
4 Phong tục truyền thống cần tìm hiểu trong những ngày Tết của dân tộc
Thanh
Th 3 22/04/2025
Nội dung bài viết
4 Phong tục truyền thống : Tục đốt pháo ngày Tết
Phong tục truyền thống ngày Tết của người Việt rất nhiều đa dạng và mỗi một phong tục lại mang một ý nghĩa riêng biệt và được ông bà ta duy trì phát huy qua nhiều thế hệ. Cứ mỗi dịp Tết về, con cháu lại quây quần đông đủ , sum họp chia sẻ gắn kết tình và không quên thực hiện các tục lệ truyền thống. Tuy có nhiều tục lệ ngày Tết khác nhau, phù hợp với mỗi dân tộc mỗi vùng miền nhưng có lẽ 4 phong tục truyền thống ngày Tết của dân tộc sau đây luôn được thực hiện không phân biệt vùng miền, tôn giáo, đạo giáo.
Tục đốt pháo trong đêm giao thừa
Bánh chưng chất chặt từng hai chiếc
Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu
Trừ tịch kêu vang 3 tiếng pháo
Nguyên tiêu cao ngất một cành tiêu
Người Việt quan niệm rằng, đốt pháo là để cho vui cửa vui nhà đón chào một năm mới đầy may mắn. Thời khắc giao thừa đến, nhà nhà đốt pháo ầm ĩ, người người đua nhau ngắm pháo nếu như nhà mình trong im lặng mà không có tiếng pháo vang lên . tiếng pháo như tiếng trống thúc dục của thời khắc, hòa cùng những khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời.
Đốt pháo không chỉ là để đón Xuân mà đốt pháo còn là một tập tục để tiên đoán trước một năm làm ăn của gia đình đó như thế nào. Nếu như năm nào gia đình nào mà đốt pháo không nổ hay pháo bị xì thì xem như năm đó làm ăn không may mắn.
“ Thiên hạ xác rồi lại đốt pháo
Nhân tình bạc thế lại bôi vôi”
Tú Xương từng khiến màn đốt pháo trở nên đặc sắc với bức tranh hý họa như thế đấy. Cứ mỗi dịp Tết đến,. lũ trẻ trong làng ngoài ngỏ đều no nức đợi đến những tiếng nổ to vang lên, khói xanh tỏa trong không gian mang theo “ hương vị của ngày Tết”.
Trước kia, người ta đốt pháo vào đêm giao thừa sau đó khi ai đến nhà chúc Tết, tiếng pháo cũng đều bay lên.
Pháo đốt trong ngày Tết có nhiều loại: pháo trung pháo đại pháo nhỏ và pháo tràng tạo nên những âm thanh rất nhộn nhịp.
Ngày nay, việc đốt các loại pháo nổ đã bị cấm và thay vào đó là những tràng pháo hoa tung bay khắp trời cũng tượng trưng cho những điều may mắn và an toàn hơn cho mọi người. Tuy nhiên, ở một số nơi người ta vẫn đốt lén pháo nhỏ nhưng rất cẩn thận và đâu đó trong tâm thức mọi người vẫn nghe văng vẳng đâu đây tiếng pháo báo hiệu mùa xuân Về.
Tục Xuất hành hái lộc
Xuất hành hái lộc là một trong các phong tục truyền thống đẹp và có ý nghĩa của người Việt. Đầu năm, người Việt có tục Xuất hành ra khỏi nhà để hái lộc và cầu may mắn bình an. Trước khi Xuất hành, người ta sẽ chọn ngày và giờ để mong gặp được ngày giờ Tốt. Thông thường, người ta đi theo các hướng tốt, hướng hợp phong thủy, hợp tuổi mạng. Tục xuất hành canh theo chiều gió, khi ra khỏi nhà người ta sẽ dựa theo chiều gió và hướng gió để đoán biết năm nay mới như thế nào.
Gió Nam : chỉ đại hạn
Gió Tây : chỉ cướp bóc loạn lạc
Gió Tây Nam : chỉ bệnh dịch tả
Gió Bắc : chỉ được mùa vừa phải
Gió Tây Bắc : chỉ được mùa đỗ đậu
Gió Đông : chỉ có lụt lớn
Tục xuất hành đầu năm mới rất được người ta chú trọng với mong muốn một năm mới gặp nhiều may mắn và bình an.
Tục Xuất hành còn căn cứ vào : giờ xuất hành và ngày xuất hành : thông thường người ta sẽ chọn ngày mùng 1.
Có hai hướng để xuất phát đó là hướng Thần Tài và Hướng Hỷ Thần.
Khi đến chùa Lễ Phật, sau lễ bái lạy, người ta sẽ bẻ lấy 1 cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc.
Xem thêm : Ý nghĩa tục lệ gói bánh chưng bánh giầy ngày Tết Những kiêng kỵ nào trong tục xông đất ngày TếtTục múa lân ngày Tết
Thông thường, khi nhắc đến mua lân, người ta sẽ nghỉ ngay đến Tết Trung Thu hay những ngày lễ khai trương. Tuy nhiên, ở một số địa phương thì thường có tục múa lân dịp Tết với ý nghĩa : những năm tháng vận hạn xuôi cũ sẽ theo lân ra ngoài, chỉ còn lại những may mắn bình an. Những nhà giàu có sẽ rước những đầu múa lân thật đẹp về nhà để cầu may mắn.
Tục truyền rằng : Lân tức là Ly hay Nghê là biểu tượng của lòng nhân ái, chính vì vậy ở đâu xuất hiện Lân ở đó sẽ xuất hiện thánh nhân. Mỗi lần kỳ Lân xuất hiện là thiên hạ được thái bình yên an, vì vậy Tết đên người ta sẽ có tục múa lân.
Tục mừng tuổi trong ngày Tết
Tặng tiền mừng tuổi ( tiền lì xì ) trong những ngày đầu năm hay những dịp lễ là một phong tục phổ biến của các nước Á Đông và vốn rất phổ biến ở Việt Nam, người ta sẽ tặng nhau những đồng tiền may mắn nhân dịp đầu năm.
Tục mừng tuổi trong dịp Tết thông thường dành cho những đứa trẻ , người lớn sẽ bỏ tiền vào những chiếc bao lì xì đẹp rồi đem chúng cho những đứa trẻ với mong muốn cho chúng may mắn, học hành chăm chỉ và khỏe mạnh.
Và tục mừng tuổi con cháu dành cho ông bà bằng những bao lì xì đỏ thắm với lời chúc sức khỏe thọ tỷ nam sơn.
Nguồn gốc của từ “ tiền xì lì” bắt nguồn từ đâu ?
Tiền mừng tuổi hay tiền lì xì được bắt nguồn từ Trung Quốc theo nghĩa của từ “ lợi thị hoặc lợi sự và được đọc là “li shi” theo tiếng Quan Thoại. Có nghĩa là một món đồ, một món hàng mang đến lợi lộc vận tốt hay vận may.
Món tiền lì xì thường là không lớn, tuy nhiên người ta sẽ cảm thấy rất vui khi nhận được chúng. Thông thường, tiền lì xì chỉ là những người lớn tuổi hơn dành cho cho người nhỏ, người nhỏ tuổi không mừng tuổi người lớn hơn, như vậy được xem là không tốt và hỗn láo.
Tuy nhiên, ngày nay tục mừng tuổi đã trở nên cởi mở hơn, những người nhỏ tuổi cùng những người chưa lập gia đình và có điều kiện thu nhập kinh tế có thể mừng tuổi cho các vị trưởng bối cao niên.
Sáng sớm ngày mùng 1, các con cháu tụ họp lại làm lễ trước bàn thờ gia tiên, thắp nhang bái lạy sau đó đến chúc Tết những người lớn tuổi trong nhà và mừng tuổi mọi người. Một ngày đầu năm đầy ý nghĩa và vui vẻ.