Khuyến mãi Khuyến mãi
Những phong tục tiêu biểu trong những ngày tết cổ truyền của Việt Nam

Những phong tục tiêu biểu trong những ngày tết cổ truyền của Việt Nam

Thanh
Th 2 05/05/2025
Nội dung bài viết

Ý nghĩa ngày tết cổ truyền của người Việt 

Mùa xuân này về trên quê ta

Khắp đất trời biển rộng bao la

cây xanh tươi ra lá trổ hoa

Chào mùa xuân về với mọi nhà .

Tết đến xuân về, chúc nhau câu bình an, hạnh phúc và may mắn. Tết là cơ hội để mọi người trở về có những ngày yên bình bên mái ấm gia đình của mình, cùng chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà, hưởng một mùa xuân yên vui nhất

Tết là dịp trở về nhà !

Trong suốt một năm, chúng ta có nhiều lễ hội lớn nhỏ đều có, trong đó có những lễ hội chung cho cả đất nước, những lễ hội riêng của từng vùng miền và có lễ hội chung của cả nước, trong đó cái tết cổ truyền ( tết Âm lịch) được xem là lễ hội long trọng và dịp quan trọng nhất của một năm.

Tết là thời điểm hội tụ của sinh hoạt văn hóa dân tộc, tết là dịp hội tụ của những người thân trong gia đình, anh em bạn bè. Các ngày lễ khác trong năm, vì lí do bận rộn hoặc công việc gia đình riêng, chúng ta không thể về nhà thăm ông bà cha mẹ họ hàng nhưng vào dịp Tết cổ truyền ( âm lịch) cho dù đi ngược về xuôi, cho dù trong Nam hay ngoài Bắc mọi người đều dành thời gian trở về nhà, cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa mua sắm để đón Tết.

Ngày Tết là dịp để bồi dưỡng tình cảm !

Ngày Tết là ngày xuân tràn ngập trên các phố phường, trong nhà ra đến ngoài ngõ đều hân hoan tưng bừng chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất. Dù các thành viên trong gia đình, dù cho ai có đi xa sinh sống làm việc và học tập, ngày tết luôn cố gắng để trở về nhà , thăm ông bà cha mẹ, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại những người quen cũ ăn bữa cơm tất niên kết thục một năm với nhiều mong muốn sẽ nhận được may mắn và thành công trong năm tới.

Ngày tết không khí vui vẻ và chỉ mong muốn những điều tốt đẹp nhất vậy nên mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tốt đẹp hơn, cho dù có những điều không vừa lòng nhau người ta cũng sẵn sàng bỏ qua mà đối diện với nhau bằng sự vui vẻ, thân thiện nhất.

Tết là một nét đẹp tinh thần của người Việt

Tết là ngày để sum họp, con cháu trở về với cội nguồn để thực hiện những phong tục tập quán truyền thống có trong ngày tết, nó trở thành một nhu cầu tâm linh, nhu cầu thiết yếu về đời sống văn hóa của người Việt. Có thể nói, cho dù một năm làm việc có vất vả hay thành công đến đâu, ngày Tết người ta đều muốn cất hết bộn bề công việc mà an nhiên ăn Tết vui vẻ bên gia đình, bạn bè. Trong những ngày bình thường, con người ta có người giàu, người nghèo, lúc ăn mặc chưa tươm tất nhưng đến ngày tết, lòng tự trọng thể hiện rõ hơn, người ta sắm sửa ăn mặc tươm tất ( không xa hoa ).

Đặc biệt dịp lễ Tết chính là dịp để người ta tưởng nhớ và thể hiện lòng thành  kính đối với ông bà, cha mẹ tổ tiên của mình. Cho dù ngày thường như thế nào cũng được, dịp tết về trên bàn thờ tổ tiên nhất định phải có những lễ vật ngày tết như : nhang đèn hương quả, bánh kẹo ngày tết, hoa tươi…. và được bày trí với tông màu đỏ của Tết.

 

Phong tục tiêu biểu trong ngày Tết như thế nào ?

Ngày tết, dân tộc Việt có rất nhiều phong tục truyền thống được gọi là thuần phong mỹ tục như : khai bút, hái lộc, khai canh, du xuân mừng thọ. Từ già đến trẻ, ai ai cũng ý thức được việc sắm sửa vào ngày Tết cho gia đình và luôn tự ý thức giữ gìn được những tục lệ Tết truyền thống của người dân Việt.

Tục lệ ngày tết rất nhiều, ngoài những tục lệ chung cho tất cả các dân tộc thì còn có tục lệ riêng vào những ngày Tết của từng dân tộc, trong đó có thể kể đến một vài phong tục truyền thống như sau : tục dựng câu nêu, tục cúng tất niên, tục đón giao thừa, tục gánh nước cầu may, tục đốt pháo trong đêm giao thừa, tục chúc thọ và lì xì….

Những phong tục tiêu biết nhất trong ngày Tết 

Phong tục đầu tiên có thể kể đến trong dịp Tết đó chính là việc chuẩn bị cho Tết, trong đó có rất nhiều thứ cần phải làm như : phong tục dựng cây nêu, phong tục chưng mâm ngũ quả, phong tục treo câu đối đỏ……. và rất nhiều phong tục quan trọng

 Phong tục tống cựu nghênh tân 

Sau một năm, vào trước Tết đến người ta sẽ cùng nhau nhìn và xem lại những thứ gì đã cũ, đồ dùng, vật dụng… trong gia đình cần thay mới và bắt đầu dọn dẹp chúng đi, có thể bán, cho hoặc đổi, cũng có thể cất gọn đi ở trong kho chứa đồ , sau đó dọn dẹp nhà cửa, thật sạch sẽ, quét dọn tronh nhà ngoài ngõ, lau chùi sạch sẽ và lau dọn bàn thờ trang trí lại cho mới, những gì cần sắm mới lại người ta sẽ sắm sửa và trang trí cho nhà mới.   

 

Phong tục tiễn ông Táo về trời

Ông Táo chính là thần bếp trông coi việc nấu nướng của mỗi gia đình, Tương truyền rằng, mỗi năm ông Táo sẽ về trầu trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng về một năm ở hạ giới. Vậy nên cứ đúng ngày 23 tháng chạp âm lịch, người ta sẽ tiễn ông Táo về trời với mong muốn cầu xin những điều tốt lành. Lễ đưa ống táo thường diễn ra vào khuya 22 hoặc sáng sớm ngày 23. Lễ vật tiễn ông táo gồm : cá chép hoặc tàu bay giấy , nhang đèn, bánh kẹo ngày tết và nến đỏ.

Phong tục gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết

Bánh chưng, bánh Tét ngày Tết đã trở thành điều gì đó ăn sâu vào tâm trí của người dân Việt, Tết đến xuân về, không cần phải nhắc nhở, người ta tự động sắm sửa những nguyên liệu để thực hiện việc gói bánh trưng, bánh  tét để  dâng lên ông bà tổ tiên. Bánh trưng bánh Tét trở thành món ăn truyền thống của người Việt từ đời Vua Hùng với sự tích Lang Liêu dâng bánh Trưng và được truyền ngôi báu.

Tục gói bánh trưng ( đối với người miền Bắc) và bánh Tét( đối với người miền Nam) trên cơ bản đều giống nhau về nguyên liệu và cách thức thực hiện, chỉ là hình dạng khác nhau. Tục gói bánh trưng, bánh tét gắn với truyền thống lâu đời của dân tộc Việt, được gìn giữ và phát huy mang nhiều ý ngĩa nhân sinh cao cả, trong đó phải kể đến ý nghĩa yêu thương đùm bọc lẫn nhau khi thưởng thức món bánh này, là niềm vui được cùng nhau ngâm gạo, rọc lá, phơi lá, lau lá, chuẩn bị nhân bánh ( đậu xanh, tiêu, thịt ) rồi gói bánh và thức 14 15 tiếng để chia nhau canh bánh chín……

Phong Tục cúng cơm tất niên ngày tết

Sau khi đã dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón năm mới, bánh trưng bánh tét đã chuẩn bi đâu ra đó, vào ngày 30 Têt, các gia đình tổ chức một bữa cơm cúng Tất niên mời ông bà tổ tiên về chung vui cùng con cháu để chuẩn bị đòn một năm mới thật bình yên, may mắn. Bữa cơm tất niên sẽ đông đủ các thành viên trong gia đình cùng nhau chúc năm cũ qua đi, năm mới yên bình sẽ đến.

Đối với nhiều gia đình, do công việc điều kiện nên có thể tổ chức cúng cơm tất niên sớm hơn vào ngày 28 hoặc 29, miễn sao thực hiện đủ các nghi thức là được, cái quan trọng nhất của bữa cơm tất niên chính là sự có mặt đông đủ của tất cả thành viên : ông bà cha mẹ con cháu, anh em, dâu rễ……

 

Phong Tục thức đón giao thừa

Vào 12 giờ đêm ngày 30 tháng chạp hàng năm, đây là thời khắc linh thiên nhất của một năm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vì vậy, thông nhà nào cũng đều thức đón giao thừa cùng nhau, trừ người già và trẻ em. Trong thời khắc giao thừa, người ta đặt mâm cúng bên ngoài sân : trên mâm cúng là thủ lợn hoặc 1 con gà, bánh trưng( bánh tét), hoa quả, trầu cau., bánh mứt ngày tết, rượu nước và vàng mã….

Thời khắc giao thừa chuông trống vang lên, đó là khoảng khắc vui vẻ nhất của một năm, báo hiệu những điều tốt xắp tới cũng là lúc pháo hoa nổ khắp trời rất đẹp. Sau khi cúng giao thừa, cả nhà quây quần bên nhau chúc rượu đầu xuân, chúc thọ và nhận bao lì xì.

 

Tục xông đất ngày Tết

Đối với người Việt, ngày mùng 1 Tết rất quan trọng, vào sáng mùng 1 người nào cũng giữ gìn lời ăn tiếng nói hết sức ý tứ cho đến việc đu đứng, ngồi nói, ăn uống. Vậy nên việc ai đặt chân đến nhà người khác vào ngày mùng 1 Tết rất quan trọng. Và người đầu tiên bước đến nhà của 1 ai đó vào sáng mùng 1 được xem là xông đất (đạp đất), việc này có ảnh hưởng xâu sắc đến vận mệnh của gia chủ cả một năm.

Người ta mong muốn sẽ có 1 người hiền lành, chất phát, nhưng nhanh nhẹn và hợp với tuổi với gia chủ, vì vậy thông thường sẽ để cho những người thân trong nhà hay bạn bè thân thiết hợp với tuổi của gia chủ xông nhà . Người đi xông đất sẽ gửi những lời chúc mừng năm mới và cầu chúc tốt đẹp đến gia chủ.

Phát huy truyền thống phong tục truyền ngày tết 

Cát Tết cổ truyền của người Việt mang tính dân tộc rất cao, vậy nên ngoài những phong tục tết tiêu biểu và bắt buộc phải có như trên thì còn rất nhiều tục lệ khác được thực hiện trong ngày tết. Những phong tục ngày tết thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt nên rất cần được giữ gìn và phát huy.   

Nội dung bài viết