
5 ngôi chùa “cầu con” “cầu duyên” nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh
Thanh
Th 4 30/04/2025
Nội dung bài viết
Văn hóa tính ngưỡng là hoạt động không thể tách rời với cuộc sống của người dân những nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hoạt động chiêm bái, cầu nguyện là cách con người bày tỏ những khẩn cầu đến những vị Thần Phật. Cầu mong những điều mong muốn của con người thành hiện thực. vì thế, người Việt thường tìm đến đền chùa để cầu mong những ước nguyện được thành hiện thật.
Dưới đây là 5 ngôi chùa được nhiều người dân khắp cả nước thường xuyên lui tới chiêm bái, cầu nguyện về tình duyên và con cái bạn nên tham khảo?
Chùa Ngọc Hoàng quận 1
Chùa Phước Hải còn được gọi với nhiều tên khác nhau như chùa Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng Điện hay chùa Đakao.
Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại thành phố, đặc biệt nhiều người cho rằng chùa rất linh thiêng trong chuyện cầu con, cầu duyên.
Hiện nay, chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại địa chỉ số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Vào những ngày lễ lớn hàng ngàn người đến chùa Phước Hải hay còn gọi là chùa Ngọc Hoàng chiêm bái
Chùa được xây dựng năm 1892, do Lão Sư Lưu Nguyên người Hoa kiến tạo. Trong chùa thờ nhiều tượng Phật khác nhau theo văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa, trong đó có Điện thờ Thánh Mẫu, 12 Mụ bà và Ông Tơ – Bà Nguyệt.
Theo nhiều câu chuyện của người dân sống lâu năm ở đây kể lại, chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng linh thiêng với những khẩn cầu về tinh duyên và con cái.
Theo văn hóa tính ngưỡng dân gian, Ông Tơ – Bà Nguyệt là những vị Phật phụ trách se duyên, kết lối trong chuyện yêu đương đôi lứa ở nhân gian. 12 Mụ Bà là những Tiên Nương phụ trách việc sinh đẻ của dân gian.
Điện thờ 12 Bà Mụ trong chùa Ngọc Hoàng luôn nghi ngút nhan khói
Vì thế, chùa Ngọc Hoàng quận 1 hằng ngày tiếp đón rất nhiều nam thanh nữ tú đến đây cầu nguyện chiện tình duyên được thuận lợi, gặp được ý trung nhân trong mộng.
Người gặp khó khắn trong việc sinh con hay hiến muộn về đây cầu nguyện, mong nhận được phước lành trong việc sinh đẻ.
Ngày nay, chùa Ngọc Hoàng không chỉ là một địa điểm linh thiêng của riêng thành phố Hồ Chí Minh mà nhiều người dân cả nước và du khách nước ngoài cũng đến đây chiêm bái, cầu nguyện rất đông.
Chùa Bà Thiên Hậu quân 5
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu năm nhất thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được một số người Việt gốc Hoa xây dựng năm 1760 với kiến trúc đậm nét văn hóa đền chùa Trung Hoa.
Chùa Bà Thiện Hậu hiện tọa lạc tại địa chỉ 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Phía trước ngôi chùa Bà Thiện Hậu
Chính điện ngồi chùa thờ Bà Thiên Hậu, hai bên thờ bà Kim Hoa Nương Nương (phía phải) và Long Mẫu Nương Nương (phía trái).
Người dân thành phố đặc biệt là những người Việt gốc Hoa sinh sống tại Chợ Lớn thường xuyên đến đây chiêm bái, cầu nguyện bình an, thuận lợi trong việc kinh doanh.
Điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu
Ngoài ra, theo tín ngưỡng Trung Hoa Kim Hoa Nương Nương là vị nữ thần chủ quản việc sinh đẻ, được phong thần vào thời Khương Tử Nha.
Vì thế, nơi đây còn là một điểm điểm linh thiêng được nhiều người đến cầu nguyện trong việc sinh con.
Vào các ngày rầm, mùng một và những ngày đầu năm chùa Bà Thiên Hậu đông ngịt người thăm viến. Nam thanh nữ tú đến đây để cầu nguyện chiện tình duyên được thuận lợi. Người hiến muộn, sinh con khó khăn trắc trở đến đây xin phước lành trong chuyện sinh nở rất đông.
Nhiều người dân thành phố và tỉnh thành khác thường xuyên lui tới chùa
Chùa Bà Ấn quận 1
Đây là ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh và cả nước bởi kiến trúc có một không hai của ngôi chùa.
Chùa Bà Ấn còn được gọi là đền Bà Ấn có tên gốc là đền Bà Mariamman, là một ngôi đền thuần túy văn hóa Ấn Độ.
Cổng chùa Bà Ấn được điêu khắc công phu mang đậm dấu ấn chùa Ấn Độ
Hiện nay, chùa Bà Ấn tọa lạc tại địa chỉ 45 Trương Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa thành lập từ những năm đầu thế kỷ XX, do một số người Ấn di cư sang đây xây dựng.
Chính điện chùa Bà Ấn thờ Thần Mariamman
Bên trong chùa thờ tượng nữ Thần Mariamman, đây là vị thần đại diện cho mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui theo tín ngưỡng Ấn Độ.
Vì thế, nhiều người tin rằng đến chùa Bà Ấn câu xin về chuyện tình duyên và con cái sẽ được toại nguyện. Hằng ngày, có rất nhiều người dân trong cả nước đến chùa chiêm bái cầu nguyện rất đông.
Theo phong tục tín ngưỡng người Ấn nếu áp đầu vào chùa thành khẩn cầu nguyện thì mọi điều cầu xin sẽ trở thành hiện thực.
Chùa Giác Lâm quận Tân Bình
Chùa Giác Lâm được thành lập năm 1744, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát do cư sĩ Lý Thụy Long quyên tiền xây dựng.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố, hiện tọa lạc tại địa chỉ số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Cổng tam quan chùa Giác Lâm ngày nay
Chùa xây theo lối chùa cổ Nam bộ có kiến trúc chữ Tam, gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau bao gồm: chính điện, giảng đường và nhà trai.
Với lịch sử gần 300 trăm tuổi, đã bao thế hệ người dân Sài Gòn xưa và thành phố Hồ Chính Minh ngày nay gửi gắm những thỉnh nguyện, mong ước của mình đến các Chư Phật được thờ phụng tại chùa Giác Lâm. Với lòng từ bi hỷ xả, cứu độ chúng sinh của các vị Phật, Bồ Tát..mọi người tin rằng những ước nguyện sẽ thành hiện thật.
Gian nhà Chính điện chùa có kiến trúc nhà cổ Nam Bộ
Ngày nay, chùa Giác Lâm là nơi lui tới thường xuyên của người dân thành phố. Đặc biệt là các ngày lễ lớn của Phật giáo rất nhiều phật tử, người dân về đây chiêm bái, cầu nguyện bình an, cầu nguyện chiện tình duyên và cầu nguyện trong việc con cái.
Ngoài ra bạn còn có thể xem tử vi, xem ngày cưới, ngày động thổ, xem hướng…tại chùa Giác Lâm quận Tân Bình.
Chùa Từ quang huyện Bình Chánh
Chùa Từ Quang hiện tọa lạc tại địa chỉ B1/7 QL1A, phường Tân Kiên, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng năm 1957 do bà Phạm Thị Trần kiến tạo. Chùa Từ Quang là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại huyện Bình Chánh, được nhiều người dân thường xuyên lui tới chiêm bái, cầu nguyện, đặc biệt là nhiều người đến đây cầu con rất đông.
Cổng tam quan chùa ngày nay
Tại chùa có bàn thờ các vong hồn thai nhi, vào rằm tháng 8 hằng năm chùa có làm đại lễ cầu siêu cho các vong hồn thai nhi được siêu thoát. Nên nhiều người hiến muộn thường đến đây cầu con. Nhiều người dân tại địa phương xác nhận việc cầu con tại chùa rất linh thiêng.
Theo người dân sống tại đây, lượng người đến đây cầu con rất đông vào những ngày rằm, mùng một và những ngày lễ lớn.
Những lễ vật mà người dân mang đến để cầu nguyện trong việc sinh con thường là những đồ dùng liên quan đến trẻ em như: bánh kẹo, sữa, đồ dùng và đồ chơi trẻ em.
Điện thờ các vong hồn thai nhi bên ttong chùa Từ Quang
Có thể thấy, dù cuộc sống có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì các hoạt động tín ngưỡng là điều không thể thiếu trong đời sống con người. Mỗi chúng ta đều nhận thức được sự nhỏ bé của con người trong vũ trụ bao la. Thế giới tâm linh trong mỗi người là nguồn sức mạnh vô hạn giúp chúng ta thực hiện được những nguyện ước mà con người không thể thực hiện.