
Bạn biết gì về Thủ tuế – Tục giữ năm trong đêm trừ tịch?
Thanh
Th 7 03/05/2025
Nội dung bài viết
Thục thủ tuế là gì ?
Nói đến những phong tục truyền thống của người Việt vào dịp Tết thì rất nhiều, mỗi tục lại có những nét riêng biệt và độc đáo mang ý nghĩa khác nhau. Nếu như tục gói bánh chưng bánh giầy thờ cúng, tục lệ xông nhà ngày Tết, tụng thăm viếng tặng biếu quà nhau vào Tết đều phổ biến mà ai ai cũng biết thì còn có một tục lệ mà nhiều người chưa biết đến đó là thủ tuế.
Chưa biết đến “ thủ tuế” chứ không có nghĩa chúng ta chưa thực hiện phong tục này bao giờ, mỗi năm chúng ta đều giữ gìn phong tục “ thủ tuế”. Đây chính thức là tục lễ giữ năm trong đêm trừ tịch
Đêm trừ tịch là đêm 30 ngày cuối cùng của một năm và là thời khắc trước giao thừa. Trong đêm trừ tịch, mọi người sẽ cùng nhau quây quần bên gia đình, có thể là bên đống lửa, nướng thịt và làm lễ tiễn đưa năm cũ. Mọi người sẽ cùng nhau vui vẻ từ trước giao thừa cho đến sau giao thừa, có những nơi người ta thức tới sáng. Đây gọi là lễ giữ năm trong đêm trừ tịch.
Nguồn gốc của tục thủ tuế – giữ năm trong đêm trừ tịch bắt nguồn từ đâu ?
Tục truyền lại rằng, xưa kia ông trời rất thương yêu dân chúng. Vào đêm 30 tháng Chạp sẽ mở cổng trời đem vàng bạc trong kho rắc xuống trần gian cho người nhận, tuy nhiên quy định của nhà trời, những kẻ có lòng tham sẽ không được hưởng và khi nhặt được vàng bạc thì phải đóng cửa nhà đợi trời sáng hẳn mới mở ra.
Ở một gia đình họ Lý nọ, có 2 người con trai sống chung với mẹ. Mặc dù bà mẹ là người nhân hậu thật thà, tuy nhiên 2 người con trai lại có tính tình trái ngược nhau. Trong khi người em rất thật thà thì người anh lại vô cùng tham lam. Khi cổng trời mở cửa, người anh nhặt được vàng không đem vào nhà cất đi, đóng cửa lại mà mở toang hoang cửa nhà ra, tất cả số vàng liền biến thành đá. Người em thì làm theo nên sống cuôc sống rất giàu có.
Về sau, ông trời nhận thất dưới trần gian có nhiều tham lam nên quyết định đóng kín cửa nhà trời không ban phát vàng bạc nữa. Tuy vậy, trong đêm trừ tịch người ta vẫn hy vọng nhận được những điều tốt lành và may mắn nhất biết đâu ông trời sẽ lại một lần nữa mở cửa nhà trời. Cứ như vậy, người ta quây quần bên nhau, năm liền năm tạo và giữ gìn tục giữ năm trong đêm trừ tịch cho đến ngày hôm nay.
Có thể bạn chưa biết những điều thú vị trong đêm trừ tịch
Nếu như ngày nay, trong đêm trừ tịch người ta tổ chức các buổi lễ, nghi thức như ăn uống, quây quần bên nhau uống rượu để giã từ năm cũ thì vào thời thượng cổ người ta lại tổ chức lễ trừ tà trong đêm trừ tịch
Ở thời thượng cổ, người ta rất sợ ma quỹ, hay quỷ thần, vui chơi quên Tết thường xảy ra những điều không mong muốn hay xui rủi, đó là do quỷ quái đã gây ra cần phải cử hành các hoạt động trừ quỷ.
Cứ đến đêm trừ tịch nhiều người sai con trai đeo mặt nạ ( loại mặt nạ mà người ta cho là trừ được quỹ ) mặc áo màu đỏ đen sau đó đánh trông khua chiêng để xua đuổi bách quỷ, xui xẻo bệnh tật trong gia đình…… Nghi thức này đã được cung đình ngày ấy tổ chức rất lớn. Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay, so sự phát triển cửa xã hội thì nghi thức này đã dần được thay thế bằng những tục lệ vui vẻ hơn như : tục lệ hái lộc, đi chùa giao thừa, tục lệ chúc Tết thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới
Tuy có nhiều thay đổi trong phong tục giữ năm trong đêm trừ tịch ngày nay nhưng điều không thay thế được chính là mọi người vẫn sẽ thức đón giao thừa từ năm cũ sang năm mới để nhận được những điều may mắn nhất.