Khuyến mãi Khuyến mãi
Danh sách các ngôi chùa ở Tphcm Chùa Giác Lâm – Có gì trong ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn

Danh sách các ngôi chùa ở Tphcm Chùa Giác Lâm – Có gì trong ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn

Thanh
Th 7 26/04/2025
Nội dung bài viết

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, nổi tiếng là một thành phố phát triển, hiện đại, năng động nhất Việt Nam.

Nhưng ít ai ngờ rằng, tại đây vẫn còn đó ngôi chùa Giác Lâm tại quận Tân Bình có lịch sử hàng trăm năm.

Nét cổ kính của ngôi chùa có niên đại gần 300 trăm năm này, là một dấu ấn gắn liền với dòng chảy lịch sử của mảnh đất Sài gòn.

Địa chỉ chùa Giác Lâm hiện nay

Chùa Giác Lâm hiện tọa lạc tại địa chỉ số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích gần 29.000m2 chùa Giác Lâm là ngôi chùa có diện tích lớn nhất tại thành phố HCM. Đây cũng là ngôi chùa cổ nhất thành phố.

Địa Chie chùa Giác Lâm hiện nay

Chùa được bao phủ rất nhiều cây xanh lâu năm. Chùa là địa chỉ lui tới yêu thích của người dân thành phố, bởi sự thanh tịnh, trong lành cùng với nét đẹp cổ kính trên từng kiến trúc xây dựng.

Lịch sử hình thành chùa Giác Lâm 

Chùa được thành lập năm 1744, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát do cư sĩ Lý Thụy Long quyên tiền xây dựng. Ban đầu chùa có tên là chùa Sơn Can về sau còn được gọi là chùa Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn thời bấy giờ.

Chùa Giác Lâm ngày nay vẫn giữ được nét cổ kính

Trong lịch sử, chùa đã được trùng tu lớn ba lần.

♦ Lần thứ nhất vào năm 1798–1804.

♦ Lần thứ hai vào năm 1906–1909.

♦ Đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba.

Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.

Năm 1988 chùa Giác Lâm quận Tân Bình đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam.

Nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau đó là: chính điện, giảng đường và nhà trai. Năm 1955 chùa xây thêm cổng tam quan như hiện nay.

Kiến trúc ngôi nhà Chính điện chùa

Mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng khác hẵn với các ngôi chùa cổ miền Bắc có sống mãi công vuốt lên hình đầu đao.

Chính điện cũng được xây dựng theo kiểu nhà dân gian truyền thống Nam Bộ một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ.

Bên trong điện khá rộng, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm.

Kiến trúc bên trong chùa

Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Nghệ thuật điêu khắc trên các cột gỗ ở chùa Giác Lâm rất công phu. Hầu như cột gôc nào cũng được điêu khắc, giữa các hàng cột là các cửa võng, cũng được thiếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu…

Bên trong chùa Giác Lâm có gì ?

Chùa Giác Lâm như một minh chứng cho nghệ thuật điêu khắc và xây dựng của người Nam Bộ thờ kỷ XVII – XVIII. Trong chùa hiện có 113 pho tượng cổ, chủ yếu là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Có nhiều tượng có giá trị như: Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long, bộ tượng Mười Tám Vị La Hán..

Chính điện chùa

Trước chùa là Bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970, theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng. Đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục xây dựng.

Bảo tháp xa lợi 7 tầng

Bên trái của chùa là khu mộ tháp của các vị hòa thượng đã trụ trì ở đây. Trước sân chùa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây Bồ Đề lâu năm. Trên các cột chính của chùa đều có khắc câu đối thếp vàng công phu.

Tượng Quan Thế Âm trong khuôn viên chùa

Đáng chú ý có câu đối của Hiệp trấn Trịnh Hoài Đức và câu đối của Mộc Ân đệ tử phụng cúng vào năm Gia Long thứ 3. Ngoài ra ở đây còn có 9 bao lam, 19 hoành phi, một bàn thờ cổ và đồ thờ cổ.

Hoạt động tâm linh tại chùa Giác Lâm ngày nay

Với lịch sử hình thành gần 300 năm, chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở thành phố HCM, được nhiều phật tử, người dân thường xuyên thăm viến.

Bên cạnh là nơi để sinh hoạt của các phật tử, tăng ni chùa Giác Lâm còn đang hướng đến là một trung tâm hoằng pháp của phật giáo.

Nội dung bài viết