
Tìm hiểu ngôi chùa Giác Quang nổi tiếng quận 8
Thanh
Th 2 28/04/2025
Nội dung bài viết
Địa chỉ chùa Giác Quang ở đâu ?
Chùa Giác Quang là một trong những ngôi Tổ Đình lâu đời nhất của phật giáo nguyên thủy Việt Nam.
Sau 6 năm kể từ khi Phật giáo Nguyên Thủy du nhập vào nước ta, ngôi chùa Giác Quang đã được xây dựng năm 1945 do hòa thượng Giác Nguyên kiến tạo.
Chùa Giác Quang ngày nay
Ngày nay, ngôi chùa tọa lạc tại quận số 47 đường Lương Văn Can, phường 15, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Đôi nét và Hòa thượng Giác Nguyên người khai sơn chùa Giác Nguyên
Hòa thượng Giác Nguyên có tên thật là Dương Văn Thêm. Trước khi xuất gia, hòa thượng là một người rất có uy tín với xã hội, ngài từng đảm nhận những chức vụ Chánh Lục Bộ, Hương Hào, Hương Quản và Xã Trưởng.
Mặc dù thành danh trên đường đời và có một mái ấm gia đình vô cùng hạnh phúc, nhưng ngài vẫn quyết định xuất gia kể từ khi Phật giáo Nguyên thủy du nhập Việt Nam năm 1939. Trong những năm đầu tiên tu hành ngài vừa tu vừa giới thiệu bạn bè đồng nghiệp và những thân hữu, bạn hữu để biết Phật giáo Nguyên thủy.
Đến năm 1940 thiện nam Dương văn Thêm được sự cho phép của hiền thê rời bỏ gia đình, quê hương yêu dấu và cuộc đời phú quý để sang Nam Vang tìm thầy học đạo và xuất gia. Hòa thượng tế độ đặt cho pháp danh là Giác Quang.
Sau 5 năm tu hành tại sứ sở chùa vàng, ngài quay về Việt Nam xây dựng chùa Giác Quan và truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy.
Kiến Trúc chùa Giác Quang
Chùa có kiến trúc xây dựng theo hệ phái Nam Tông Camphuchia nhưng được cách tân theo văn hóa dân tộc. Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa trên khuôn viên hơn 1.000m2 bao gồm cổng tam quan; khu mặt tiền là Chính điện, giảng đường, tăng xa, nhà trù và trường học; khu mặt hậu là là các liêu thất của chư Ni.
Kiến trúc toàn Chính điện chùa
Cổng tam quan của chùa Giác Quan có kiến trúc khá giống với chùa theo hệ phái Bắc tông, gồm mái ngói nhiề tầng, đỉnh mái công và được trang trí nhiề tượng rồng.
Tòa nhà trung tâm gồm 2 tầng được xây dựng trên nền cao khá khăng trang, kiên cố và hiện đại. Nhìn chung kiến trúc chùa Giác Quang rất đẹp và đặc sắc, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật chùa Nam tông và Bắc tông một cách hài hòa.
Bên trong chùa Giác Quang
Bước qua cổng tam quan chùa, phía bên phải là một khu trường học được xây dựng từ khi thành lập chùa. Đi vào phía trong hơn 10m phía bên trái là Chính Điện.
Bên trong chánh điện thờ duy nhất một tượng Phật tổ, trang trí theo dạng tam cấp, tầng cao nhất là tôn trí Xá lợi Phật tổ, tầng thứ nhì tôn trí tượng Phật tổ, tầng thứ ba là đặt bát nhang để dâng hương cúng Phật hằng ngày.
Chính điện chùa
Trước tam cấp này là một bộ ghế sơn son, thếp vàng do quân đội Hoàng gia Thái Lan hiến cúng, sử dụng cho việc tôn trí những tượng Phật Thích Ca loại nhỏ bằng đồng, tư thế đứng, nằm, ngồi.
Hai bên tam cấp là hai tủ kinh Tam Tạng, một tủ chứa đựng Tam Tạng bằng tiếng Anh, còn tủ khác đựng Tam Tạng bằng Pàli-Miên.
Bức tường hậu chánh điện đồng thời là mặt tiền chùa Giác Quang có vẽ tượng Phật Thích Ca nhập Níp-bàn rất đẹp.
Khi chúng ta đi ngoài đưỡng Lương Văn Can là nhìn thấy tượng Phật. Vì thế, nên người ở đây thường gọi chùa này là chùa Phật Nằm.
Khuôn viên sân chùa
Hai bức tường hai bên của Chánh điện treo nhiều bức ảnh về cuộc đời Ðức Phật Thích Ca. Trước sân chánh điện có tạo ba Phật cảnh để cho Phật tử lễ bái, một tượng Bồ tát khổ hạnh, tượng thứ hai Phật nhập Níp bàn, tượng thứ ba đức Phật an cư trong rừng một mình, xung quanh có chú khỉ và bạch tượng. Hằng ngày, chỉ vào giờ công phu chiều quý bà mới lên chánh lễ bái điện, hoặc những ngày lễ Trai tăng lớn.