Khuyến mãi Khuyến mãi
Văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời Tết

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời Tết

Thanh
Th 7 05/04/2025
Nội dung bài viết

Giao thừa chính là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và chào đón một năm mới tốt lành. Đây là thời điểm chuẩn bị mâm cỗ cúng đêm giao thừa và mọi thành viên trong gia đình cùng nhau tụ họp, quây quần trong bầu không khí Tết ấm cúng. Ngoài sắm sửa các mâm cỗ thờ cúng thì bài văn khấn cúng giao thừa là điều không thể thiếu. Vậy cùng nhau tìm hiểu văn khấn cúng giao thừa trong nhà và thiên địa ngoài trời đón năm mới được thực hiện như thế nào qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của phong tục cúng đón giao thừa

Lễ cúng giao thừa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa trong ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Thời khắc thiêng liêng, chuyển giao giữa năm cũ đã qua đi nhường chỗ cho một năm mới đến. Là sự kết thúc của những điều cũ kỹ của năm trước đó tạo nên một sự khởi đầu mới mang đến nhiều điều tốt đẹp, may mắn trong tương lai. 

Giao thừa âm lịch hay Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp Âm lịch. Nếu là tháng thiếu không có ngày 30 thì đêm Giao thừa sẽ rơi vào đêm ngày 29 tháng Chạp.

Đêm giao thừa hay còn gọi là đêm Trừ Tịch mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, mọi điều xui xẻo, ro của năm cũ và đem lại nhiều may mắn, tài lộc, thành công đến cho năm mới. Bên cạnh đó, đêm giao thừa cũng chính là lúc mà ông bà, cha mẹ, con cháu từ trẻ đến người lớn trong gia đình sum họp, đoàn viên bên nhau. Cùng nhau đón chờ khoảnh khắc giao thoa giữa đất trời tiễn những điều phiền của năm cũ qua đi, đón chào những điều tốt đẹp đang đến trong năm mới.  

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời Tết

Ý nghĩa của phong tục cúng đón giao thừa chuyển giao năm mới

Sắm sửa mâm cỗ cúng giao thừa chuẩn nhất

Theo phong tục của người Việt Nam, mâm cúng giao thừa sẽ được chia thành 2 mâm: mâm cúng bàn thờ trong nhà và mâm cúng thiên địa ở ngoài sân trước nhà. Gia chủ sẽ làm lễ cúng bái cầu chúc cho một năm mới tốt lành, thắp nhang lên ngoài trời sau đó khấn vái và thắp nhang bàn thờ trong nhà để mang lại may mắn. 

Việc làm lễ cúng giao thừa ngày nay đã được đơn giản hóa nhưng vẫn giữ được tấm lòng thành kính dành cho các bật tổ tiên. Với một chiếc bàn nhỏ và mâm lễ vật hoặc mâm cúng được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm trên một chiếc ly đầu gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình cắm thẳng các nén nhang lên mâm lễ hoặc giữa khe chuối được được trên mâm. 

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời Tết

Cách sắm sửa mâm cổ cúng giao thừa như thế nào chuẩn nhất?

Mâm cỗ cúng giao thừa dâng bàn thờ trong nhà

Mỗi gia đình sẽ có cách cúng và chuẩn bị các lễ vật cúng khác nhau trong nhà. Có người sẽ cúng mặn hoặc cúng chay tùy vào nhu cầu của gia đình mình. Sau đây là 2 mâm cỗ chay và mặn cơ bản thường thấy trong mâm cúng giao thừa trong nhà:

Cỗ mặn:

  • Bánh chưng, bánh tét
  • Giò
  • Chả
  • Xôi gấc
  • Thịt gà luộc
  • Rượu

Cỗ chay:

  • Bánh kẹo
  • Mứt Tết
  • Hoa quả
  • Đèn
  • Hương, nhang

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời Tết

Mâm cổ cúng giao thừa trong nhà

Xem thêm: Tục chưng mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm cỗ cúng giao thừa thiên địa ngoài trời

Mâm cúng giao thừa ngoài trời được bày trước hiên nhà bao gồm:

  • Gà trống luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng
  • Đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng)
  • Bánh kẹo, nổ
  • 1 mâm ngũ quả
  • Rượu trắng
  • Trà ngon
  • Quả cau, lá trầu
  • Đĩa muối, gạo
  • Hương, đèn
  • Các đồ lễ (quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với vàng, tiền)

Nếu gia đình của các gia chủ chủ cúng chay vào đêm giao thừa thì có thể không cúng món gà luộc. Các lễ vật còn lại vẫn thực hiện theo nghi thức cúng bình thường.

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời Tết

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

Văn khấn giao thừa trong nhà và ngoài trời Tết Quý Mão

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Phật, Trời. Hoàng Thiên, Hậu Thổ.

Con kính lạy chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mùng một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân giải trừ đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Gia chủ chúng con là: ….

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng thiên địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. 

Ngôi sao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khỏi, Tôn đức cảm động. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ sự nghiệp hành thông, sở cầu như ý. 

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cấn cáo! 

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời Tết

Bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật, Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Ngài Cựu Niên Sở Vương hành khiển, Biếu Tào phán quan.

Con kính lạy Tân niên Ngô Vương hành khiển, Hứa Tào phán quan năm

Con kính lạy Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thần.

Nay là phút giao thừa giữa năm… với năm…

Chúng con là:…. Tuổi…. Ngụ tại…..

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết, lưu phúc lưu ấn. Quan mới xuống thay, thế đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. 

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn Thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch Tài Thần, Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chỉ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (Cúi lạy 3 lần)

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời Tết

Bài văn khán cúng giao thừa ngoài trời

Xem thêm: Lập bài văn khấn vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Địa chỉ bán đồ thờ gốm sứ chất lượng chuẩn Bát Tràng tại TP.HCM

Không Gian Gốm Bát Tràng luôn tự hào khẳng định uy tín và chất lượng các sản phẩm gốm sứ được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh cao. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực gốm sứ và nhiều năm kinh nghiệm sản xuất, cung ứng quà tặng trên thị trường Việt Nam. Vào mùa Tết này, Quý khách hàng sẽ nhận được nhiều chương trình ưu đãi, hấp dẫn khi lựa chọn mua sắm các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đến từ Không Gian Gốm.

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời Tết

Địa chỉ bán đồ thờ gốm sứ chất lượng chuẩn Bát Tràng tại TP.HCM

Ngoài các sản phẩm đồ thờ cúng, chúng tôi còn cung cấp nhiều sản phẩm khác để khách hàng có nhiều cơ hội chọn lựa dành làm quà tặng, quà biếu ngày Tết như bình hoa gốm sứ, bộ bát đĩa, ấm trà, tranh gốm… Tham khảo ngay tại website: dothobattrang.vn hoặc quý khách hàng có những câu hỏi thắc mắc về sản phẩm xin liên hệ với chúng tôi qua số hotline đội ngũ nhân viên năng động hỗ trợ một cách chi tiết nhất.

Nội dung bài viết