
Đến chùa Ông quận 5 cảm nhận ngôi chùa cổ gần 300 năm tuổi
Thanh
Th 3 29/04/2025
Nội dung bài viết
Địa chỉ chùa Ông quận 5 ở đâu ?
Trên con đường Nguyễn Trãi, một trong những trục đường nối liền quận 1 và khu Chợ Lớn có nhiều ngôi chùa cổ tọa lạc. Một trong số đó là ngôi chùa Ông hay còn gọi là Nghĩa An Hội Quán.
Khuôn viên chùa Ông hiện nay
Đây là ngôi chùa gần 300 năm tuổi vẫn còn tồn tại đến hôm nay mặc bao thăng trầm của thời gian. Hiện chụa tọa lại tại đại chỉ số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm quận nhất 2km về phía Nam.
Lịch sử ngôi chùa Ông gần 300 năm tuổi
Chùa Ông được thành lập cách đây gần 300 năm, do một số người Hoa gốc Tiều Châu ở vùng Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc xây dựng nên chùa còn có tên là Nghĩa An Hội Quán. Ngoài ra chùa còn được gọi là Miếu Quan Đế vì trong chùa thờ chính là Quan Công.
Chùa ông ngày xưa
Từ khi xây dựng cho đến nay, chùa Ông đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1866, 1901, 1969, 1984 và mới đây nhất là vào năm 2010. Hiện nay, ngôi chùa vẫn giữ được nét đặc sắc trong kiến trúc xây dựng xưa.
Năm 1993, chùa Ông quận 5 được công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Kiến trúc đặc sắc của chùa Ông quận 5
Kiến trúc chùa Ông cũng giống đại đa số đến chùa cổ Trung Hoa. Chùa gồm những dãy nhà khép kính vuông gốc nhau hình chữ “Khẩu” hay chữ “Quốc”. Mái ngôi miếu có 3 cấp: giữa cao, hai bên thấp hơn.
Kiến trúc mái đặc sắc của ngôi chùa Ông
Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa bao gồm tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện và văn phòng hội quán dọc hai bên các điện thờ.
Trong chính điện được thiết kế trang nghiêm với những tượng thờ, những cột gỗ cao treo câu đối, cùng với những bao lam, hoành phi và khám thờ chạm trổ tinh tế.
Tổng thể khuôn viên chùa
Nhìn chung, kiến trúc và lối trang trí ở chùa Ông quận 5 thể hiện rõ nét phong cách Triều Châu qua kiến trúc xây dưng, qua màu sắc lấy màu đỏ là màu chủ đạo. Tất cả đã thể hiện những giá trị nghệ thuật về thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ.
Khám bên trong ngôi chùa Ông quận 5
Từ cổng lớn vào đến cửa miếu có năm cặp kỳ lân lớn nhỏ bằng đá đặt đối xứng nhau. Phía trên, là bức hoành phi khắc chữ “Nghĩa An hội quán” làm năm 1903, chạm nổi cảnh “Lục Quốc phong tướng” rất đặc sắc.
Các kiến trúc gỗ bên trong chùa được chạm khắc tinh xảo
Trên vách mặt tiền hai bên cửa miếu chạm chìm các chữ Hán và sáu bức chạm cành trúc khác nhau. Từ ngoài sân bước vào là tiền điện. Chính giữa tiền điện bày một hương án, trên đặt chiếc lư hương bằng đồng làm vào năm 1825.
Bên trái tiền điện là bệ cao thờ Phúc Đức chính thần. Bên phải, là tượng Mã Đầu tướng quân tức người giữ ngựa Xích Thố cho Quan Công, đứng bên ngựa Xích Thố.
Kiến trúc bên trong chùa Ông Bổn
Trong chính điện được thiết kế trang nghiêm với những tượng thờ, những cột gỗ cao treo câu đối, cùng với những bao lam, hoành phi và khám thờ chạm trổ tinh tế. Ở giữa điện có gian thờ Quan Thánh đế quân trang trí bao lam lưỡng long tranh châu.
Điện thờ Thánh Quan Đế
Hai bên tả hữu có gian thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Thần Tài. Tượng Bà Thiên Hậu bằng gỗ cao 60 cm, ngồi trên ghế chạm, theo hầu Bà có hai thị nữ và hai vị Thiên lý nhãn, Thuận phong nhĩ. Thần Tài được thể hiện bằng tượng gỗ, cao 60 cm, cũng ngồi trên ghế chạm đầu rồng, hai bên có Chiêu Tài đồng tử đứng hầu.
Điện thờ Bà Thiên Hậu và Thần Tài
Bài trí ở hai gian thờ này giống nhau với bao lam chạm hình chim phượng hoàng và khám thờ chạm nhiều cảnh vật, như: vinh qui bái tổ, đánh cờ, chèo thuyền, giăng lưới, mục đồng cưỡi trâu, mai-điểu, trúc-điểu,…
Sát hai bên góc tường đặt hai bộ chuông trống đối xứng nhau, chuông do Tân Trường Châu dâng cúng, phỏng chừng được đúc ở giữa thế kỷ 19.
Xem thêm
Danh sách các chùa tại thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng linh thiêng “cầu gì được nấy”