
Nghi thức cúng gia tiên những ngày Tết như thế nào – Không Gian Thờ Cúng
Thanh
Th 7 03/05/2025
Nội dung bài viết
Tục cúng gia tiên ngày Tết cần được chú trọng
Có thể nói , đối với người Việt, Tết là một lễ hội lớn nhất, đáng được mong chờ nhất trong năm với nhiều nghi thức và tục lệ. Tuy nhiên khi nhắc về Tết, người ta sẽ lập tức nghĩ ngay đến : tục thờ cúng gia tiên với nhiều nghi thức được duy trì qua nhiều thế hệ.
Ngày Tết, cúng gia tiên trong nhà là nghĩa vụ linh thiêng của con cháu thực hiện trước tổ tiên ông bà những người có công ơn đối với chúng ta, tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình, đồng thờ duy trì được truyền thống “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Tục cúng ông bà tổ tiên, cúng gia tiên là đạo “ thờ cúng ông bà” gọi chung là đạo ông bà. Đạo ở đây không phải là một tôn giáo mà đạo ở đây tức là “ đạo lý làm người, nhân nghĩa ở đời, hiếu thảo đạo lý. Tục thờ ông bà, đạo thờ ông bà lấy tình thân, sợi dây liên kết máu mủ ruột tà là chủ yếu. Vì vậy, cúng gia tiên là thể hiện tấm lòng của người con.
Cúng thờ tổ tiên được thực hiện mỗi ngày chứ không riêng dịp Tết, tuy nhiên Tết là cơ hội đặc biệt cho những người con xa xứ, vì điều kiện đường xa hay những lí do khác mà không về thăm viếng các cụ được.
Lễ cúng kiếng 2 ngày Tết không chú trọng đến mâm cao cổ đầy, mà chú trọng đến nội dung tấm lòng thành là được. Để tưởng nhớ và tri ân những bậc trưởng bối , con cháu thường sẽ cố gắng trở về nhà sớm hơn, thông thường là 27 28 Tết để cùng nhau tranh hoàng, dọn dẹp lại bàn thờ gia tiên trong nhà. Tuy không đòi hỏi trong thờ cúng, nhưng ít nhất, bộ bàn thờ gia tiên cần phải được bày trí các vật phẩm thờ cúng như : Bát hương ( đây là bắt buộc) mâm đĩa thờ cúng, bình hoa thờ, ly đựng nước sạch, bầu rượu thờ cúng và đặc biệt là sự xuất hiện của cặp đèn dầu trong thờ cúng.
Tuy nhiên, điều bắt buộc trong nghi thức, tục cúng gia tiên những ngày Tết chính là việc chuẩn bị nhang đèn hương khói trên bàn thờ. Ngoài những vật phẩm đồ thờ cúng như trên, cần thiết nhất trên bàn thờ gia tiên là nhang đèn thờ cúng, dịp Tết người người nhà nhà chuộng nhang trầm để dâng lên tổ tiên ông bà.
Những quy tắc cần chú ý khi tiến hành tục cúng gia tiên
Trước khi tiến hành tục cúng gia tiên ngày Tết bàn thờ gia tiên cần được lau dọn sạch sẽ, nếu có điều kiện thì nên sắm sửa lại những vật phẩm thờ cúng bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng gắn liền với truyền thống thờ cúng bao đời của người Việt. Nếu không, có thể thay thế bằng đồ thờ cúng khác, miễn sao thành tâm, sạch sẽ ngăn nắp và gọn gàng là được.
Khi tiến hành cúng gia tiên , mâm cơm cúng ngày Tết được xắp đặt gọn gàng trên bàn thờ gia tiên, sau đó gia chủ ăn mặc chỉnh tề, quần áo mới gọn gàng và sạch sẽ. Đốt nhanh, gỗ chuông rồi chắp hai tay lại đưa lên ngang tráng và khấn vái.
Bài văn khấn, văn vái không bắt buộc tuy nhiên cần nêu rõ ngày tháng khấn cúng, tên người cúng, vợ con, địa chỉ nhà, lễ vật cúng thờ và mời nhũng ai, sau khi khán vái thì là lời cầu nguyện. Tùy theo địa vị của người cúng trong gia đình để khấn vái. ( 3 lạy, 4 lạy hay 1 lạy). Việc cúng, vái hay lạy tùy thuộc vào đức tin của gia đình
Khấn, Vái và Lạy trong thờ cúng khác nhau như thế nào ?
Chúng ta thường gộp chung việc thờ cúng, vái lạy để nói đến tuc thừ cúng gia tiên, tuy nhiên chúng khác nhau hoàn toàn. Một số người vẫn thường nói nhưng chưa hiểu thực chất của cúng là như thế nào, vái là như thế nào, khấn là như thế nào và lạy là như thế nào.
+ đối với cúng : Cúng là bày các lễ vật thờ cúng và tiến hành cúng kiếng, trong cúng bao gồm thắp nhang, vái lạy và khấn nguyện.
+ Khấn : “ Lầm rầm khấn vái nhỏ tỏ” ( trích trong Kiều – Nguyễn Du) , Khấn là việc đọc các bài văn khấn để mời các cụ về hưởng lễ cùng con cháu.
+ Vái hay bái : Là bước cuối cùng trong thờ cúng, vái thường là cử chỉ chào hỏi kính cẩn và mang tính chất ngang hàng hoặc lớn hơn người đã khuất
+ Lạy : Lạy trong thờ cúng là nghi thức được chú trọng nhất, nó thể hiện sự tôn kính từ tâm hồn đến thể xác đối với người đã khuất .
Cách lạy cũng khác nhau, phân chia rõ ràng giũa những người mang thân phận khác nhau như : đàn ông lạy khác, đàn bà lạy khác, nhà sư lạy khác….
Lạy như thế nào mới đúng trong thờ cúng ?
Các nhà sư lạy : Các nhà sư sẽ phất cáo cá sa lên, đưa hai tay xuống đất rồi quỳ cả hai đầu gối xuống . Khi đứng lên dùng hai bàn tay đẩy lên để lấy thế đứng lên không phải tì bàn tay xuống đất
Đàn ông lạy như thế nào ?
Khi lạy, đàn ông đứng nghiêm hai tay để trước ngực dơ lên trán mình cuối xuống hai bàn tay xòe ra úp xuống chiếu, quỳ gối trái rồi đến gối phải, rạp người sát đất theo tư thế phục thủ, Khi ngước lên, hai bàn tay để trên đầu gối trái va co lên trước để lấy thế đứng người dậy. Chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng lên, rút chân trái về ngang với chân phải và đứng nghiêm, như vậy là xong 1 lạy.
Phụ nữ lạy : Khi phụ nữ lạy, ngồi trệt xuống đât, hay chân vắt chéo về bên trái bàn chân phải ngửa lên để dưới đùi chân trái, nếu mặc áo bà ba thì kéo tà áo trước để phía trước, tà áo sau để phía sau rồi chắp hai tay để dưới trán rồi cúi đầu xuống, gai bàn tay úp xuống chiếu, cúi người xuống đầu đặt lên 2 bàn tay, sau vài giây đẩy hai bàn tay lên để lất thế ngồi thẳng lên chắp hai bàn tay đưa lên ngang trán thế là xong.
Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các hình thức của nghi thức thờ cúng tổ tiên và thực hiện tốt hơn.