Khuyến mãi Khuyến mãi
Mất mát to lớn của ngôi chùa 300 năm tuổi tại quận 9

Mất mát to lớn của ngôi chùa 300 năm tuổi tại quận 9

Thanh
Th 2 28/04/2025
Nội dung bài viết

Ngày 17 thánh 7 năm 2012, ngôi chùa Hội Sơn có niên đại gần 300 năm hiện tọa lạc tại số 1A1 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh xảy ra hỏa hoạn đáng tiếc.

Vì kiến trúc và vật dụng trong chùa phần lớn là bằng gỗ nên cơn cháy lan nhanh thiêu hủy hoàn toàn tòa Chính điện và một số kiến trúc khác của ngôi chùa.

Nhìn Lại lịch sử của ngôi chùa 300 năm tuổi

Chùa Hội sơn tọa lạc trên ngọn đồi cao 15 m so với mặt biển. Chùa do thiền sư Long Khánh xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII nên còn gọi là chùa Long Khánh. Chùa Hội Sơn được trùng kiến, mở rộng vào thời Thiền sư Huệ Tấn (1875-1924).

Chùa Hội Sơn là Di tích Kiến Trúc – Nghệ Thuật cấp quốc gia

Năm 1933, ông Tri huyện Nguyễn Minh Giác tiếp tục trùng tu.

Năm 1938, Ni sư Thích Nữ Như Thanh và đệ tử là Thích Nữ Như Tiên đã tổ chức trùng tu, xây dựng thêm nhiều công trình phụ.

Năm 1993, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Mất mát to lớn của sự số cháy chùa Hội Sơn 300 năm tuổi

Toàn bộ ngôi chánh điện cháy đen, hơn 30 tượng phật lâu đời, 15 bàn thờ, hàng trăm bộ kinh kệ, hòm tiền công đức, nhiều vật dụng thờ cúng… bị thiêu rụi.

Toàn bộ Chính điện chùa bị cháy rụi

Các kiến trúc gỗ với nghệ thuật điêu khắc chế tác công phu, tinh xảo có niên đại hàng trăm năm bị thiêu rụi trong sự tiết nuối của nhà chùa và các tín độ Phật Giáo trên cả nước.

Các cổ vật quý hiếm cũng bị thiếu cháy


Hàng chục tượng Phật chế tác bằng gỗ quý hiếm bị cháy đen. Kinh sử cũng bị cháy và hư hổng gần như toàn bộ.

Kinh sử trong chùa bị cháy hoàn toàn

Chùa Hội Sơn quận 9 được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 1993. Ngôi chùa 300 năm tuổi này là một công trình nghệ thuật chùa cổ Nam Bộ đặc sắc. Chùa là minh chứng cho những giá trị tinh thần và tín ngưỡng Phật giáo.
Chùa là nét đẹp văn hóa dân gian được giữ gìn trong suốt 300 năm thăng trầm của lịch sử.

Sự cố hỏa hoạn 2012 không chỉ thiệt hại về những hiện vật quý giá trong chùa mà đó là sự mất mát to lớn về giá trị lịch sử của ngôi chùa cổ Hội Sơn nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.

Hoài niệm về vẽ đẹp chùa Hội Sơn 

Bước vào sân chùa là cảm giác yên tịnh, thanh khiết lan tỏa khắp mọi nơi. Sân chùa khá rộng rãi, phủ nhiều cây xanh rợp bóng có tôn trí một số tượng Phật, Bồ tát.

Vẽ đẹp cổ kính của ngôi chùa

Chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ Nam Bộ điển hình với mặt bằng chữ L ngược, mái lợp ngói âm dương, vì kèo chịu lực bằng gỗ, cửa gỗ, tường gạch, nền lót gạch kích thước 30cmx30cm.

Kiến trúc đặc sắc của nghệ thuật chùa cổ

Chùa Hội Sơn xưa mang vẽ đẹp thanh nhã, trong lành giữa thiên nhiên xanh mát và nét cổ kính trong kiến trúc chùa cổ miền Nam khiến những ai hành hường đến đây cảm thấy nao lòng.

Cảnh quang thanh tịnh bên trong ngôi chùa

Dự án phục hưng chùa cổ Hội Sơn

Năm 2014 dự án phục hưng di tích chùa cổ hội Sơn quận 9 được các cơ quan chức năng thành phố phê duyệt. Theo đó hạng mục phục hưng là phần Chánh điện.

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM có trách nhiệm tổ chức giám sát thực hiện dự án theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Dự án phục dựng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Hội Sơn do chùa Hội Sơn làm chủ đầu tư. Hình thức quản lý dự án do chủ đầu tư tự thuê tư vấn quản lý dự án. Nguồn kinh phí: xã hội hóa.

Công trình phục dựng do Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP – KTS Nguyễn Trường Lưu thiết kế. Vì công trình phục dựng Di tích chùa Hội Sơn có nguồn vốn xã hội hóa, do đó thời gian xây dựng sẽ phải phụ thuộc vào nguồn đóng góp của chư Tăng Ni, Phật tử, các mạnh thường quân.

Nội dung bài viết