
Tục chưng hoa ngày Tết của người Việt – Tục thờ cúng ngày Tết
Thanh
Th 3 22/04/2025
Nội dung bài viết
Tục chưng hoa ngày Tết của người Việt như thế nào ?
Thú chơi hoa, chưng hoa trong những Tết của người đã trở thành nét đẹp truyền thống qua nhiều đời. Vì sao ?Hoa tượng trưng cho những gì đẹp đẽ, cao quý và may mắn. Ngày Tết chưng hoa trong nhà sẽ đem lại nhiều vận may cũng như mang lại bầu không khí hưng phấn cho mọi người.
Hoa được xem là yếu tố tinh thần, thanh khiết trong đời sống của con người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Tục chưng hoa ngày Tết của người Việt được thực hiện với chơi hoa tươi đón Tết và chưng hoa trên bàn thờ ông bà.
Tục chưng hoa ngày Tết ở miền Nam
Chưng hoa tươi đón Tết ở miền Nam chuộng hoa Mai và miền Bắc yêu thích hoa Đào. Đây là 2 loại hoa tiêu biểu cho ngày Tết.
Hoa Đào, hoa mai là 2 loại hoa hứa hẹn đem đến cho gia đình một năm mới đầy may mắn và bình an nếu chúng nở rộ vào ngày đầu năm. Màu đỏ rực của hoa Đào và màu vàng rỡ của hoa Mai tượng trưng cho khí dương ấm áp. Hoa Đào thích hợp với khí hậu Miền Bắc vì chúng nở rộ vào tiết Đông – Xuân, hoa mai thích hợp với khí hậu của miền Nam.
Đối với người miền Nam, hoa mai là biểu tượng của sự may mắn. Mai đại diện cho mùa xuân trong tranh tứ quý, mai đại diện cho người có nhân có đức là bậc quân tử trong tứ quân tử ( mai lan trúc cúc) .
Đối với người miền Nam: chưng được một cành mai đẹp ngày Tết là phải có đủ những yêu tố sau cành văn ( càng ngang), cành vũ ( càng đứng ), cành phụ ( cành lớn) cành tử ( cành nhỏ ) cành quân ( cành dài), cành thần ( cành ngắn).
Tục chưng hoa ngày Tết đối với người miền Bắc
Tục truyền lại rằng, người ta chuộng chưng cành Đào trong những ngày Tết ngoài vẻ đẹp của chúng ra còn vì cành Đào có thể xua đuổi Tà Ma. Xưa có 2 vị thần là Thần Trà và Uất Lữ sống trên cây đào khổng lồ phía đông núi Sóc. Ma quỹ rất sợ 2 vị thần này đến nỗi sợ luôn cả cây Đào, vì vậy khi mà Tết đến, vắng 2 vị thần cành đào vẫn có khả năng trừ ma quỹ.
Trong tục chưng hoa ngày Tết của người Việt ngoài chuộng chưng Đào và Mai ra, người ta còn chuộng chưng các loại hoa khác như : hoa cát tường, hoa cúc vạn thọ.
Những loại cây quả được chưng trong ngày Tết như : quả quất , người ta chọn những cây quả nhiều hơn lá với mong muốn “ sai trĩu quả, làm ăn tấn tài tấn lộc”. Trên cây quất người ta cũng điểm ít lộc để tạo nên may mắn trong nhà.
Trên bàn thờ gia tiên vào những ngày Tết, người ta chuộng chưng các loại bông hoa như : Hoa huệ, hoa lay ơn ……
Bên cạnh tục chưng hoa thì bày trí mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên là một tục lệ không thể thiếu. Mâm ngũ quả được bày trí trên bàn thờ gia tiên bằng những chiếc mâm bồng thờ cúng, trên đó đựng những loại trái cây thờ.
Mâm ngũ quả đối với người miền Bắc bao gồm chuối xanh, bưởi quất , Phật thủ, hồng đặt chung trên mâm bồng.
Mâm ngũ quả đối với người miền Nam : Mãng cầu, Dừa, Đu đủ và Xoài. Mâm ngũ quả là một tập quán kỳ thú của người Việt Nam . Mâm ngũ quả ngoài tăng thêm ngũ sắc cho ngày Tết nó còn tượng trưng cho ngũ vị, phù hợp với ngũ hành âm dương trong triết lí phương Đông ngụ ý chỉ sự đa dạng hài hòa sự no đủ và bền vững.
Ngoài ra, trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật vào những ngày hay các ngày bình thường đều có chưng hoa, có thể là hoa cúc vạn thọ, hoa huệ hay hoa ly, tùy từng vùng miền và yêu thích của mỗi nhà. Điều đặc biệt là sự hiện diện của cặp đèn thờ lúc nào cũng được đốt sáng trên bàn thờ dịp Tết.
Các vật phẩm gốm sứ trang trí Bát Tràng ngoài giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng ra thì mang ý nghĩa phong thủy khá lớn. Chính vì thế hãy chọn cho nhà đình mình một sản phẩm ý nghĩa vào dịp tết này nhé!