Khuyến mãi Khuyến mãi
Đến Sài Gòn nhất định bạn phải ghé 5 ngôi chùa tại Chợ Lớn nổi tiếng này

Đến Sài Gòn nhất định bạn phải ghé 5 ngôi chùa tại Chợ Lớn nổi tiếng này

Thanh
Th 3 29/04/2025
Nội dung bài viết

Chợ Lớn không đơn thuần chỉ là tên của một vùng đất, mà ngày nay Chợ Lớn còn là biểu tượng, một hoài niệm sâu sắc, là niềm tự hào của người dân Sài Gòn xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Cùng sự ra đời của cái tên Chợ Lớn là những ngôi đền chùa được xây dựng. Cho đến ngày nay, những ngôi chùa này vẫn tồn tại mặc bao thăng trầm của lịch sử. Đây là 5 ngôi chùa tại Chợ Lớn bạn nên ghé thăm khi đến thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Bà Thiên Hậu hay chùa Bà Chợ Lớn

Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn hiện tọa lạc tại địa chỉ 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh. Được thành lập năm 1760, do một số người Hoa tại Chợ Lớn xây dựng.

Gần 300 năm sừng sững giữa đất Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, dường như thời gian trôi qua chỉ càng làm cho ngôi chùa được tôn kính hơn với tất cả người dân quận 5.

Chùa Bà Thiện Hậu Xưa

Nét cổ kính và kiến trúc đặc sắc của ngôi chùa khiến mọi người kinh ngạc khi nhìn từ bên ngoài cổng chùa.
♦ Chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ Trung Hoa.
♦ Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”.

Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là giếng trời, giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.

Kiến trúc tổng thể chùa Bà Thiên Hậu

Bên trong chùa Bà Thiên Hậu được thờ nhiều tượng Thần, Phật khác nhau theo văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa gian giữa Chính điện thờ Bà Thiên Hậu. Tiền điện thờ Phúc Đức Chánh thần và Môn Quan Vương Tả…

Điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất quận 5. Năm 1993 ngôi chùa gần 300 năm tuổi này đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Ông Lăng hay chùa Quan Âm

Chùa Ông Lăng hay còn gọi là chùa Quan Âm, hiện tọa lạc tại địa chỉ số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh. Chùa được thành lập năm 1740, do những người đồng hường từ năm huyện là: Tấn Giang, Nam An, Huệ An, Đồng An, An Khê thuộc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến tại Chợ Lớn đã cùng nhau xây dựng.

Chùa Ông Lăng thế kỷ XIX

Chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc đền chùa Trung Hoa, Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa theo hình chữ “khẩu” gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh còn gọi là giếng trời.

Cổng tam quan chùa Ông Lăng

Bên trong tiền điện Tiền điện thờ Thiên Hậu Thánh mẫu, phối tự hai bên tả hữu là Phước Đức chính thần (ông Bổn) và Bà chúa Thai Sinh. Hậu điện thờ Bồ Tát Quan Âm và phối tự: một bên là Quan Công, Bao Công, một bên là Thành Hoàng, Tương Đàn Lão gia.

Kiến trúc bên trong chùa Ông Bổn

Năm 2004, Hội quán Ôn Lăng đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Bà Hải Nam

Chùa còn được gọi là Hội Quán Quỳnh Phủ được thành lập cách đây hơn 200 năm từ thời nhà Nguyễn, do bà con Hải Nam đến sinh sống ở vùng Sài Gòn – Gia Định đóng góp tiền bạc mua đất xây dựng. Hiện tọa lạc tại địa chỉ 276 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh.

Chùa Bà Hải Nam ngày nay

Kiến trúc chùa mang đậm dấu ấn đền chùa Trung Hoa, Bên trong Chánh điện được trang bày trang nghiêm với những cột gỗ chạm khắc hình rồng hay câu đối, cùng với những bao lam, hoành phi và khám thờ chạm trổ tinh tế.

Bên trong chùa Bà Hải Nam

Trong chùa thờ cúng nhiều tượng thánh thần theo tín ngưỡng người Hoa như Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Thánh Mẫu…Chùa hiện là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Minh Hương

Chùa được thành lập cách đây hơn 150 năm do một số người Việt và người Việt gốc Minh Hương Trung Quốc xây dựng. Chùa hiện tọa lạc tại đại chỉ 184, Hồng Bàng, phường 12, quận 5, Hồ Chí Minh. Ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc giữa sự kết hợp kiến trúc chùa việt và kiến trúc chùa Trung Hoa.

Bên trong ngôi chùa là một công trình nghệ thuật điêu khác tinh xảo, đặc sắc. Cột chùa được treo các hoành phi hoặc khắc câu đối, những bao lam, khám thờ, phù điêu dùng những kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm bong tinh tế.

Cổng tam quan chùa

Trung tâm Chánh điện là nơi thờ Quan Thánh Đế Quân, Phía bên trái là gian thờ ông Bổn Đị, Bên phải là gian thờ bà Ngũ Hành.
Ngoài ra chùa còn thờ các vị Phật khác như Quan Âm và Phật Di lạc nằm đối diện với nhau qua sân trước tiền điện…

Bên trong chùa còn có nhiều hiện vật quý hiếm như tượng thờ bằng gỗ lim có niên hạn trên 300 năm, lư hương kiểu cổ, trống, sư tử đá, giá trưng kích thương. Năm 2009 chùa Minh Hương được công nhận là di tích nghệ thuật kiến trúc cấp thành phố.

Thánh Thất Sài Gòn

Hay còn gọi là Thánh Thất Chợ Lớn là một công trình tôn giáo lớn của đạo Cao Đài, được xây dựng vào năm 1999, hiện tọa lạc tại đại chỉ 891 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, Hồ Chí Minh.

Kiến trúc tổng thể của Thánh thất bao gồm: Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài. Hiệp Thiên Đài của Thánh thất  gồm 2 lầu chuông, mỗi lầu cao 18m, gồm 5 tầng.

Tổng thể kiến trúc Thánh Thất Sài Gòn nhìn từ xa

Phần giữa Chánh điện là khu vực Cửu Trùng Đài, nối liền Hiệp Thiên Đài với Bát Quái Đài. Khu vực này có 6 cột trụ phân làm 2 bên, nhưng theo luật lịnh của Tòa Thánh Tây Ninh không được trang trí hình rồng như ở Tòa Thánh. Phía dưới mỗi cây cột được một đóa hoa sen lớn màu đỏ đỡ lấy.

Điện thờ bên trong Thánh Thất

Nơi đây là nơi quỳ cúng của Chức sắc, chức việc và tín hữu. Khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối của Thánh thất. Gian này có 8 cột trụ rồng xếp thành Bát quái.

Đây là một công trình có kiến trúc khá đặc sắc và hiện đại. Hiện tại, Thánh thất này là cơ sở thờ tự của Họ Đạo Sài Gòn, đồng thời là văn phòng của Ban Đại diện Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung bài viết