Khuyến mãi Khuyến mãi
Chiêm ngưỡng nghệ thuật chùa Thái tại Chùa Bửu Long tại quận 9

Chiêm ngưỡng nghệ thuật chùa Thái tại Chùa Bửu Long tại quận 9

Thanh
Th 2 28/04/2025
Nội dung bài viết
Trong những năm trở lại đây nhiều tín đồ Phật giáo trên cả nước lũ lượt hành hương đến ngôi chùa Bửu Long tại quận 9 thăm viến, chiễm ngưỡng vẽ đẹp nguy nga của ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc của nghệ thuật đền chùa Thái. Ngôi chùa là kết tinh của nghệ thuật đền chùa Phật giáo Đông Nam Á, là một công trình kiến trúc tôn giáo đồ sộ mang tầm cở quốc tế.

Địa chỉ chùa Bửu Long quận 9 ở đâu ?

Nếu một ngày bạn cảm thấy mệt mỏi với nhịp sống đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh, thì hãy một lần ghé thăm chùa Bửu Long tại quận 9. Trên khuôn viên hơn 11 hecta, ngôi chùa sừng sững nguy nga được bao bọc bởi những mảng xanh rợp bóng sẽ khiến bạn dễ chịu, an nhiên lạ thường.

Chùa Bửu Long hiện tọa lạc tịa địa chỉ 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9

Chùa hiện tọa lạc tại địa chỉ 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, Hồ Chí Minh. Bên cạnh khuôn viên xanh mát là một công trình đồ xộ, kiến trúc đặc sắc của ngôi chùa khiến những ai đến đây dù chỉ một lần cũng nhớ mãi không quên.

Lịch sử chùa Bửu Long 

Năm 1942, cư sĩ Võ Hà Thuật đã đến mua một khu đất tại ấp Thái Bình, Long Bình để lập tịnh thất tu niệm dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Hộ Tông.

Chùa Bửu Long trước ngay trùng tu

Năm 1958, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập. Hòa thượng Hộ Tông được suy tôn giữ chức Tăng thống đầu tiên, cư sĩ Võ Hà Thuật hoan hỷ dâng đất và tịnh thất của mình cho Giáo hội xây dựng trung tâm Thiền. Chùa được xem là ngôi tổ đình của Phật giáo Nam tông Việt Nam, đây là địa điểm cư ngụ và tôn thờ Hòa thượng Hộ Tông, vị khai sáng Phật giáo Nam tông.

Chùa Bửu Long ngày nay

Đến năm 2007, chùa được trùng xây dựng lớn toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của Hòa thượng Thích Viên Minh. Khi hoàn thành chùa có kiến trúc đồ xộ nguy nga như hiện nay.

Kiến trúc đặc sắc cua ngôi chùa Bửu Long

Nhìn tổng thể ngôi chùa từ xa, bạn ngỡ như mình du lịch tại Thái Lan và đang ngắm nhìn một ngôi chùa Thái độc đáo. Ngôi chùa Bửu Long được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc đền chùa Phật giáo Nguyên Thủy Thái Lan.

Tổng thể kiến trúc chùa Bửu Long

Tòa nhà Chính điện như một ngôi lâu đài nguy nga, mái chùa được xây dựng hình tháp nhọn sơn vàng theo nghệ thuật chùa Thái. Tổng thể kiến trúc ngôi chùa trên diện tích 11 hecta bao gồm chánh điện, Tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, Ni viện, Ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân, hồ nước, hang khổ hạnh, Bảo tháp và những trụ đèn bằng đá được bố trí khắp khuôn viên chùa.

Kiến trúc nguy nga của ngôi Chính điện

Các hành lang quanh Bảo tháp xá Lợi Gotama Cetiya được trang trí rất nhiều hoa văn đặc trưng của Phật giáo Nam Tông. Linh vật rồng ngậm ngọc uống lượn cùng mây tạo thành mái vòm đóng vai trò chủ đạo trong kiến trúc bảo tháp.

Nghệ thuật chạm khắc bên trong chùa rất công phu tinh xảo

Những cột đèn được thếp vàng, xung quanh gắn 4 chim phượng hoàng tạo tính thẩm mỹ cao. Nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc tại chùa Bửu Long quận 9 đạt đến đỉnh cao khiến những ai đến đây phải trầm trồ khen ngợi.

Khám phá bên trong ngôi Chùa Bửu Long 

Để đến khu trung tâm của ngôi chùa, bạn được rảo bước trên con đường lát đá hai bên phủ bóng cây xanh thanh nhã. Đi hết con đường dẫn vào chùa là một hồ nước bán nguyệt xanh thẫm, giữa hồ có một đài phun nước được chạm trỗ đầu rồng công phu, tinh xảo.

Hồ bán nguyệt nhìn từ trên cao

Phía sau hồ nước là ngôi bảo tháp đồ xộ có tên là Gotama Cetiya. Gotama Cetiya là ngôi bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tại đây có 5 tháp lớn nhỏ, tháp chính điện ở trung tâm cao và lớn nhất với 7 tầng. Đỉnh tháp gắn hàng trăm chiếc chuông gió, xung quanh được dát đồng thau vàng óng.

Tòa Chính điện nhìn từ xa

Bên trong có một bảo tháp nhỏ thờ ngọc Xá Lợi Đức Phật và Xá Lợi chư Thánh Arahán. Bốn tháp nhỏ xung quanh là: Đản Sinh, Thành Đạo, Pháp Luân và Niết Bàn.

Bên trong phòng trưng bày Xá Lợi

Hai bên tả hữu là hai tháp chuông cao 15m. Quanh tháp còn có 32 cây đèn cao khoảng 4m. Bên trong Chính điện tôn trí tượng Phật Thích Ca, các tầng trên được trưng bày Xá Lợi, tượng Thích Ca Nhập Niết Bàn.

Chính điện chùa

Trong khuôn viền chùa có một gốc Bồ Đề được ngài Narađa từ Xrilanka đến thăm và tặng vào năm 1961. Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ-tát Tất-đạt-đa tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn.

Đến chùa Bửu Long quận 9 bằng xe buýt công cộng

Nếu di chuyển bằng phương tiện tự túc bạn có thể đến ngã tư Thủ Đức rẽ vào đường Lê Văn Việt, đi khoảng 4,5km đến cuối đường Lê Văn Việt gặp Ngã ba Mỹ Thành rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng. Đi khoảng 2km gặp ngã rẽ bên phải có ghi tên đường là Nguyễn Xiển nhưng đừng rẽ vào đây mà tiếp tục đi thẳng, đường đi thẳng này cũng là Nguyễn Xiển. Bạn đi tiếp sẽ gặp trường THPT Nguyễn Văn Tăng, đi khoảng 1km nữa là thấy chùa Bửu Long.   Nếu di chuyển bằng xe buýt công cộng bạn chọn tuyến xe buýt 611 có thời gian hoạt động từ 5h00 đến 18h30, thời gian giảm cách từ 10 đến 20 phút, xe bút có trạm dưng ngay trước chùa Bửu Long quận 9.  
Nội dung bài viết