
Thú Vị Tết giọt nước và tết lửa của người Xơ Đăng
Thanh
Th 7 03/05/2025
Nội dung bài viết
Lễ hội của người xơ đăng có gì thú vị?
Người Xơ – đăng có số dân đông nhất trong số các dân tộc bản địa ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào sống bằng nghề trồng lúa nước, lúa rẫy và các: loại cây lương thực phụ, rau màu. Có lẽ vì vậy mà lễ hội của người Xơ Đăng về nông nghiệp mỗi năm diễn ra khá nhiều và đại đa số đều tổ chức chung cho cả cộng đồng rất đông vui .
Tết Giọt nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ- đăng sửa sang lại các máng nước và tổ Chức lễ để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.
Người trong buôn làng mang choé, nỗi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng “Lễ cúng máng nước ” cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức, sau đó vui chơi ca hát và nhảy múa.
Tết Choạtìcumotamây của người Khùa
Choạiticumotamây là Tết chính hàng năm Của người dân tộc Khùa ồ huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, được coi như là Tết Nguyên đán của người Kinh.
Theo một chuyên gia nghiên cứu về văn hóa dân gian Tất Choạiticumotamây là Tết buộc chỉ cổ tay vào năm mới được tổ chức theo họ, thường vào đầu tháng hai âm lịch.
Người Khùa chọn ngày mồng năm hoặc mồng sáu tháng hai làm lễ tết. Và từ đó được coi là một năm mới đến của người Khùa, cũng là thời gian bắt đầu một mùa làm rẫy làm nương và tính tuổi mới.
Tết Choạtìcumotamây chỉ cúng ông bà tổ tiên trong dòng họ tại nhà ông trưởng họ. Người già có uy tin nhất trong làng bản được mời làm ông nha rít, buộc chỉ cổ tay năm mới.
Tất cả con cháu, chắt, dâu rể… trong họ đều được buộc chỉ cổ tay đón mừng năm mới. Mỗi nhà, mỗi người đều phải sắm sửa lễ vật mang đến nhà ông trưởng họ hai hoặc bốn chiếc díp cá rót (một loại bánh nhọn một đầu), một con gà luộc, một tip xôi, quả chín, vải, áo mới, chiếu mới, chăn mới… và một sợi chỉ dài bằng một gang tay của mình. Tất cả lễ vật ấy được bày thành hai mâm, một mâm để cúng ông bà tổ tiên và một mâm dùng để cũng gọi vía buộc chỉ cổ tay cho con cháu. Mâm lễ vật thứ hai này được đặt giữa nhà (giữa gian đặt bếp và gian khách), trước của buồng ngủ của bố mẹ.
Ông trưởng họ được buộc chỉ cổ tay trước, rồi gọi vía và buộc chỉ cổ tay lần lượt cho từng người đến cúng. Sau lễ buộc chỉ cổ tay, các thứ lễ vật đã đem cúng thì của ai người ấy nhận về. Còn xôi, gà, díp cá rót và hoa quả thì dọn ra cho tất cả mọi người cùng hưởng tại chỗ và mời khách khứa. Mọi người phải uống hết hai hũ rượu cần (mỗi hũ đựng đúng 10 sừng trâu nước rượu). Từ “giờ khắc đó, người dân tộc Khùa bước vào năm mới. ‘
Bạn muốn tìm hiểu : Ngày Tết đặc sắc của dân tộc Cơ Tu