
5 ngôi chùa lớn hiện tọa lạc tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh
Thanh
Th 3 29/04/2025
Nội dung bài viết
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn tại quận 3 nổi tiếng không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh mà còn nổi tiếng khắp cả nước.
Cổng tam quan chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa do hòa thượng Thích Tâm Giác và hòa thượng Thích Thanh Kiểm từ miền Bắc vào trong Nam truyền đạo xây dựng vào năm 1964. Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng theo kiểu chùa cổ miền Bắc tiêu biểu trong thể kỷ XIX.
Mái chùa nhiều tầng, đầu mái công vuốt hình đầu đao trang trí hình rồng được điêu khắc tinh xảo. Mái được lợp ngói vảy màu đỏ nâu truyền thống.
Tổng thể kiến trúc chùa vĩnh Nghiêm từ trên cao
Kiến trúc tổng thể của chùa trên khuôn viên gần 6.000m2 bao gồm cổng tam quan, tòa nhà trung tâm, các bảo tháp, trai đường, tăng xá, nhà khách.
Chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay không chỉ là một ngôi chùa đơn thuần, mà đây còn là một danh lam thắng cảnh được nhiều người dân trong nước và quốc tế thường xuyên tham quan. Bên cạnh đó chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những trung tâm phật giáo lớn của cả nước.
Chùa hiện là trường trung cấp và cao đẳng Phật học là nơi học tập, tu đạo của hàng ngàn tăng ni, phật tử trên cả nước.
Chùa Xá Lợi
Chùa hiện tọa lạc tại một góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được thành lập năm 1950, do Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền kiến tạo, chùa theo hệ phái Bắc tông.
Cổng tam quan chùa xá lợi quận 3
Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, phía dưới là giảng đường.
Cấu trúc của chùa bao gồm chánh điện thờ Phật, giảng đường, tháp chuông, thư viện, tăng phòng, nhà trai đường, văn phòng, đoàn quán, phòng phát hành kinh sách, phòng khách và vãng sinh đường. Tháp chuông chùa Xá Lợi cao 32 mét, gồm 7 tầng được khánh thành trong năm 1961.
Tháp Xá Lợi 7 tầng
Chùa Xá Lợi là ngôi chùa lớn tại quận 3, hiện là một di tích cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh, là Trụ sở Báo Từ Quang của Hội Phật học Nam Việt, chùa có phòng phát hành Kinh Sách. Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiên được người dân thành phố thăm viến, cúng bái rất đông.
Chùa Pháp Hoa
Chùa Pháp Hoa là ngôi chùa lớn tại quận 3 có kiến trúc khá đẹp, hiện tọa lạc tại địa chỉ 220A Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được thành lập năm 1967, do họa thượng Thích Tuệ Hải kiến tạo, chùa theo hệ phái Bắc tông.
Ngày nay, chùa Pháp hoa là một trong những ngôi chùa lớn tại quận 3, có kiến trúc đẹp. Thuở sơ khai, chùa được xây dựng đơn sơ với mái tranh vách ván, phải vượt qua nhiều dấu móc lịch sử, trải qua rất nhiều lần trùng tu mới có được một ngôi chùa Pháp Hoa kiên cố, nguy nga như ngày nay.
Chùa Pháp Hoa nhìn từ xa
Kiến trúc chùa Pháp Hoa là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật chùa cổ miền Bắc thế kỷ XIX nhưng được xây bằng vật liệu hiện đại. Tạo cho ngôi chùa có được vẽ khang trang, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống trong nghệ thuật chùa cổ.
Bên trong Chánh Điện được trang trí nghiêm trang, chính giữa gian tôn trí Phật Thích Ca. Phía trong thờ các tượng Phật, Bồ Tát khác như Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tác, Tam Thế Phật…
Chính điện chùa Pháp Hoa
Khuôn viên chùa không quá rộng, tuy nhiên sân chùa được trồng nhiều cây xanh, các tượng phật, ao sen được bố trí thanh nhã, cùng với kênh Nhiêu Lôc phía trước tạo cho ngôi chùa một không gian hữu tình, thanh tịnh.
Hằng năm, vào ngày Phật Đản hàng ngàn người dân thành phố về đây thả hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc tạo ra một khung cảnh rung động lòng người, trở thành mộ nét văn hóa đặc sắc tại chùa Pháp Hoa khiến những ai một lần chứng kiến không bao giờ quên.
Thiện viện Quảng Đức
Chùa hiện tọa lạc tại địa chỉ 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, Hồ Chí Minh, bên cạnh chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa được thành lập năm 1964, do hòa thượng Thích Thiện Minh khai sáng, chùa theo hệ phái Bắc tông.
Kiến trúc chùa được xây dựng hiện đại kiên cố nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nghệ thuật chùa cổ miền Bắc. Đây là ngôi chùa lớn tại quận 3 bên cạnh chùa Vĩnh Nghiêm.
Thiện Viện Quảng Đức nhìn từ xa
Điện Phật đặt ở tầng lầu được bài trí trang nghiêm. Ở giữa điện là pho tượng Phật Thích Ca cao 3,6m, ngồi thiền định trên tòa sen cao 1,2 m.
Hiện nay, thiện viện Quảng Đức là văn phòng 2 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là nơi in ấn và phòng phát hành kinh sách của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Chantarangsay
Chùa còn được gọi là chùa Khmer hiện tọa lạc tại địa chỉ 164/235 Trần Quốc Thảo, phường 14, quận 3, Hồ Chí Minh. Chùa được thành năm 1946, do Đại đức Lâm Em và các phật tử khmer xây dựng.
Cổng chùa Khmer Chantarangsay có kiến trúc đặc sắc
Kiến trúc chùa mang đậm nét nghệ thuật chùa cổ nguyên thủy của người Campuchia. Tồng thể kiến trúc chùa trên khuôn viên hơn 4.000m2 bao gồm Tòa Chính Điện, tào sala, nhà ở, các tháp thờ tượng Phật và pháp thờ hài cốt phật tử và các tăng ni.
Chính giữa Điện tôn tri Phật Thích Ca được xếp thành năm tầng từ thấp đến cao, từ lớn đến nhỏ, mỗi tầng là một tư thế tu hành của đức Phật. Trên tường và trần Chính Điện được vẽ phủ kín hình ảnh rực rỡ về Đức Phật và Phật giáo.
Chính điện ngôi chùa được trang trí sặc sỡ
Ngày nay, chùa Khmer Chantarangsay là một địa điểm được nhiều người dân thành phố và các tỉnh thành khác thường xuyên tham quan, chiêm bái, cầu nguyện.
Xem thêm:
Danh sách các ngôi chùa tại thành phố Hồ Chí Minh
Chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer tại Sài Gòn