Khuyến mãi Khuyến mãi
Chùa Pháp Vân vẻ đẹp kiến trúc hiện đại

Chùa Pháp Vân vẻ đẹp kiến trúc hiện đại

Thanh
Th 7 26/04/2025
Nội dung bài viết

Sau gần 4 năm tiến hành xây mới hoàn toàn gồm: đại giảng đường, tòa chánh điện, tổ đường, linh đường, tháp chuông…

Chùa Pháp Vân tọa lạc tại địa chỉ số 16 Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có kiến trúc rất đặc sắc, đồ xộ, là một công trình tôn giáo tầm cở được nhiều người khắp cả nước thường xuyên thăm viến.

Đôi nét về lịch sử chùa Pháp Vân

Năm 1965, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khới xướng xây dựng ngôi chùa Pháp Vân. Thưở sơ khai ngôi chùa chỉ là một ngôi thiền đường nhỏ vách lá, lợp tranh đơn sơ.

Sau năm 1975, ngôi chùa được nhiều lần trùng tu sửa chữa thây thế bằng những vật liệu hiện đại hơn.

Chùa Pháp Vân ngày nay

Năm 2004, do lượng Phật tử đến chùa tu học ngày càng đông, chùa Pháp Vân tiến hành xây dựng một giảng đường và tăng đường 2 tầng. Với tâm nguyện mở rộng chùa để có điều kiện cho Phật chúng sinh hoạt tu tập. Thầy Phước Trí đã phát nguyện trùng tu lại ngôi Tam bảo sau bao năm xuống cấp.

Năm 2010, chùa tiến hành xây mới hoàn toàn với sự giúp đở và tấm lòng của các cấp chính quyền, các mạnh thường quân, các tăng ni phật tử…Sau 4 năm xây dựng, chùa Pháp Vân hiện nay khá khang trang và kiên cố.

Kiến trúc đặc sắc của của chùa Pháp Vân

Có thể nói chùa Pháp Vân là một công trình tôn vinh nghệ thuật kiến trúc đền chùa Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm qua. Chùa được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu hiện đại, có kiến trúc khang trang, kiên cố nhưng vẫn giữ được dấu ấn phong cách của nghệ thuật chùa cổ Việt Nam.

Tổng thể kiến trúc chùa Pháp Vân

Kiến trúc tổng thể ngôi chùa bao gồm cổng tam quan, giảng đường, tòa chánh điện, Tổ đường, linh đường điện Dược Sư thất châu, điện thờ Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, điện Phật Di Đà, điện Di Lặc, tháp chuông, tháp trống, chín tầng tháp, đài tắm Phật đản sanh.

Tòa Chính điện đồ xộ của ngôi chùa

Chùa xây dựng theo kiến trúc chùa cổ miền Bắc với mái ngói vuốt công hình đầu đao. Mái được lợp ngói vảy màu nâu đỏ truyền thống. Cổng tam quan chùa xây dựng đồ xộ với 3 tầng mái.

Khuôn viên sân chùa

Bên trong chùa, các kiến trúc gỗ như cửa, bao lam, liễn đối, khám thờ được chạm khắc tinh xảo, công phu. Trong khuôn viên sân chùa có nhiều tượng rồng, phượng, kỳ lân được chế tác tinh tế.

Kiến trúc bên trong chùa

3 “cái nhất” của ngôi chùa Pháp Vân

Sau nhiều nổ lực của nhà chùa, các Chư Tăng Ni Phật tử và các mạnh thường quân. Ngôi chùa Pháp Vân nguy nga tráng lệ được xây dưng. Góp phần làm phong phú nghệ thuật văn hóa tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam.

Những tâm huyết, công sức của những người thợ, những nghệ nhân xây dựng chùa đã tạo ra những kiến trúc đặc sắc kì vĩ.  được táng dương với những kiến trúc được sách kỷ luật Việt Nam ghi nhận cặp kỳ lân bằng đá hoa cương tại chùa là cặp kỳ lân bằng đá lớn nhất Việt Nam.

Ở 2 cầu thang lối lên chánh điện chùa Pháp Vân là 2 con lân được tạc từ 2 khối đá hoa cương có chiều dài 10m, rộng 4.2m và cao 5m được thực hiện bởi 15 thợ điêu khắc trong suốt 3 năm từ năm 2010 đến 2013.

Tượng Lân bằng đá lớn nhất Việt Nam

Năm 2017 chùa Pháp Vân được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận 2 kỷ lục khá là Tôn tượng Thiên Thủ Thiên nhãn Bồ Tát bằng đồng cao nhất Việt Nam và Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam.

Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt lón nhất Việt Nam

tượng Thiên Thủ Thiên nhãn Bồ Tát bằng đồng cao nhất Việt Nam

Nói về những kỷ lục mà ngôi chùa Pháp Vân quận Tân Phú đạt được Hòa thượng Thích Phước Trí chia sẽ  “tâm hạnh của mình cũng như của các Chư Tăng Ni, Phật tử khi xây dựng những công trình này cũng như việc xây chùa, đúc tượng không nhằm xác lập Kỷ lục, mà là tạo nên những công trình kiên cố, bền vững mang tầm vóc quốc gia, để lại dấu ấn cho hàng ngàn năm sau.

Những công trình này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Phật sự xây dựng Chùa Pháp Vân, bởi các công trình này sẽ nhắc nhở các Phật tử hậu thế khi tìm về dấu ấn của Phật giáo một thời, Phật giáo thế kỷ XX sẽ thấy được những dấu ấn của chùa Pháp Vân”.

Nội dung bài viết