
Cách lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết
Thanh
Th 5 01/05/2025
Nội dung bài viết
Lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết luôn là công việc cực kỳ quan trong mà mỗi gia đình đều phải thực hiện. Tuy nhiên, lau dọn bàn thờ ở thời điểm nào đúng nhất mà không mắc sai phạm trong tâm linh? Để hiểu rõ hơn thì hãy đọc qua bài viết của tôi dưới đây nhé!
Lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết vào thời điểm nào chuẩn nhất
Rất nhiều người cho rằng, bàn thờ chỉ cần dọn dẹp và tỉa bớt chân nhang sau ngày 23 chạp mà thôi. Tuy nhiên, thực tế thì việc Nhiều người thường quan niệm, chỉ được dọn bàn thờ và tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp khi mà các ông Công ông Táo đã về trời. Tuy nhiên, thực tế thì việc lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết chính là phương thức con cháu bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất. Do đó, công việc này nên làm thường xuyên mỗi ngày chứ chẳng phải đến 23 mới dọn dẹp.
Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết: “Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu phong thủy thì tôi thấy rằng, nếu trong năm gia chủ thấy bát hương quá nhiều chân nhang thì có thể chọn một ngày lành để khấn vái và tỉa bớt cho gọn gàng. Điều này sẽ giúp hạn chế những trường hợp hỏa hoạn khi thấp nhang. Thêm vào đó, một bát nhang chỉnh chu, đẹp đẽ là điều nên làm để bày tỏ lòng thành với tiên tổ cũng. Trong trường hợp không quá nhiều chân hương thì có thể làm vào dịp cuối năm theo lệ cũ phép xưa.”
Cách lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết để tránh mất phong thủy
Lau doạn bàn thờ không chỉ là công việc của gia đạo, mà các đền chùa, miếu mạo đều phải làm thường xuyên. Trong tín ngưỡng gọi là lễ “mộc dục” (lễ tắm rửa cho tượng). Việc này sẽ diễn ra tại những không gian thanh bình và yên tĩnh như hồ bán nguyệt, bến nước riêng.
Còn lễ trong gia đình gọi là lễ “bao sái” (lễ tẩy rửa). Lúc này gia chủ sẽ có nhiệm vụ làm sạch mọi vật phẩm thờ cúng. Trong quan niệm ngày xưa, thì đàn ông sẽ là trụ cột của gia đình nên đây sẽ là công việc của họ. Nhưng ngày nay thì dù là nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể làm được công việc này.
Khấn xin trước khi dọn dẹp
Trước khi dọn dẹp ban thờ, người thực hiện phải giữ cho cơ thể sạch sẽ, không bụi bẩn. Tiếp đến, họ phải chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, dâng hương và khấn cho các vị thần linh và tổ tiên của mình với ngụ ý là sẽ thu dọn bàn thờ, mong các vị hãy chấp thuận.
Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn có trải vải phía trên hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt Thần và bài vị gia tiên với nhau, thì gia chủ bắt buộc phải đặt ở những chỗ khác nhau, không được đặt chung như vậy. Sau khi vái, chờ hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.
Phải dùng nước ấm để lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nên lau bài vị của Thần Phật trước rồi với đến bài vị của tổ tiên, nếu làm trái ngược sẽ bị Thần Phật quở trách. Điều này gây ảnh hưởng đến tài lộc và sự may mắn trong năm mới.
Sau khi lau sạch sẽ bài vị, sẽ đến phần dọn bát hương, người làm phải cực kỳ tỉ mỉ tránh sơ xuất. Cách làm thông thường của nhiều người là rút chân hương rồi mới đem đổ tro trong bát hương ra ngoài, nhưng theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”. Đúng phong thủy là bạn phải dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Khi bát hương khô ráo, đối với bát hương thờ thần phật thì phải dùng 7 tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì lấy ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Khi nào cháy hết ½ thì bỏ vào trong, sau khi tiền vàng cháy hoàn toàn thì đổ tro vào một lần. Điều này có nghĩa là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”. Nếu lúc đầu bạn đổ hết 1 lần và phải múc lại từng ít thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
Chỉ nên rút từng chân nhang chứ không rút cả nắm
Sau khi lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết sạch sẽ, gia chủ sẽ sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ. Đầu tiên, chuẩn bị một chiếc lò nhỏ đã đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút. Tiếp đến, đốt bảy tờ tiền vàng và đem hơ 4 hướng Trên – Dưới – Trái Phải. Điều này có nghĩa là lửa đã khai quang, năm mới sẽ may mắn và tốt đẹp hơn.
Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí bạn muốn đặt Bài vị, tượng Phật/Tổ Tiên và bát hương. Khi lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết gọn gàng thì mới đặt các vật thờ cúng vào đúng vị trí. Lúc này gia chủ sẽ đốt 12 que hương cắm theo đúng thời gian như sau:
– Que đầu tiên sẽ cắm vào lúc 1h và khấn “niên niên thị hảo niên” có ý nghĩa mỗi năm đều là năm tốt.
– Que thứ hai cắm vào lúc 2h và khấn“nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt.
– Cây thứ ba cắm vào lúc 3h và khấn “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt.
– Cây thứ tư cắm vào lúc 4h và khấn “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt.
Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nào hoàn thành 12h là xong. Đối với các bàn thờ đều thực hiện tương tự.
Cách hóa chân hương sau khi rút trong bát hương
Sau khi dọn bát hương, gia chủ có thể tỉa bớt chân hương, tuy nhiên cần để lại ít nhất 3 – 5 – 7 hoặc 9 cây. Chân hương đã tỉa ra, sẽ đem hóa tro xuống sông, suối hoặc dùng để bón cây.cần đem hóa và thả tro xuống sông, suối hoặc để bón cây, không nên đổ lung tung.
Việc lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết là rất cần thiết, tuy nhiên với những gia đình đã sử dụng bàn thờ cúng và các vật thờ quá lâu thì cần đổi mới để phong thủy xoay chuyển – đổi vận tốt nhất. Có nhiều gia đình mặc dù đã thờ cúng đầy đủ, làm mọi lễ nghi đúng phong thủy nhưng đời sống gia đình vẫn “dậm chân tại chỗ” không phát đạt và gặp nhiều may mắn.
Rất nhiều chuyên gia phong thủy nói rằng: Phong thủy gia đạo như thế nào cũng ảnh hưởng lớn từ Bàn thờ, vật dụng thờ, … nếu quá cũ theo tâm linh là sẽ không phát quang được. Do đó, các gia chủ nên thay đổi mới để đổi tài vận của mình.
Nên mua bàn thờ mới để sử dụng nếu bàn thờ đã quá cũ
Muốn mua vật phẩm thờ cúng và bàn thờ mới ở đâu tốt nhất?
Để mua được bàn thờ cúng và vật phẩm phong thủy chất lượng. Bạn hãy đến cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng để có thể trực tiếp tham khảo những các kiểu tủ thờ, bàn thờ, sập thờ tâm linh của chúng tôi. Với chất liệu gốm sứ Bát Tràng cao cấp cùng với giá thành rất phải chăng, đảm bảo bạn sẽ chọn được sản phẩm ưng ý nhất.