
Mâm thờ cúng rằm gồm những gì?
Thanh
Th 6 09/05/2025
Nội dung bài viết
Cúng rằm gồm những gì?
Việc cúng rằm hoặc cúng ngày mồng 1 mỗi tháng được xem là việc làm thường xuyên của các hộ kinh doanh hoặc các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam. Tùy theo quy mô công ty hoặc hàng quán mà mâm cúng rằm cũng có đôi chút khác biệt.
Thông thường nhất thì vào ngày rằm tức ngày 15 âm lịch mỗi tháng thì ánh trăng sáng nhất và đẹp nhất, thời điểm này được biết đến như là một thời khắc giao thoa giữa tâm hồn người và ánh trăng. Theo quan niệm vào thời gian này con người sẽ được ánh trăng rọi tỏ vào và trơ thên sáng xuốt tỏ tường như ánh trăng rằm ấy.
Vậy cúng rằm gồm những gì?
Cúng rằm bao gồm việc cúng các loại như là :
+ Hương hoa để dân lên thần linh
+ Rựu trắng cùng nước để giải khát
+ Hoa quả, đặc biệt là trái cây trong đó chuối để cúng thần tài và ông địa
Ngoài ra còn kèm theo vàng mã để hóa vàng cho các vị khuất mặt khuất mày nhân ngày này. Ngoài các doanh nghiệp lớn, hoặc công ty thì vào ngày này còn cúng kèm theo chè xôi bánh trái kèm gà luộc hoặc heo quay..
Ngoài ra những ngày rằm trong thì hai ngày rằm lớn nhất đó là rằm tháng giêng và rằm tháng 7 là quan trọng và được cúng lớn nhất.
Cúng rằm tháng giêng :
Có thể nói ý nghĩa của câu " Lễ phật một năm không bằng cúng rằm tháng Giêng " đã nói lên được tầm quan trọng của mâm cúng lễ rằm tháng giêng. Cúng rằm tháng giêng nhằm mục đích là ca tụng tết nguyên tiêu ( rằm đầu tiên của năm mới) Vào ngày này thì các phật tử thường đi chùa để cầu bình an cho gia đình và cho chính mình.
Từ xưa thì rằm tháng giêng đã được xem là một lễ hội quang trọng, Các hội làng hội truyền thóng thường diễn ra vào ngày rằm hoặc trong tháng giêng mang nhiều bảng sắc văn hóa của Việt Nam. Từ xưa các vua chúa xem rằm tháng Giêng như là một buổi lễ cầu cho quốc thái dân an cùng xã hội anh bình mọi nhà đều an vui.
Rằm tháng giêng mang đậm văn hóa bản sắc dân tộc và tín ngưỡng phật Giáo, nó còn là một sự dung hòa giữa các nền văn hóa của các nước bạn cùng nền văn hóa truyền thống bản địa. Có thể nói ngày tháng giêng cũng là diệp mà nhiều người có duyên với Phật Pháp chọn để quy y của phật.
Vậy mâm cúng rằm tháng giêng gồm những gì ?
– Mâm cúng rằm tháng giêng sẽ bao gồm những món ăn tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương dưới đây là mâm cúng của một gia đinh miền nam
+ Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong văn hóa thờ cúng của Việt Nam, món ăn bản sắc độc đáo này đã là tượng đài bất hữu về nền ẩm thực một không hai trên thế giới. Như một sự tượng trưng hữu hình cho trời dất dung hòa xanh ngắt, bánh chưng cầu cho một năm mới đầy đặn và vuông tròn như hình thể của nó vậy.
+ Có thể nói Xôi gấc là một món ăn không thể thiếu trong bất kì một buổi tiệc nào tại Việt Nam, từ lâu nó đã dược dùng như sản vật thờ cúng được ưu ái nhất. Cũng giống như cơm gạo, hạt xôi gấc tượng trưng cho hạt ngọc của trời thơm tho và ngon ngọt.
+ Hoa quả được cúng vào ngày này sẽ bao gồm những loại như là : Xoài, bưởi, mẵng cầu, thanh long và cam.. tùy từng vùng mà các loại quả này có thể biến tấu sao cho phù hợp.
+ Bánh trôi nước một tượng trưng cho sự trôi chảy trong làm ăn kinh doanh cũng như đời sống inh tế gia đình.
+ Gà luộc Gà không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà trong các ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn không thể thiếu.
+ Giò chả Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng. Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay món chân giò lợn bằng giò chả.
+ Dưa chua Mâm cỗ mặn truyền thống là phải yêu cầu có đầy đủ các vị, trong đó không thể không nói đến vị chua của món dưa món đậm đà hương vị những ngày đầu năm. Dưa món thường được chuẩn bị trước Tết Nguyên Đán, nên trong việc chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm đầu năm sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều.
Ngoải ra còn có một mâm cơm gạo trắng được bày ngăn nắp như một bữa cơm gia đình hằng ngày. Mâm cúng rằm trong năm mới có sự hài hòa giữa các vị của trời đất cầu cho một năm mới với sự đầy đủ sung túc như bàn cổ này.
Văn khấn Tết nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
– Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
– Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Cúng rằm tháng 7
Rằm tháng bảy được biết đến là một mùa ăn chay của nhiều tín đồ phật tử khắp cả nước, cúng rằm tháng 7 còn gọi là cúng cô hồn. Vào ngày rằm tháng 7 theo tương truyền vào ngày 2 đến ngày 14 âm lịch thì cổng địa ngục sẽ mở ra và các vong hồn không siêu thoát nhân cơ hội này lẽn về trần tục do còn lưu luyến.
Việc cúng rằm tháng bảy thường diễn ra trước ngày 15 tùy nhà cúng sớm hay cúng muộn từ ngày 2/7 đến 14 tháng 7. Cũng có nhiều người hiểu lầm giữa rằm tháng bảy cùng lễ Vu Lang, hai lễ này là hai cái khác biệt nhau hoàn toàn chỉ trùng thời điểm nên gây sự hiểu lầm cho nhiều người.
Cúng rằm tháng 7 là việc làm xá tội vong nhân, cúng thí cho các vong hồn không có người thờ cúng vừa làm phúc và cũng vừa tránh được sự quấy phá của họ đến gia đình và công việc làm ăn. Nhưng nhớ lưu ý là không bao giờ được đặt bàn thờ cúng cô hồn, cúng rằm tháng bảy ở trong khuôn viên nhà chỉ nên đặt trước sân và không cần bái vọng.
Mâm cúng sẽ bao gồm :
Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).
Sắm lễ:
– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Hiện nay, nhất là khu vực chợ lớn nhiều gia đình người hoa cúng rằm tháng 7 có xí vía tiền mệnh đề lớn điều này là không nên, gây sự tranh giành cùng nhiều điều không tốt cho những thanh thiếu niên chuyên đi giật tiền này. Cúng cô hồn chết mà tạo thêm cô hồn sống thì lại đang hại trực tiếp xã hội.
Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đâu
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:………………………….
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!