Khuyến mãi Khuyến mãi
Chiêm ngưỡng nghệ thật kiến trúc chùa Khmer trên đất Sài Gòn

Chiêm ngưỡng nghệ thật kiến trúc chùa Khmer trên đất Sài Gòn

Thanh
Th 4 30/04/2025
Nội dung bài viết

Sài gòn xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, là một điểm hẹn ưa thích của nhiều dân tộc khác nhau tụ hợp về đây.

Cũng chính vì thế mà bức tranh văn hóa nghệ thuật nơi đây cũng rực rỡ nhiều sắc màu khác nhau.

Nhưng ít ai ngờ rằng, giữa lòng thành phố này chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng ngôi chùa Miên hay còn gọi là chùa Khmer độc đáo, khác lạ.

Địa chỉ Chùa Khmer Chantarangsay ở đâu ?

Chùa Chantarangsay còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như chùa Khmer, chùa Miên hay chùa Candaransi có nghĩa là “ Ánh trăng”. Chùa hiện tọa lạc tại địa chỉ 164/235 Trần Quốc Thảo, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh.

Chùa Khmer Chantarangsay tọa lạc cạch kênh Nhiêu Lộc

Năm sâu trong hẻm quận 3 nhưng ngôi chùa có nghĩa ánh trăng này như một điểm sáng thu hút mọi người dân thành phố bởi vẽ đẹp kiến trúc độc nhất của ngôi chùa tại Sài Gòn.

Lịch sử hình thành chùa Chantarangsay

Chùa Chantarangsay được thành lập năm 1945, do Đại đức Lâm Em và một số phật tử người Khmer sống tại Sài Gòn – Gia Định xưa kiến tạo.

Đại đức Lâm Em là người Khmer sinh ra tại Sóc Trăng. Ngài du học ở Campuchia, từng là Hiệu trưởng của trường Phật học ở Phnôm pênh.

Chùa Khmer Chantarangsay trước ngày đại trung tù

Ban đầu, ngài chỉ cho lấp đầm lầy, dựng một căn nhà sàn để ở và tu hành. Năm 1949, ngôi chánh điện được xây dựng bằng bê tông, hoàn thành và làm lễ kết giới vào năm 1953. Các năm 1967 đến 1969, chùa cho xây Sala, am, liêu, trường Pali và bảo tháp. Tính đến nay chùa đã trãi qua 7 lần trùng tu, hiện nay chùa có kiến trúc khá độc đáo kiên cố.

Kiến trúc đặc sắc của chùa Chantarangsay

Kiến trúc chùa mang đậm nét nghệ thuật chùa cổ nguyên thủy của người Campuchia. Chùa được xây dựng kiên cố, mái chùa xây dạng hình pháp nhọn được chạm trổ nhiều hoa văn và sơn màu vàng đặc trưng của chùa người Khmer.

Kiến trúc độc đáo của ngôi cùa Khmer Chantarangsay

Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa gốm cổng chùa được xây dựng kiên cố, Chính Điện, nhà Tăng, Khu nhà ở…Điểm đặc sắc trong kiến trúc chùa Chantarangsay là nghệ thuật chạm khắc công phu và nghệ thuật trang trí tượng đầy màu sắc.

Bên trong ngôi chùa Miên Chantarangsay có gì ?

Cổng chùa được đúc bằng bê tông rất kiên cố, được chạm khắc nhiều hoa văn và sơn màu vàng đặc biệt trên đỉnh cột có trang trí tượng cầy-no biểu tượng cho sắc đẹp và sức mạnh.

Cổng chùa Khmer Chantarangsay có kiến trúc đặc sắc

Trước cổng chùa có đặt hai tượng Sư tử cao 2m. Bước qua cổng tam quan chùa là tòa Chính điện gồm 2 tầng đồ xộ, kiên cố.
Chính giữa Điện tôn trí Phật Thích Ca được xếp thành năm tầng từ thấp đến cao, từ lớn đến nhỏ, mỗi tầng là một tư thế tu hành của đức Phật.

Trên tường và trần Chính Điện được vẽ phủ kín hình ảnh rực rỡ về Đức Phật và Phật giáo. Bên trái Chính Điện là Sala còn gọi là nhà Trăng gồm 2 tầng, tầng trệt là nhà lễ, tầng trên là nhà giảng. Trong Sala, có bàn thờ đức Phật Thích Ca và các vị cố Hòa thượng trụ trì chùa.

Chính điện ngôi chùa được trang trí sặc sỡ

Ở góc chùa có Tháp đựng cốt bốn cạnh đều nhau, gồm hai tầng. Tầng dưới đựng hài cốt của các Phật tử, tầng trên đặt hài cốt của các Hòa thượng. Vì theo tín ngưỡng người Khmer sống ở trên đời chỉ là tạm bợ, thác về cõi vĩnh hằng mới là cuộc sống viên mãn, bền lâu.

Vì thế, sau khi mất đi, người Khmer thường hỏa táng thi thể người quá cố và đem lên chùa thờ phụng. Trong khuôn viên sân chùa còn có các tháp thờ phật, tượng Phật đặt lộ thiên và tượng các linh vật.

Tháp đựng hài cốt ở gốc sau khuôn viên chùa

Trãi qua nhiều thăng trầm của thời gian, cùng sự nỗ lực của các vị trụ trì tiềm nhiệm và Tăng Ni, Phật tử người Khmer, đã kiến tạo ngôi chùa Miên Chantarangsay độc đáo giữa lòng Sài Gòn.

Tô điểm một nét màu đặc sắc trên bức tranh văn hóa của Sài Gòn – Gia Định xưa và thành phố HCM hiện nay. Ngày nay, chùa Khmer Chantarangsay là một địa điểm được nhiều người dân thành phố và các tỉnh thành khác thường xuyên tham quan, chiêm bái, cầu nguyện.

Xem thêm:
Danh sách các ngôi chùa tại thành phố Hồ Chí Minh
Tham quan ngôi chùa Vĩnh Nghiêm quận 3 thành phố Hồ Chí Minh

 Tags:
Nội dung bài viết