Khuyến mãi Khuyến mãi
Tục chưng mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền của người Việt

Tục chưng mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền của người Việt

Thanh
Th 2 05/05/2025
Nội dung bài viết

Mâm ngũ quả trong ngày tết

Chúng ta thường nghe nói “ thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh” để miêu tả đến những phong tục truyền thống trong những ngày Tết của người Việt. Và một trong những tục lệ không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến là tục chưng mâm ngũ quả ngày Tết.

Trong những ngày Tết, cho dù gia đình nào cũng có một mâm ngũ quả dâng lên ông bà tổ tiên trong ngày tết. Trên bàn thờ Gia Tiên ngày tết, mâm ngũ quả kết hợp với cành mai vàng ( hoa đào đỏ) cùng bánh chưng xanh tạo nên khung cảnh ấm áp cùng không khí sum họp ấm cúng khi xuân về.

Mâm ngũ quả với ý nghĩa là mâm trái cây với đầy đủ các loại trái cây của đất trời dùng để thờ cúng. Không chỉ riêng ngày Tết, vốn dĩ dân tộc Việt là một dân tộc xem trọng tín ngưỡng cùng với lễ nghĩa, vì vậy dịp Tết lại càng khiến nhà nhà người người tất bật chuẩn bị một mâm ngũ quả dâng lên ông bà tổ tiên.

Ý nghĩa tục chưng mâm ngũ quả ngày tết

Tại sao gọi là mâm ngũ quả ? tại sao không phải thất quả hay lục quả mà là ngũ quả, tại sao mâm ngũ quả lại trở thành tục lệ truyền thống từ Nam ra Bắc của người Việt.

Mâm ngũ quả có thể hiểu theo một cách đơn giản nhất là mâm 5 quả, số 5 là con số trung tâm, nó tọa ở giữa Lạc Thư, là một con số trung tâm của vũ trụ, giữa đất và trời, giữa âm và dương tạo nên 5 nguyên tố sinh khắc của vận mệnh là ngũ hành ( Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ), và chúng ta đều biết, ngũ hành có ảnh hưởng rất lớn đến con người.

Ngũ trong đại từ điển có đến mười hai nghĩa và có đến 1148 từ kép ghép với nó đơn giản có thể kể đến : ngũ sắc, ngũ âm, ngũ vị, ngũ tạng…… Số 5 được xem là được xem là biểu hiện chung của sự sống, vậy nên mâm ngũ quả trong ngày tết được coi là sự tròn trịa, dâng lên ông bàn thờ  với mong muốn may mắn ngập tràn ngày tết .

Đối với người nông dân, mâm ngũ quả tượng trưng cho sự bội thu mùa màng, ngũ quả biểu tượng cho mọi sự khởi đầu, biểu tượng cho sự phồn thực và sinh sôi, nối truyền dòng giống miên viễn. Mâm ngũ quả mang ý nghĩa vượt lên cả sự sinh tồn của vạn vật, sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết  mang theo ý nghĩa tâm linh về một cuộc sống ấm êm.

Yêu cầu đối với mâm ngũ quả là gì ?

Mâm ngũ quả được chọn là lễ vật dâng cúng vậy nên phần lớn người ta yêu cầu rất cao về việc lựa chọn các loại ngũ quả sao cho thật đẹp . Vậy nên chúng ta thường thấy vào các ngày cận tết, việc người ta đua nhau đi lựa ngũ quả đẹp để về chưng tết rất nhiều, tiêu chuẩn để có được một mâm ngũ quả đẹp chính là : màu sắc đẹp, trái còn tươi, hình dạng cân đối, to nhỏ đồng đều …. Để mua được những loại ngũ quả đẹp nhất, người ta cũng sẵn sàng bỏ ra số tiền nhiều hơn bình thường.

Trên mâm ngũ quả là những loại trái cây gì ?

Mâm ngũ quả đã trở thành tục phổ thông truyền thông nhưng chuẩn mực của 5 thứ quả tạo nên mâm ngũ quả lại thay đổi tùy theo vùng miền Nam Và Bắc bởi chúng có ý nghĩa riêng biệt và thể hiện sự cầu mong của người dâng lễ.

Mâm ngũ quả của người miền Nam

Trong tục chưng mâm ngũ quả của người miền Nam sẽ được những loại quả : Mãn cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài, mâm ngũ quả này mang một ý nghĩa “ cầu cho một năm mới đầy may mắn, mùa màng bội thu, vừa đủ ăn vừa đủ xài”.

Mãng cầu : cầu chúc cho mọi điều tốt lành

Sung : một năm đầy sung túc

Dừa : lối phát âm như vừa, để mong cuộc sống vừa vặn với những mong muốn, không thiếu .

Đu đủ : một năm luôn đủ đầy thịnh vượng

Xoài : phát âm gần giống với “xài” cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn được trang trí thêm những loại trái cây như dưa hấu, táo… để đẹp hơn.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc

Khác với người miền Nam, mâm ngũ quả của người miền Bắc bao gồm trái chuối xanh ứng với mùa xuân, nãi chuối như bàn tay ngửa hứng lấy những tinh túy của đất trời , có ý nghĩa che chở bao bọc.

Tiếp theo là quả Phật thủ vàng : với mong muốn được bàn tay Phật trời ban phước và chở che , có thể thay bằng quả bưởi chín vàng.

Tiếp đến là 3 loại quả khác có màu sắc màu đỏ như : ớt đỏ, cam quýt, quả trứng gà, và màu trắng như quả roi ( mận) quả đào và cuối cùng là màu đen như  quả mận, quả hồng xiêm….

Sự khác biệt đối với mâm ngũ quả cúng 2 miền là gì ?

Đối với người Bắc, quả ớt cũng có thể đem lên bàn thờ mặc cho có vị cay tuy nhiên người vẫn chưng thờ miễn sao đẹp và phù hơp với màu sắc là được. Mâm ngũ quqr của người Nam không chưng chuối, bởi kiêng kỵ như “ chúi” xuống và không lên được. Người Nam cũng kiêng kỵ chưng ngũ quả là cam và quýt bởi “ cam làm quýt chịu”.  

Tục chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ như thế nào mới đúng?

Bàn thờ là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình, vậy nên việc trưng mâm ngũ quả lên bàn thờ rất quan trọng, nó thể hiện sự hiếu kính, biết ơn ông bà tổ tiên , bàn thờ có chân đèn, chân nến lư đồng, mâm bồng chừng ngũ quả

 Mâm ngũ quả khiến cho không khí bàn thờ trong gia đình trở nên ấm cúng hơn hẳn, chứa đựng ước vọng của con người. Bày trí mâm ngũ quả một cách thật đẹp, đặt chúng lên bàn thờ trang nghiêm và kết hợp với các vật phẩm thờ cúng để tạo nên một ngày Tết ấm êm và may mắn với tục chưng mâm ngũ quả , nó nhắc nhở con cháu và các thành viên trong gia đình biết đến sự tưởng nhớ, và biết ơn.

Mâm bồng chưng ngũ quả 

 

Nội dung bài viết