Khuyến mãi Khuyến mãi
Ngày tết đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu

Ngày tết đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu

Thanh
Th 3 22/04/2025
Nội dung bài viết

  Ngày tết đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu

 Vào đầu mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới đồng bào  bào Cơ Tu các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên.. ở Quảng Nam sẽ tổ chức ăn Tết Prơ-gìê-râm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Nhà nhà đầu trang trí hết sức đẹp đẽ.   

Các loại cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trông, chiêng được lau chùi cẩn thận. Ở nhà gươi (nhà của làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo chạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hoá diễn ra tại nhà gươi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca.

Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng…. Sau những ngày háo hức chuẩn bị, chiều 30, đồng bào Cơ Tu đã bày mâm cỗ sang  nhất trong năm lên bàn thờ để cúng mời Giàng, tổ tiên về ăn Tết.

 Ở vùng biên này, trên bàn thờ nhà nào cũng có một tấm ảnh Bác Hồ và lá cờ đỏ sao vàng được treo ngay ngắn. Còn ảnh người thân trong gia đình đã khuất thì ít nhà có.

Trong mâm cổ cũng có nhiều môn như: Asiu tapriệng (cả suối khô), Lếê xơnenh (thịt ống), buổh (rượu), Avírđéep (cơm nếp) và một ít muối tiêu rừng. Chủ nhà khấn rằng: “Abhôô, abhang, đang pră nâu chõ chađak, nâu ông Cơmoo T’me, Hơ c’ơnh, choom kảac râuu crêê liêm, cabhố ngăn ching đoo“ (nghĩa là: Báo thần linh tổ tiên biết và kính mời về ăn uống, vui mừng năm mới.

Cầu mong thần linh tổ tiên phù hộ cho các gia đình nhiều điều tốt lành, no ấm). ‘Iỏng đêm giao thừa, đồng bào cũng tổ chức đón thời khắc này với những lời chúc mừng năm mới đầu tiên.

Ngày mồng một, cả thôn tập trung về nhà gươi, ăn tết tập thể vui vẻ. Trước đó, thôn nào cũng tổ chức hợp, thống nhất ngày giờ cũng Giàng tại nhà gươi và thịt một con lợn ăn Tết cộng đồng. Tại đây, tất cả cùng chúc tụng, đàn, hát lý, mời rượu… Già làng điều hành việc tổ chức cúng và ăn Tết tập thể này. Thôn nào khá giả thì đâm trâu, bò, múa tơtung dada. Có thôn chỉ làm thịt lợn, chim, chuột, sóc, cả sông, bánh acuôt để cúng Giàng.  

Ngày Tết, người Cơ tu có tục Dơdảo (thăm hỏi nhà chị em gái, con gái đã lấy chồng lâu ngày chưa gặp), chủ không có tục con cái (đã có vợ chồng) về nhà cùng đại gia đình. Đảm thanh niên là Vui nhất, bởi ngày này, khi chúng trưởng thành, được đi đây đi đó, từ chuyện ăn mặc cho đến giao tiếp đã có nhiều thay đổi. Nhà nào cũng chuẩn bị đầy đủ từ bánh kẹo, rượu bia trái cây tươi cho đến các món ăn truyền thống 3 ngày Tết.

Ngày nay, dân ông Cơ Tu thường chỉ bày cho vợ con cách thức chuẩn bị các món ăn, trang trí mâm cỗ cúng. Còn phụ nữ thường lo việc bếp núc, đón khách quý của gia đình. Đồng bào Cơ tu không nặng nề về chuyện kiêng cử trong những ngày Tết như người miền xuôi nên các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày vẫn diễn ra một cách bình thường. Việc đến nhà chơi Tếtt không kiêng nam nữ đẹp xấu hay gia đình có tang ( khác với người dân tộc kinh và một số dân tộc khác) …

Bây giờ khác ngày xưa là đồng bào không còn dùng sáp ong, trầm để đốt khi Tết đến mà thay vào đó là thắp hương thờ cúng, dù không có các loại hàng mà dành cho người đã khuất như ở miền xuôi.

Cứ như vậy, nhà này mời nhà kia ăn Tết vui vẻ và đoàn kết. Sau 3 ngày, người Cơ tu cũng tiến Giàng và các vị thần. Mọi hoạt động trở lại bình thưởng, âm hưởng của cải Tết theo mọi người mọi nhà lên nương khởi đầu những ngày lao động sản xuất.

Nội dung bài viết