Khuyến mãi Khuyến mãi
Sám Hối Trong Đạo Phật Và Những Điều Cần Biết

Sám Hối Trong Đạo Phật Và Những Điều Cần Biết

Thanh
Th 6 18/04/2025
Nội dung bài viết

Nếu bạn muốn trút bỏ những lỗi lầm của mình để có cuộc sống yên vui hơn, tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng và thư thái. Bạn cần tìm phương pháp tẩy trừ tội lỗi và bụi hồng trần. Phật giáo gọi phương pháp tẩy trừ đó là sám hối.

Phàm đã sống ở hồng trần thì không ai hoàn thiện. Mỗi người đều có những lỗi lầm của mình, nếu không có lỗi lớn thì cũng có lỗi nhỏ. Lớp bụi hồng trần này nếu muốn tẩy rửa thì cần có hành động sám hối.

Sám Hối Trong Đạo Phật Và Những Điều Cần Biết

 

Sám hối

Chữ “Sám”, tiếng Phạn gọi là Samma. Tàu dịch là “Hối quả”. Kinh nói: “Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá”. Nghĩa là, Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ “Sám hối”, dịch theo tiếng Việt là “ăn năn chừa lỗi”.

Như thế, sám hối có nghĩa là ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ, bất luận là thời gian hiện tại hay tương lai đều tâm nguyện không tái phạm. Sám hối trong đạo Phật là hối lỗi về những sai lầm của quá khứ và không bao giờ phạm lại dù ở hiện tại hay tương lai sau này.

Các phương pháp sám hối trong Phật giáo

Từ “sám hối” là danh từ riêng của đạo Phật được dùng để chỉ hành động ăn năn, hối lỗi cho những người mắc sai lầm. Có nhiều phương pháp sám hối trong Phật giáo.

Tác pháp sám hối

Pháp sám hối này thuộc về sự, phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh, nên gọi là tác pháp.

Khi vào giới đàn, bạn phải thành thật tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm ăn năn và nguyện về sau không tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh, tức là hết tội.

Thủ tướng sám hối

Pháp này thuộc về sự và khó hơn pháp trước. Phật chế pháp này, là sám hối thuộc quán tưởng, cho những người tu hành có trình độ cao, hoặc ở cổ không có Tăng, hay có nhưng không được thanh tịnh.

Muốn tu pháp này, hành giả phải đến trước tượng Phật hay Bồ Tát, thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm, nguyện ăn năn chừa bỏ. Làm như thế từ 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, mãi cho đến khi nào thấy được hảo tướng: như thấy hào quang, hoa sen báu, thấy Phật, Bồ tát đến xoa đầu, … thì mới thôi.

Sám Hối Trong Đạo Phật Và Những Điều Cần Biết

Hồng danh sám hối

Pháp sám hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời nhà Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh “Ngũ Thập Tam Phật” tức là từ Đức Phật Phổ Quang cho đến Đức Phật Nhất Thế Pháp Tràng Mãn Vương, rút 35 hiệu Phật trong Kinh “Quán Dược Vương, Dược Thượng”, với Pháp thân Đức Phật A-Di-Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện tạo thành nghi thức Hồng danh sám hối. Tổng cộng nghi thức có 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.

Nếu ai chí thành kính lễ, thực hiện nghi thức Hồng danh sám hối sẽ diệt trừ được những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời quá khứ.

Vô sanh sám hối

Vô sanh sám hối thuộc về lý sám hối, rất cao và khó, bậc thượng căn mới có thể thực hành được.

  • QUÁN TÂM VÔ SANH: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sanh. Như trong Kinh Kim-Cang nói: “Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại chẳng có, tâm vị lai cũng không”. Quán trong ba thời gian đều không có tâm thì vọng niệm không từ đâu mà có, nếu vọng niệm không có thì các tội lỗi cũng không. Kinh nói: “Tội từ nơi tâm sanh mà cũng từ nơi tâm diệt. Nếu tâm này không sanh thì tội cũng chẳng còn, thế mới thật là sám hối”.
  • QUÁN PHÁP VÔ SANH: Nghĩa là quan sát thật tướng (chân tánh) của các pháp không sanh. Chữ “thật tướng”, nghĩa là cái tướng ấy không sanh không diệt, không hư dối, từ xưa đến nay nó vẫn như thế, không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, suốt xưa thấu nay, nên gọi là thật tướng (Tướng chân thật). Nó cũng có tên là chân như chân tâm, … Khi nhận được thật tướng rồi thì các giả tướng đều không còn. Lúc bấy giờ những tội lỗi (giả tướng) kia không còn gá nương vào đâu mà tồn tại. Trong Kinh Quán Phổ Hiền có chép: “Muốn sám hối, phải quán thật tướng của các pháp thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt”.

Sám Hối Trong Đạo Phật Và Những Điều Cần Biết

Phát triển hạnh lành mới để tiêu trừ tội lỗi cũ

Sau khi làm lễ sám hối, bạn cần phát triển hạnh lành mới để tiêu trừ tội lỗi cũ. Nếu muốn phát triển hạnh lành bạn cần luận về tội lỗi thời gian đã qua.

Luận về tội lỗi thời gian đã qua

Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phổ Hiền Bồ tát có nói: “Nếu tội lỗi chúng sanh có hình tướng thì tất cả hư không cũng không chứa hết”. Thật thế, tội lỗi của chúng sanh chất chồng từ muôn vạn kiếp và truyền nối qua thời gian.

Từ khi sinh ra, lớn lên và già đi, chúng ta phạm phải rất nhiều tội lỗi. Nhiều đến nỗi mà bạn chỉ có thể nhớ những lỗi lớn của mình mà thôi, còn rất nhiều lỗi nhà và lỗi vô tình tạo nên mà bạn không biết.

Chẳng hạn như tính tham lam, lúc mới sinh nào có ai dạy cho mà chúng ta vẫn biết. Cũng không ai bảo chúng ta giận hờn, vậy mà gặp điều gì trái ý, là cau có, la lối. Những tánh xấu ấy một khi phạm phải thì rất sâu sắc, khó dứt trừ. Trong Kinh gọi chúng là “câu sanh phiền não”, hay “bổn hữu chủng tử”, nghĩa là những hạt giống có từ lâu. Những hạt giống xấu này lại còn làm duyên sanh ra các tội lỗi khác, mà trong Kinh luận gọi là “phân biệt phiền não” hay “thỉ khởi chủng tử”. Nghĩa là hạt giống mới nhiễm do ảnh hưởng thời đại, tập quán, phong tục chi phối. “Phân biệt phiền não” thì có thể dễ trừ nhưng “câu sanh phiền não” rất khó trừ.

Cho nên chúng ta không nên sám hối lấy lệ. Chúng ta phải làm sao cho những tính xấu yếu dần, lấy sức mạnh của lòng thành khẩn và chí cương quyết dứt tuyệt các tính xấu, không cho chúng tái sinh. Thực hiện phát triển hạnh lành để tiêu trừ tội lỗi cũ.

Sám Hối Trong Đạo Phật Và Những Điều Cần Biết

Phát triển hạnh lành

Trong lòng mỗi chúng ta không phải toàn chứa đựng những tính xấu xa. Nếu tính xấu đã có từ muôn đời thì tính tốt cũng đã có từ vô thuỷ. Mỗi người đều có Phật tính là cái mầm của muôn hạnh lành, cái mầm ấy đã bị chôn vùi dưới bao lớp dục vọng và si mê của bụi hồng trần.

Nếu muốn tiêu trừ dục vọng thì chúng ta phải tạo điều kiện, cho mầm Phật tính trổ lá, lên hoa, kết trái Bồ đề. Điều kiện làm cho mầm Bồ đề phát triển là những hạnh lành như: Từ bi, hĩ xả, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, … Nếu chúng ta phát triển những tính tốt ấy, tất nhiên những tính xấu không có đất để mọc lên nữa.

Sám Hối Trong Đạo Phật Và Những Điều Cần Biết

Kết luận

Đã là người của nhân gian trần tục thì không ai là không có lỗi lầm. Quan trọng là bạn có biết sám hối những lỗi lầm của mình hay không. Một khi chọn phương pháp sám hối phù hợp trong Phật giáo sẽ giúp bạn có tấm lòng từ bi hơn, tâm thanh tịnh và an nhiên hơn.

Bụi hồng trần cản bước chân người nhân gian, nhưng người có biết cách tẩy trần, có biết cách bảo vệ chân tâm thuần khiết hay không là điều quan trọng nhất? Thay vì để sai lầm này nối tiếp sai lầm kia thì hãy thành tâm sám hối để lòng bình an hơn, sống đời yên vui và hạnh phúc hơn.

Nguồn tham khảo: Vườn hoa Phật giáo
Bài viết: “Tìm hiểu về sám hối trong đạo Phật”

Nội dung bài viết