
Tại sao người ta thường đặt tượng Sư Tổ Đạt Ma trong nhà ?
Thanh
Th 3 22/04/2025
Nội dung bài viết
Ý nghĩa của hình tượng sư tổ Đạt Ma đối với đời sống tâm linh của người Việt
♦ Trong cuộc sống, bên cạnh các vấn đề về vật chất như cơm áo gạo tiền lo toan tất cả từ công việc, học hành cho đến thi cử… thì đời sống tâm linh ( đời sống tinh thần của chúng ta rất cần được chú trọng). Thờ Phật, thờ thánh thần không phải nghĩ rằng họ sẽ đem đến cho chúng ta những giá trị vật chất, mà để chúng ta tin và có động lực để nỗ lực hơn, rồi làm nên vật chất, chỉ cần vững niềm tin, con người có thể vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ.
Vì vậy, trong gia đình mỗi người Việt, truyền thống thờ cúng luôn được duy trì và phát huy từ thế hệ này qua thế hệ khác, không chỉ thờ cúng ông bà tổ tiên ( những người có công ơn sinh thành, nguồn gốc của mỗi người) mà còn thờ các vị thần linh với mong muốn nhận được sự phù hộ, độ trì như : Thần Phật, Thần Tài thổ địa, 18 vị La Hán, Quan Công ( 1 nhân vật lịch sử ), Tam Đa , và Đạt Ma Sư Tổ
Ý nghĩa hình tượng Đạt Ma Sư Tổ trong là gì ? Ngài là ai ?
Đạt Ma Sư Tổ hay Bồ Đề Đạt Ma được biết đến là vị Phật thứ 28 của nhà Phật sau Thích- ca-mâu-ni. Theo các nguồn tài liệu cho biết thì còn rất ít thông tin về Đạt Ma sư tổ, nhưng điều quan trọng nhất để người ta biết về ông đó chính là : Bồ Đề Đạt Ma là tổ sư của môn phái thiền tông, một nền móng vững chắc để xây dựng nên môn phái võ học vang danh thiên hạ như thiếu lâm tự ngày nay.
Bồ Đề Lạt Ma tên thật là Bồ Đề Đa La (Bodhi Tara), con thứ ba của vua Chí Vương, thuộc giòng Sát Đế Ly, nước Quốc Hương, Nam Thiên Trúc (vùng cao nguyên Dekkan), thuộc phía nam Ấn Độ.
Hình tượng Bồ Đề Đạt Ma trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt là một vị Phật tổ với ý chí mạnh mẽ, lòng kiên định và sưc mạnh.
Bồ Đề Lạt Ma là pháp hiệu, được đặt khi bái sư với ngài Bát Nhã Đa La (Prajanatra), một tổ sư Thiền Tông đời thứ 27 của Ấn Độ. Một hôm, Tổ gọi Bồ Đề Lạt Ma đến truyền pháp và dạy rằng:
“Sáu mươi năm sau ngày ta viên tịch, đệ tử nên lưu hành sang Đông Độ Trung Hoa truyền đạo, vì môi trường hướng Đông rất thích hợp với Thiền Tông.” Tiếp theo đó, Bồ Đề Lạt Ma được sư phụ truyền thụ y bát, để kế thừa nhiệm vụ Tổ Thiền Tông Ấn Độ đời thứ 28.
Tại Ấn Độ, Tổ sư Bồ Đề Lạt Ma nhận thấy niềm tin của Phật tử đã bị xáo trộn, vì sự phân hóa của Phật Giáo, gây nên bởi sáu đại môn đồ của ngài Phật Đà Tiên, trở thành sáu tông phái khác nhau, với tư tưởng xa dần nguyên lý Phật giáo như: Hữu Tướng Tông, Vô Tướng Tông, Định Huệ Tông, Giới Hạnh Tông, Vô Đắc Tông, Tịch Tịch Tông.
Do đó, ngài đã ra công thuyết phục được sáu vị lãnh đạo sáu tông phái này trở về nguồn chánh pháp đạo Phật. Cũng như, ngãi đã cảm hóa được vua Dị Kiến tỉnh ngộ, vì vua tin vào các tà thuyết xúi dục, ngăn cấm sự bành trướng của Phật Giáo Ấn Độ lúc bấy giờ.
Để thực hiện lời di huấn của thầy mình, vào năm 517, Tổ sư Bồ Đề Lạt Ma từ giả Ấn Độ, dùng thuyền vượt biển, trong ba năm, đến Quảng Châu, Trung Hoa vào ngày 21 tháng 9 năm 520 (Canh Tý), triều Lương Võ Đế, niên hiệu Phổ Thông thứ bảy.
Đến ngày mồng 1 tháng 10 năm 520 (Canh Tý), ngài được vua Lương Võ Đế triệu vào cung Kim Lăng giảng đạo. Sau mười chín ngày thuyết giảng tại triều đình, ngài thất vọng vì căn cơ của nhà vua và các triều thần không thể lãnh hội được những tư tưởng Thiền của ngài trong đề tài Đạt Ma Huyết Mạch Luận gồm có: Phật Tâm, Phật Tánh, và Pháp Thân, . ngài tự thán với bài kệ sau:
“Nhất tiển tầm thường, lạc nhất điêu,
Cánh gia nhất tiển, dĩ tương thiêu.
Trực quy thiếu thất, phong tiền tọa,
Lương chúa hưu ngôn, cánh khứ chiêu.”
Dịch nghĩa tạm như sau:
“Mỗi mũi tầm thường, lạc chim điêu,
Mũi tiếp dồn thêm, đốt cháy tiêu.
Trực chỉ Thiếu Lâm, ngồi vách đá,
Vua Lương thôi chớ, thỉnh cùng kêu.”
Sau đó ngài cô đơn từ giã cung Kim Lăng, vượt sông Dương Tử, qua vùng Bắc Giang, nhập cảnh nước Ngụy, đến Lạc Dương, dừng chân tại chùa Thiếu Lâm Tự, thuộc núi Tung Sơn, vào ngày 23 tháng 11 năm 520 (Canh Tý) đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Minh Đế, niên hiệu Chánh Quang Nguyên. Tại Thiếu Lâm Tự, ngài ngồi im lặng, mặt hướng về vách đá để tham thiền nhập định. Người đời lúc bấy giờ gọi ngài là Bích Quán Bà La Môn, nghĩa là thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách (theo Cao Tăng Truyện).
Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gốm sứ Bát Tràng phong thủy tâm linh
Hình tượng của Bồ Đề Đạt Ma đi vào huyền sử với hình ảnh đầy sự cao quý, Ngài sống với sự tôn kính trong tư tưởng, tâm tưởng của người đời.
Và để ghi nhớ về Ngài, đồng thời mong muốn nhận được sự phù hộ, độ trì của Ngài, những người nghệ nhân gốm sứ đã chế tác ra hình tượng của Đạt Ma Sư Tổ
Tượng Bồ Đề Đạt Ma Bát Tràng được tạc với hai màu sắc chủ đạo là men xanh Bát Tràng và men rạn, phù hợp với thi hiếu thẫm mỹ của người mua. Vừa đem lại vận may trong phong thủy, vừa thể hiện tính thẫm mỹ cao, sự hiểu biết và đẳng cấp của người mua.