
Bàn thờ cũ nên bỏ hay đốt?
Thanh
Th 5 08/05/2025
Nội dung bài viết
Thay bàn thờ mới thì phải làm như thế nào
♦ Trong nhiều năm chuyên kinh doanh buôn bán các loại bàn thờ, và bộ đồ thờ cúng bằng sứ Bát Tràng chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp khách hàng muốn thay đổi bàn thờ cũng như các vật dụng thờ cúng của gia đình sao cho trang trọng và phù hợp với không gian nhà ở. Câu hỏi đặt ra ở đâu đó chính là khi thay bàn thờ mới thì bàn thờ củ làm gì ? Hoặc bàn thờ cũ có nên vứt bỏ hay không ?
Bàn Thờ Cũ Nên Làm Gì ? Bỏ Hay Đốt ?
♦ Nhiều gia đình khi thay mới bàn thờ của nhà mình thường mang bàn thờ củ mang đi vứt bỏ hoặc vứt xuống sông cho mát ( theo hủ tục dân gian ) đây được xem như là việc làm sai và ảnh hưởng không chỉ đến vệ sinh môi trường mà còn bất kính với tổ tiên. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ về cách làm đúng khi giải quyết bàn thờ cúng củ của gia đình như thế nào.
Xem Thêm :
Nhổ chân nhang vào ngày nào là đúng nhất ? Bài giảng của thầy Thích Minh Quang :
Xem Thêm : Bạn đã biết bộ bàn thờ đầy đủ gồm những gì chưa ?
Bàn thờ cũ không dùng phải làm sao
♦ Việc thay bàn thờ mới là việc hiển nhiên và nên làm khi mà bàn thờ cũ đã không còn phù hợp với không gian nhà ở hoặc không còn đảm bảo chất lượng vì quá cũ, xuống cấp. Thay bàn thờ mới còn thể hiện được sự kính trọng và là cái tâm của gia chủ khi chăm chút cho góc tâm linh của gia đình, chăm chút cho nơi thờ vọng khang trang trịnh trọn hơn nữa.
♦ Nếu như trước đây có tục truyền rằng khi thay bàn thờ mới thì đem bàn thờ cũ đó mang đi bỏ hoặc vứt xuống sông. Điều này hoàn toàn sai vì ngoài việc gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn là một sự bất kính đối với tổ tiên.
Chủ Đề Mới Cập Nhật :
Bài Văn Khấn Cúng Ông Táo Về Trời Ngày Hôm Nay 23 Tháng Chạp
Vậy thì làm gì với bàn thờ cũ ?
♦ Có thể nói mọi thứ sinh ra từ đất thì nên cho nó trở về với đất, Bàn thờ cũng vậy. Khi muốn thay đổi bàn thờ mới thì việc đầu tiên là chúng ta hãy khấn vái xin phép các chư thần cùng gia tiên. Sau khi đã tiến hành khấn vái xong thì chúng ta bắt đầu dọn dẹp các vật dụng thờ cúng trên bàn thờ và tiến hành loại bỏ những thứ đang muốn thay mới.
Đồ thờ cũ nên làm gì, làm gì với đồ thờ cũ
♦ Những thứ cần bỏ đi thì chúng ta phân loại ra nếu như vật nào có thể đốt cháy được thì tiến hành hóa tro và mang tro này đi rải ngoài vườn. Vật nào không thể đốt thì tiến hành đập vỡ nhỏ ra và mang đi chôn lấp.
♦ Trước khi tiến hành đốt bỏ bàn thờ cũ thì nếu như ở các vùng quê, việc đốt bàn thờ cũ là điều dễ dàng thì tại các thành Phố lớn việc này không hề đơn giản. Vì vậy khi muốn đốt bỏ bàn thờ thì cần phải cắt nhỏ ra, thông thường thì các bàn thờ cũ không dùng được nữa thì việc tách nhỏ và cắt gọn lại đơn giản vì đa phần đã mục oai dần rất dễ dàng phân tách, đối với các loại bàn thờ cao cấp gỗ tốt thì việc cắt nhỏ cũng có đôi phần khó khăn, lúc này thì bạn cần phải nhờ đến một cơ sở chuyên mai táng, Liên hệ với họ để được hóa tro bộ bàn thờ cũ của gia đình. Sau khi cắt nhỏ gọn bàn thờ thì chúng ta sử dụng dụng cụ hóa Vàng ( chiếc lò đốt hóa giấy vàng mã ) để tiến hành hóa bàn thờ cũ theo từng phần cho đến khi hết thì xong.
Một bàn thờ có bao nhiêu Bát Nhang là Đúng Và Đủ ? Bài giàng của Thầy Thích Minh Quang :
♦ Đối với các vật dụng bằng đồng thì khó khăn hơn rất nhiều bỏ cũng không được mà đốt không xong đập phá cũng là tối kiến. Lúc bấy giờ, Bạn hãy mang những vật phẩm thờ cúng bằng đồng mà muốn bỏ đi để quyên cho chùa làm nguyên liệu đúc chuông, đúc vật phẩm thờ nơi nhà chùa xem như một việc làm công đứng.
Vậy tượng thờ không dùng nữa thì giải quyết như thế nào cho phải phép ?
Trước khi bỏ đi bàn thờ cũ thì cần phải làm những việc sau đây :
♦ Tôi khuyên bạn theo cách thức bình thường bạn có thể dâng một lễ gồm hoa quả, đèn nhang nơi ban thờ cũ rồi thành tâm xin được di chuyển linh vị các vị thần linh và hương kinh gia tiên từ nơi các đồ cũ sang đồ mới, sau đó rút vài chân hương từ bát hương cũ đem sang bát hương mới, cây đèn cầy (nến) từ chân đèn (chân nến) cũ sang mới. Ban thờ mới cũng bày biện đồ lễ như trên, sau khi thành tâm khấn vái an vị nơi ban thờ mới rồi thì đem đồ vật mới đi tiêu hủy mà không sợ phạm húy gì nữa. Và rồi bạn hãy an tâm với ban thờ mới của gia đình mình.
Khi đổi bàn thờ mới bạn cũng nên lưu ý đến sự chuẩn bị mâm cúng cũng như lời văn khấn các cụ.
Xem Thêm :
Văn Khấn Đổi Bàn thờ củ mới chuẩn nhất
Bốc Bát hương sai cách nhà giàu bổng chốc tán gia bại sản
♦ Bạn theo Tịnh độ tông thì có thể đặt bài vị gia tiên bên dưới và xung quanh bệ thờ Phật rồi chỉ cần dùng một bát hương thờ chung trước tượng Phật. Khi thắp nhang hàng ngày niệm Phật rồi hồi hướng công đức cho vong linh gia tiên và chúng sinh, như thế thì còn gì tốt đẹp hơn.
Có nên mua vật dụng thờ cúng củ hay không ?
♦ Hiện nay việc đồ thờ cúng bằng đồng được bày bán thịnh hành sẽ nãy sinh ra rất nhiều vấn đề. Khi đổi bàn thờ hoặc đồ thờ thì các vật dụng thờ cúng bằng đồng sẽ được thanh lý và đi ngay vào những tiệm tân trang biến nó thành mới và bán lại với giá gấp nhiều lần. Hiện tượng này là thường thấy, Việc thờ cúng thì cốt ở cái tâm nếu như bạn không biết thì không sao cả không ai trách, mà nếu đã biết mà vẫn dùng thì đó là cái nghiệp lớn mà chính bạn gây ra sẽ gieo họa cho gia đình và con cháu.
♦ Do đó lời khuyên là nên mua đồ thờ cúng bằng gốm sứ sẽ chắc chắn hơn. Đồ thờ cúng Bát Tràng hiện nay rất đẹp và độc đáo, chỉ với các họa tiết và màu sắc đơn giản các nghệ nhân đã tạo nên các sản phẩm thờ cúng tâm linh có thể khiến bàn thờ của gia đình bàn thêm phần đẳng cấp và trang trọng rất nhiều.
Xem thêm : Mẫu bàn thờ Thần Tài đẹp, giá rẻ tại Không Gian Gốm :
⇒ Hướng đặt bàn thờ thần tài như thế nào cho đúng
Cá biệt : Có trường hợp, theo như lời các Sư Thầy có tiếng thì các thầy đã giúp nhiều gia đình giải quyết việc gia đình có nhiều người đột tử, đột nhiên hóa dại hoặc khùng điên, tán gia bại sản ….. Cũng chỉ vì đã mua nhầm những vật phẩm thờ bằng đồng được đúc bằng chuông của nhà chùa khi bị bọn trộm lấy trộm và mang đi bán vào đồng nát, sau đó được các con buôn tái chế lại. Các vật phẩm từ nhà chùa cũng như đình miếu do lâu ngày được nghe kinh, tụng và có linh khí rất lớn. Và khi người mua nhầm phải các sản phẩm thờ cúng có nguồn gốc như thế sẽ vô tình rước tai kiếp vào nhà. Vì vậy lời khuyên chân thành cho những ai chuẩn bị quyết định mua đồ thờ cúng thì tốt nhất nên chọn các đơn vị uy tín và tin cậy có thương hiệu để đặt niềm tin. Có thờ thì ắt có thiên, có kiêng thì ắt có lành là câu nói từ xưa đến nay vẫn được các cụ dạy dỗ các con, và chắc chắn là câu nói này không sai.
Mẫu Bát Hương Men rạn Bát Tràng Đẹp
♦ Trên đây là cách chia sẽ của chúng tôi về các sử lý bàn thờ cũ như thế nào cho phù hợp nhất. Chúc quý khách một ngày làm việc vui vẻ!
Mọi sự đóng góp để xây dựng chủ đề liên quan đến thờ cúng văn hóa Việt Quý bạn hữu hãy gữi về email dothobattranghanoi@gmail.com, sự đóng góp của quý bạn hữu sẽ là cơ sở để chia sẽ thông tin đến mọi người.
♦ Nếu như bạn đang chuẩn bị chuyển vào nhà mới thì mời bạn tham khảo thêm bài viết của chúng tôi về chủ đề : Cúng Lễ Nhập Trạch vào nhà mới càn những gì ?
Thông Tin mở Rộng, Các vấn đề tư vấn liên quan câu hỏi xung quanh bàn thờ cũ :
Bộ bàn thờ thần tài cũ không dùng nữa làm gì ?
♦ Nhiều khách hàng của chúng tôi rất hoang mang khi tiến hành đổi bàn thờ thần tài củ, việc thay đổi bàn thờ thần tài thổ địa củ sẽ liên quan đến công đoạn sử lý bàn thờ thần tài, thổ địa cũ như thế nào. Hiện nay nhiều gia đình vẫn chưa nắm vững được phương pháp xữ lý bộ bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa củ của gia đình khi không còn dùng nữa dẫn đến hoang mang và lo lắng, hiện tượng thay bàn thờ mới mà bàn thờ cũ vẫn chưa có hướng giải quyết, để thì chật nhà, bỏ thì hoang mang lo lắng sẽ ảnh hưởng đến công việc làm ăn buôn bán cũng như kinh doanh.
♦ Lời khuyên cho những ai muốn bỏ bàn thờ thần tài cũ thì cần phải tiến hành những bước sau đây :
+ Cúng mâm cúng đổi bỏ bàn thờ thần tài thổ địa : Mâm cúng đổi bàn thờ gồm những gì ?
+ Đập nhỏ các vật phẩm thờ trên bàn thờ thần tài củ, thổ địa củ sau đó mang đi chôn lấp kĩ càng tránh vứt lung tung gây ô nhiễm môi trường.
+ Hóa bàn thờ thần tài thổ địa ( vật liệu gỗ ), phân mảnh nhỏ ra và hóa như hoa vàng mã.
+ Tượng thần tài Thổ Địa cũ thì sau khi không dùng nữa sẽ tiến hành tẩy uế lần cuối bằng rượu và gừng lát sau đó mang đi đập nhỏ và mang chôn cất cẩn thận.
Cách di dời bàn thờ thần tài thổ địa sang vị trí mới
♦ Nhiều bạn đọc cũng thường hỏi chúng tôi về việc di dời bàn thần tài thổ địa như thế nào cho đúng. Việc di dời bàn thờ thần tài thổ địa có ảnh hưởng đến công việc làm ăn không. Hoặc như ” Thấy việc di dời bàn thờ thần tài làm ăn không lên “…. Rất nhiều câu hỏi liên quan đến di dời bàn thờ thần tài thổ địa mà chúng tôi đã tiếp nhận trong thời gian triển khai dự án tư vấn lâm linh online.
♦ Vậy di dời bàn thờ thần tài thổ địa như thế nào cho đúng : Việc di dời bàn thờ thần tài thổ địa cần phải hết sức chú ý các vấn đề như lễ cúng khấn xin phép di dời bàn thờ thần tài thổ địa, Phương vị di dời bàn thờ thần tài thổ địa như thế nào và lễ Tạ khi chuyển sang vị trí mới. Quá trình thực hiện cũng cần phải lưu ý những điểm chú ý.
+ Mâm lễ cúng xin di dời bàn thờ thần tài thổ địa đúng cách :
1. Chuẩn bị lễ: Một con gà lễ.
2. Một đĩa xôi đỗ.
3. Một chai rượu trắng, để rót ra ba cái chén.
4. Một đĩa hoa quả.
5. Một lọ hoa: 5 bông hoa hồng.
6. Một đĩa: một quả cau ba lá trầu.
7. Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.
8. Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
9. Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
10. Một bát nước lã sạch.
11. Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
12. Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa (dâng cúng quan Thổ công, thổ địa).
13. Sớ thiên di linh vị thần Tài.
♦ Chuẩn bị văn khấn Cúng xin di dời bàn thờ thần tài thổ địa :
Vẫn đặt ban thờ ở vị trí cũ đặt ba lễ tiền vàng, một cốc nước lã, ba chén rượu và một lọ hoa hồng 5 bông
Chủ nhà thắp hương mỗi bát hương 3 nén hương, rót một chút rượu ra tay rắc lên ban thờ rồi khấn
“Nam mô A Di Đà Phật”
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…
Tín chủ con là: …………………..tuổi….
Hiện đang trú tại: ………………………………………………
♦ Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.
♦ Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.
♦ Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.
Tín chủ: ……………………. con xin rập đầu kính bái.
♦ Chờ khoảng một nửa tuần hương, thì lấy tiền vàng trên ban thờ lót dưới bàn thờ. Rồi chuyển ban thờ và các đồ thờ tới vị trí mới, khi hương vẫn đang còn thắp. Khi đặt bát hương lên bàn thờ ở vị trí mới rồi thì hóa toàn bộ số tiền vàng lót dưới, lấy rượu đã rót trong chén rắc vào tro tiền vàng
♦ Sau đó, bày lễ vật: Xôi gà, hoa quả, tiền vàng mới, rượu, sớ chuyển ban thờ.v.v… trước ban thờ.
♦ Tín chủ thắp một tuần hương mới vào các bát hương, rót rượu mới ra chén, rắc một chút vào ban thờ và dưới đất rồi khấn:
“Nam mô A Di Đà Phật”
♦ Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng …. năm ……….. 20…..
Tín chủ con là: …………… tuổi…..
♦ Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa.
♦ Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.
Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài:
♦ Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)
Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)
♦ Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách.
Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)
……… quốc – (Hà nội)………. thị – ……… quận – ……….. phố, …… ngõ, …..số
Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)
♦ Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)
Kim thần tín chủ:……………..tuổi……Ngũ thập tứ tuế.
Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần
Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.
Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)
♦ Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.
Thiên vận: ……… niên; Ngũ nguyệt; Sơ lục nhật
♦ Sau khi tiến hành cúng lễ khấn xin chuyến bàn thờ Thần Tài Thổ Địa sang vị trí khác thì tiến hành chọn phương vị và vị trí đặt bàn thờ tại chổ mới trong nhà. Phương vị bàn thờ Thần Tài Thổ Địa sẽ chọn ưu tiên hướng ra cửa lớn, Phương Vị phù hợp với Tuổi của gia chủ cũng như chánh mệnh. Xem hướng đặt bàn thờ thần tài theo Mệnh .
Cuối cùng gia chủ sẽ tiến hành lễ tạ lập bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa :
Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:
Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….
♦ Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
♦ Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ!
Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).
Tag Tag : Bàn thờ Phật củ làm gì, Bàn thờ thần tài củ làm gì, Bàn thờ gia tiên củ làm gì, Bàn thờ củ bỏ đi như thế nào, thủ tục bỏ bàn thờ củ, Tượng thần tài củ làm gì, Bát hương cũ làm gì, đồ thờ của chủ củ, đồ thờ gia đình của nhà chủ củ. hóa bàn thờ cũ ,bàn thờ thần tài của chủ cũ, xử lý bàn thờ cũ thế nào