thanh
Th 5 24/04/2025
Nội dung bài viết

Làm tượng Phật giả cổ  là một nghề truyền thống hàng trăm năm qua. Nổi tiếng là làng nghề tượng giả cổ Sơn Đồng tại Hà Nội.

Tượng Phật giả cổ được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau có thể là tượng gốm sứ, tượng gỗ, tượng đồng hay đá…

Tượng Phật giả cổ thường xuyên bị nhầm lẫn với các loại tượng cổ thật có giá trị. Điều này dẫn đến tình trạng lừa đảo trên thị trường đồ cỗ ảnh ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng thiếu kiến thức về tượng Phật giả cổ.

Vậy tượng Phật giả cổ là gì ? cách phân biệt tượng Phật giả cổ và tượng Phật cổ thật như thế nào ?

Thăm làng tượng giả cổ Sơn Đồng để hiều hơn về tượng Phật giả cổ

Nghề tạc tượng được hình thành ở Sơn Đồng từ rất lâu. Thời Pháp thuộc đã có nhiều thợ ở Sơn Đồng được nhà nước bảo hộ phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Tuy nhiên, do những biến cố lịch sử, nghề của làng dần mai một.

Nghề làm tượng Phật giả cổ tại Sơn Đồng ngày nay đã được phục hưng

Đã có thời gian, gần như người ta không còn nghe đến nghề tạc tượng gỗ ở đây. Thế rồi, với lòng yêu nghề, yêu truyền thống lịch sử cha ông, một vài người trong làng đã tìm lại với nghề, khôi phục lại vốn quý cha ông để lại. Những nghệ nhân của Sơn Đồng kể lại rằng, làng nghề độc đáo này chính thức được khôi phục khoảng 30 năm nay.

Các sản phẩm tượng Phật giả cổ tại Sơn Đồng được chế tác khá đặc sắc

Để chế tác loại tượng Phật giả cổ, các người thờ tại Sơn Đồng dùng loại gỗ mít để làm nguyên liệu chết tác. Với đôi bàn tay điêu liệu và nghệ thật trang trí bố cục tài tình những chi tiết cần thiết để sản phẩm hoàn thành trở nên cũ kĩ, cổ hơn. Như những vết ố vàng nâu, những màu sắc bạc màu trên thân hình tượng hay những đốm đen…nhìn bề ngoài khó ai có thể phân biệt đó có phải là tượng giả cổ hay tượng cổ thật nếu không có kiến thức về đồ cổ.

Nghệ thuật tượng Phật giả cổ bị những kẻ xấu lạm dụng

Làm tượng Phật giả cổ là một nghệ thuật truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người lợi dụng nghệ thuật giả cổ để sản xuất các loại tượng Phật giả cổ nhầm bán như một món đồ cổ thật với giá trị rất cao. Bên cạnh đó, công nghệ làm tượng Phật giả cổ ngày càng tinh vi hơn. Khiến người mua khó có thể phân biệt được đâu là tượng cổ thật đâu là tượng Phật giả cố.

Mẫu tượng Phật giả cổ chế tác tinh xảo được bán trên thị trường đồ cổ

Trong các sản phẩm tượng Phật giả cổ được sản xuất để lừa gạt trên thị trường đồ cổ hiện nay phổ biến là loại tượng Phật bằng gốm, đồng và tượng đá.

Đối với tượng đồng: Loại tượng Phật này thường được làm giả cổ toàn phần hoặc một phần. Tượng Phật được đúc mới rồi dùng hóa chất phủ lên, sau đó dùng đèn khò khò cho lớp sơn cháy, bong và chuyển màu.

Mẫu tượng đồng Giả cổ bị công an tịch thu trên thị trường chợ đen chuyên bán đồ cổ giả

Ở các chi tiết gốc cạnh tượng, người thợ dùng muối ăn và axít dạng nhẹ trộn vào đất, đắp vào để tạo thành những vết han, rỗ. Tinh vi hơn, người thợ sẽ lấy vật liệu của đồ đồng Đông Sơn hoặc những mảnh trống bé hoen gỉ đem trộn với composit, sau đó ép thành từng tấm, đưa vào khuôn đúc tượng.

Ngoài ra, có người còn thả tượng xống biển gần bờ để tượng bị mối ăn mòn và một số loại sò, hà bán vào như những món đồ cổ thật sự, rất khó nhận biết.

Đối với tượng Phật đá: Người thợ dùng đá trong mỏ đá địa phương, sau đó được tẩm axít để tạo ra các vết mòn. Tiếp theo là chôn tượng xuống đất hoặc ngâm vào bể dung dịch có hòa chính loại đất của di tích. Một thời gian được ngâm trong lớp bùn loãng, nước và đất ngấm vào trong các thớ đá, vết nứt. Lúc đó khó ai có thể phát hiện ra bức tượng là đồ giả cổ.

Mẫu tượng Phật giả cổ chế tác bằng đá

Đối với tượng Phật bằng gốm sứ: Loại tượng Phật giả cổ bằng gốm sứ phần lớn được nhập từ Trung Quốc tại khu vực Cảnh Đức Tấn. Đây được xem là thủ phủ gốm sứ của Trung Quốc.

Các sản phẩm tượng Phật gốm giả cổ được nhiều chuyên gia đồ cổ đánh giá là tinh vi giống đồ tượng cổ thật đến 90%. Vì các sản phẩm tượng giả cổ được tại đay được chế tác mô phỏng theo quy trình sản xuất tưởng gốm xưa. Vì thế, ngay cả các chuyên gia về đồ cổ cúng gặp không ít khó khăn khi thẩm định những sản phẩm tượng giả cổ này.

Những lời khuyên khi mua tượng Phật cổ tránh bị lừa gạt

Đồ cổ nói chung và tượng Phật cổ nói riêng hiện được nhà nước kiểm soát rất khắc khe. Bạn hoàn toàn có thể mua một số tượng Phật cổ cả một số cá nhân đơn vị sở hữu và được quyền bán đồ cổ. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng đồ cổ đi đôi với sự hiếm có. Vì thế, bạn đừng nghĩ mình may mắn mua được một tượng Phật cổ quý hiếm với cái giá hời.

Đây là tâm lý khiến nhiều người sặp bẩy những kẻ chuyên lừa đảo bán đồ cổ. Nếu thật sự bạn đam mê đồ cổ, đam mê sưu tầm tượng Phật cổ. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dười đây để tránh bị lựa gạt giữa tượng Phật giả cổ và tượng Phật cổ thật.

♦ Bạn chỉ nên mua từ những nhà bán buôn nổi tiếng uy tín hoặc những nhà đấu giá.Những người hoạt động trong lĩnh vực buôn bán đồ cổ, họ rất cần chữ tín để và làm tất cả để bảo vệ uy tín cá nhân. Họ sẽ cung cấp cho bạn những cơ hội để hoàn trả hay trao đổi nếu bạn không thấy vừa lòng với những gì mình đã mua.

♦ Cẩn thận khi thấy trên thị trường xuất hiện quá nhiều mẫu đồ mà bạn biết là hiện rất hiếm có.

♦ Tìm hiểu kỹ các thông tin về loại tượng Phật bạn đang tìm mua trên các phương tiện đại chúng. Đôi khi cảm nhận khi nhìn hoạt sờ vào hiện vật sẽ giúp bạn may mắn hơn khi xác định giá trị thật của một món đồ. Nhưng để có được linh tính đó bạn cần có kiến thức về chúng.

♦ Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia khi có thể. Bạn cần một chuyên gia đồ cổ thực thụ, là một chuyên gia có bằng cấp và kiến thức thực sự.

♦ Hãy đặt ra thật nhiều câu hỏi dành cho người bán. Một người sở hữu tượng Phật cổ thực sự sẽ chẳng bao giờ ấm úng và mơ hồ về món đồ cổ họ sở hữu. Nếu người bán cảm thấy lúng túng và cố tình tránh né những câu hỏi chuyên sâu của bạn. Có thể họ không biết về giá trị thực sự của món đồ.

Nội dung bài viết