Khuyến mãi Khuyến mãi
5 ngôi chùa đẹp tại quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh

5 ngôi chùa đẹp tại quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh

Thanh
CN 27/04/2025
Nội dung bài viết

Quận Bình Thạnh là một trong những quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Với sự hối hả, năng động của nhịp sống đô thị nơi đây. Đôi khi khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, bế tắt những chẳng biết đi đến đâu để lấy lại sự cân bằng.

Dưới đây là 5 ngôi chùa đẹp tại quận Bình Thạnh bạn có thể thăm viến. Đến những ngôi chùa này, sẽ giúp bạn tạm thời rời xa nhịp sống hối hả của thành phố.
Đấm mình vào sự tĩnh lặng, an nhiên hoặc gửi gấm những ước nguyện của mình vào chốn linh thiêng.

Chùa Diệu Pháp

Chùa Diệu Pháp hiện tọa lạc tại 188 Nơ Trang Long, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng năm 1964, do thượng tọa Thích Tâm Khai sáng lập.

Ban đầu chùa chỉ có một Chính Điện nhỏ và một gian nhà ở, năm 1972 chùa được trùng tu kiên cố, khang trang hơn. Năm 1992 chùa xây thêm nhà ở để cưu mang những cụ già neo đơn.

Khuôn viên chùa

Năm cạnh sông Sài Gòn, chùa Diệu Pháp xây dựng theo kiến trúc nhà Nam Bộ với những gian nhà mái ngói đơn sơ.

Bên trong Chính Điện thờ tượng Phật Thích Ca và một số tượng Phật khác. Bên ngoài sân chùa có tượng Quan Thế Âm được điêu khắc từ nữa thế kỷ trước.

Tượng Quan Thế Âm lộ thiên giữa sân chùa

Chùa còn có mái ấm tình thương nơi nương tựa của những trẻ mồ côi và cụ già neo đơn.

Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp

Chùa Diệu Pháp là ngôi chùa đẹp tại Bình Thạnh, khuôn viên chùa được bao phủ nhiều canh xanh và gió mát từ sông Sài Gòn khiến những ai đến đây đều cảm thấy bình yên, thảnh thơi.

Chùa Bảo Minh

Chùa Bảo Minh hiện tọa lạc tại địa chỉ 618 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. Được xây dựng năm 1960, do hòa thượng Thích Quang Phổ khai sáng.

Chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ miền Bắc. Mái chùa xây nhiều tầng, được lợp ngói vảy màu đỏ nâu truyền thốngm đầu mái được trang trí tượng rồng.

Cổng tam quan chùa

Khuôn viên chùa bao gồm Chính Điện, Bảo tháp, giảng đường, tăng xá… Bên trong Chính điện thờ nhiệu tượng Phật, bên ngoài sân có tượng Quân Thế Âm bên cạnh hồ sen.

Bảo tháp chùa Bảo Minh

Chùa Bảo Minh có khuôn viên rộng, rợp bóng cây xanh và khôn gian thanh tịnh yên tĩnh. Đây là ngôi chùa đẹp tại Bình Thạnh bạn nên viến thăm khi cần nơi yên tĩnh tách biệt với cuộc sống ồn ào bên ngoài thành phố.

Chùa Bửu Liên

Chừa Bửu Liên hiện tọa lạc tại địa chỉ 570 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng năm 1958, do hòa thượng Thích Chánh Quang khai sáng.

Qua nhiều thăng trầm của năm tháng, chùa xuống cấp nghiêm trọng, chùa được đại trùng tu năm 1996. Chùa Bửu Liên có lối trang trí hai màu nâu đỏ và màu vàng rất đặc sắc.

Chùa Bửu Liên ngày nay có kiến trúc khang trang, kiên cố

Bên trong Chính Điện thờ nhiều tượng Phật bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo. Khuôn viên chùa khá khiêm tốn nên không có nhiều cây xanh được trồng như những chùa khác.

Đến chùa. chúng ta cảm nhận được sự trang nghiêm và linh thiêng của ngôi chùa.

Chùa Long Vân

Chùa Long Vân hiện tọa lạc tại địa chỉ 125/72 Bùi Đình Túy, Phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được thành lập năm 1933, do Thiền Sư Giai Minh sáng lập.

Chùa được xây dựng với kiến trúc rất đặc sắc, kiến trúc tổng thể ngôi chùa gồm cổng tam quan, tòa Chính điện, giảng đường, tăng xa, các điện phật, Bảo tháp…

Cổng tam quan chùa

Cổng tam quan chùa được xây dựng độc đáo mạng dấu ấn phong cách cổng chùa Nam bộ thế kỷ XVII.

Bên trong Chính điện chùa được bày trí trang nghiêm, Chính giữa tốn trí tượng Phật Thích Ca, xung quanh thờ các tượng Phật khác.

Chính điện chùa

Chùa được công nhận là Di tích lịch sử chấp thành phố.

Chùa Văn Thánh

Chùa Văn Thánh hiện tọa lạc tại địa chỉ 115/1A Đường Ngô Tất Tố, Phường 22, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa cổ tại quận Bình Thành, được xây dựng năm 1906, do các phật tử tại đây xây dựng.

Chính điện chùa có kiến trúc kiểu nhà ba gian hai mái theo nhà cổ truyền thống Nam bộ. Bên ngoài sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tác.

chùa Văn Thánh nhìn từ xa

Trong khuôn viên chùa còn một bia đá khắc chữ Hán – Nôm gi lại gốc tích miếu Văn Thánh thời Sài Gòn – Gia Định xưa. Chùa hiện nay không có trụ trì chỉ có người trong coi.

Dia đá khắc chữ Hán – Nôm tại chùa Văn Thánh

Vì có lịch sử lâu đời, cùng những giai thoại linh thiên về miếu Văn Thánh xưa nên người dân thành phố đến đây chiếm bái lễ chùa khá đông. Đến chùa Văn thánh, chúng ta thấy được nét cổ kính trong kiến trúc chùa Nam Bộ xưa.

Nội dung bài viết