
Bài văn khấn cúng ngày giỗ – Văn cúng giỗ thường – giỗ hằng năm cần bày trí những vật phẩm gì ?
Thanh
Th 3 06/05/2025
Nội dung bài viết
Bài văn cúng giỗ thường
Phong tục thờ cúng gia tiên của người Việt rất nhiều nghi thức, trong đó riêng hình thức cúng giỗ đã chia ra rất nhiều : nghi thức cúng giỗ 49 ngày, nghi thức cúng giỗ đầu đầu kèm bài văn cúng giỗ đầu, nghi thức cúng giỗ thường ( giỗ hằng năm) kèm bài văn cúng giỗ thường.
Đối với nghi thức cúng giỗ thường, giỗ hằng năm rất quan trọng, đây là dịp để những người sống, con cháu tưởng nhớ đến những người đã khuất, để con cháu sắm sửa một bàn thờ với các vật phẩm thờ cúng trang nghiêm dâng lên tổ tiên của mình. Mỗi năm chỉ có một lần giỗ , vậy nên truyền thống của người Việt là con cháu thường sẽ tập trung trở về nhà để chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ
Chuẩn bị mâm cổ và vật phẩm thờ cúng, văn cúng giỗ thường như thế nào mới đúng?
Bàn thờ gia tiên không phải đế ngày cúng giỗ mới chuẩn bị các vật phẩm mà mỗi ngày, chính nơi đây là đời sống tinh thần mỗi ngày của chúng ta. Nhìn vào bộ bàn thờ gia tiên có thể đánh giá được vấn đề tâm linh, đời sống và sự tôn kính, truyền thống đạo nghĩa của những người con cháu trong gia đình.
Trên bàn thờ gia tiên cần những vật phẩm nào ?
Bát hương thờ : Vật phẩm quan trọng nhất và không thể thiếu đối với một bộ bàn thờ gia tiên chính là Bát hương thờ. Vì sao ?
Bát hương là nơi dâng hương lên gia tiên, được xem là nhà để ông bà, cha mẹ tổ tiên chúng ta trở về chứng dám những điều tốt đẹp nhất mà con cháu dâng lên cho mình. Bát hương trên bàn thờ gia tiên ứng với số lẽ 3 – 7 hoặc 12 ứng với kiếp người phải trải qua sinh – lão – bệnh – tử. Thông thường trên bộ bàn thờ gia tiên được bày 3 Bát hương. Tốt nhất nên dùng các loại bát hương bằng gốm sứ và Bát hương Bát Tràng trở thành vật phẩm tâm linh hàng đầu.
Quan trọng nhất trong Bát hương chính là tro. Loại tro này cần phải được sử dụng tro sạch, phủ đầy lòng bát hương gần đến miệng, chú ý không để tràn tro lên miệng bát hương. Trong Bát hương đặt cốt bát hương – đó là một túi rất nhỏ ghi họ tên tuổi, và ngày mất của người đã khuất.
Một vật phẩm quan trọng khác nên trong một bộ bàn thờ gia tiên đó là đôi lục bình thờ cúng
Lộc bình thờ là đôi song bình may mắn, có tác dụng đem lại vận may và tiền tài cho gia chủ. Từ lâu ở các thời vua chúa hàng ngàn năm trước, các đôi lục bình thờ cúng đã xuất hiện bên cạnh bộ bàn thờ gia tiên với mong muốn : cầu được sự chứng giám và phù hộ cho con cháu cuộc sống ấm nó đầy đủ .
Bên cạnh đó trên bàn thờ gia tiên cần bày trí thêm các vật phẩm như : mâm bồng thờ, lọ hoa thờ, ống đựng hương ( ống nhang thờ), mận rượu thờ, bát sen thờ, đặc biệt là chóe thờ ( hũ chóe đựng muối gạo và nước sạch trên bàn thờ)
Mâm cơm cúng ngày giỗ thường cần gì ? Bài văn cúng giỗ thường
Để chuẩn bị một mâm cơm cúng ngày giỗ thường tùy thuộc vào phong cách và văn hóa ẩm thực của từng vùng Miền Bắc Trung Nam. Tuy nhiên đều sẽ có những món cơ bản sau cũng giống với mâm cơm cúng gia tiên thông thường bao gốm các món ăn:
1 con gà cúng : Gà cúng là món không thể thiếu trong mâm cúng gia tiên. Khác với cúng thần linh, cúng nhập trạch hay cúng xin bốc bát hương về nhà mới phải để nguyên con. Gà cúng giỗ hằng năm thường được làm sạch, luộc chín, chặt thành từng miếng nhỏ ròi xếp thành hình con gà lên dĩa cúng.
Một dĩa nem, giò chả : món nem và giò chả cũng tùy thuộc vào khẩu vị của từng vùng miền nhưng không thể thiếu trên mâm cúng dỗ thường được
Bên cạnh gà, thịt heo cũng là món cần có trên mâm cúng dỗ. Thường thì sẽ là món thịt luộc, bày thành hình tròn lên dĩa
Món xào : để hoàn thành mâm cơm cúng dỗ hoàn chỉnh không thể nào thiếu đi món xào được : thông thường món xào sẽ là đậu ve xào thịt ( đối với người trung), miến xào lòng gà hay miến xào thịt ( đối với người Bắc) và món hành tây xào thịt bò, rau củ xào là món của người Nam.
Cuối cùng của mâm cơm chính là món canh : canh có thể là canh khổ hoa nhồi thịt, canh xương hầm rau củ….
Bên cạnh đó, tùy theo sự cầu kỳ và phong cách ẩm thực có thêm các món phụ như : bánh tét, lagu, cà ri hay các món thịt kho, thịt chiên……
video lắp đặt bộ bàn thờ gia tiên :
Bài văn cúng giỗ thường – văn khấn trong ngày thường
Bên cạnh bày biện các vật phẩm thờ cúng, mâm cơm thờ cúng thò bài văn cúng giỗ thường rất quan trọng. Đây là lời mời mà gia chủ dùng để thể hiện sự thành tâm, xin được sự chứng dám của ông bà tổ tiên nên đòi hỏi sự thành kính và trang nghiêm
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần)
Con kính lạy ngài Bản gia Táo quân, ngài bản gia thổ công, Long Mạch Thân Tài.
Con kính lạy các vị thần linh cai quản trong xứ này
Con lạỵ ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân
Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này
Hôm nay là ngày … tháng….. năm ….. tín chủ con cùng gia đình dọn đến đây ( địa chỉ ….. )
Ngày trước giỗ tiên – Tiên thường …………
Tín chủ con là ………..
Ngụ tại … (địa chỉ )
Nhân ngày mai là ngày của …
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật để kính dâng lên trước tọa tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn câu trình.
Kính cáo bảo bản gia Thổ công, Táo Quân Long Mạch và các vj thần linh cúi xin chứng minh và phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các tiên linh Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về âm hưởng
Chúng con lễ bạc tâm thành cuối mong được phù hộ độ trì
Nam Mô A di Đà Phật ( 3 lần).