
Khám phá bên trong ngôi chùa Ông Lăng 300 năm tuổi tại quận 5
Thanh
Th 3 29/04/2025
Nội dung bài viết
Chùa Ông Lăng hay còn gọi là chùa Quan Âm là một trong số ít những ngôi chùa cổ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Hơn 300 năm tồn tại với bao thăng trầm của thời gian, vượt qua bao cuộc chiến khốc liệt của Sài Gòn xưa.
Chùa Ông Lăng là nơi người dân thành phố đặc biệt là người dân tại Chợ Lớn tìm đến như một chốn linh thiêng đầy tôn kính.
Địa chỉ chùa Ông Lăng ở đâu tại quận 5 ?
♦ Những ngôi chùa tại quận 5 hầu hết là chùa người Hoa, được xây dựng mà người Việt gốc Hoa hiện nay hay gọi là hội quán. Đó là truyền thống của người Hoa, đi đến đâu những người đồng hương người Hoa cũng lập hội quán.
Cổng tam quan chùa Ông Lăng
Nơi đây vừa là nơi thợ phụng thần linh chư Phật vừa là nơi để những người đồng hương tụ hợp gặp gỡ trao đổi giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Hội quán Ông Lăng cũng vì lẽ đó mà được thành lập. Hiện nay, ngôi chùa Ông Lăng tọa lạc tại địa chỉ số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử hình thành chùa Ông Lăng
Cuối thế kỷ 17, có một số người Hoa thuộc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã di cư sang Việt Nam và định cư tại vùng Chợ Lớn ngày nay.
Với văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Phật giáo và cần có một nơi để những người đồng hương lui tới gặp gỡ. Những người đồng hương từ năm huyện là: Tấn Giang, Nam An, Huệ An, Đồng An, An Khê thuộc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến tại Chợ Lớn đã cùng nhau xây dựng Hội quán Ông Lăng vào năm 1740.
Chùa Ông Lăng thế kỷ XIX
Về sau hội quán thờ thêm Quan Âm bồ tát nên còn được gọi là chùa Quan Âm. Năm 2004, Hội quán Ôn Lăng đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Kiến trúc chùa Ông Lăng
Chùa Ông Lăng mang đậm dấu ấn kiến trúc đền chùa Trung Hoa, kiến trúc tổng thể của ngôi chùa theo hình chữ “khẩu” gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh còn gọi là giếng trời.
Mái chùa Ông Lăng được trang trí phù điêu công phu
♦ Mái chùa lợp ngói lợp ống, chân mái được viền bằng ngói xanh, những bờ nóc uốn cong có gắn các mảng tượng gốm trang trí.
♦ Phần kiến trúc dưới mái hiên cũng được chạm trổ tinh xảo bằng các hình bông sen, tượng kỳ lân và các dây hoa…
Quảng tường được đấp phù điêu công phu
Khám phá bên trong chùa Ông Lăng 300 năm tuổi
Bước vào cổng chính của ngôi chùa ở hai bên là đôi kỳ lân đá uy nghi, rất mỹ thuật được mang từ Trung Quốc sang. Trên vách mặt tiền có hai bức phù điêu bằng gỗ chạm bông thếp vàng và phù điêu đắp nổi Tứ đại kim cương.
Bên trong chùa Ông Lăng quận 5
Bên trong tiền điện Tiền điện thờ Thiên Hậu Thánh mẫu, phối tự hai bên tả hữu là Phước Đức chính thần và Bà chúa Thai Sinh. Hậu điện thờ Bồ Tát Quan Âm và phối tự: một bên là Quan Công, Bao Công, một bên là Thành Hoàng, Tương Đàn Lão gia.
Phù điêu bằng gỗ thiếp vàng đực chế tác tinh xảo
Chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật có từ thời vua Quang Tự như: trống, đỉnh gang, lư hương… Đặc biệt, có một chuông lớn đề năm Đạo Quang Ất Dậu Niên. Ngoài ra, hội quán có nhiều hoành phi và câu đối với nội dung ca ngợi công đức của thần và bày tỏ ước nguyện của con người