
Tục gói bánh chưng bánh giầy của người Việt vào ngày Tết như thế nào?
Thanh
Th 7 03/05/2025
Nội dung bài viết
Ý nghĩa bánh chưng bánh giầy truyền thống của người Việt
Tục gói bánh chưng bánh giầy của người Việt đã xuất hiện từ rất lâu. Bất cứ một đất nước hay một dân tộc nào cũng có những món ăn truyền thống và gắn liền với những ý nghĩa và phong tục của đất nước đó, dân tộc đó. Việt Nam cũng vậy, trong 54 dân tộc anh em, có rất nhiều tục lệ cũng như món ăn truyền thống cho ngày Tết, song lại không gì có thể thay thế được tục lệ gói bánh chưng bánh giầy của người Việt.
Tục lệ gói bánh chưng bánh giầy của người Việt vào ngày Tết gắn liền với ý nghĩa nhân sinh , ý nghĩa sâu xa về vũ trụ và loài người.
Tục lệ gói bánh bánh chưng bánh giầy như thế nào ?
Tết Nguyên Đán hay Tết Cả là lễ hội lớn nhất trong một năm mang tính toàn dân tộc Việt và có truyền thống hàng ngàn đời nay. Ngày Tết là dịp để mọi người thể hiện sự ấm no hạnh phúc, là cả gia đình sum vầy , quây quần bên nhau và điều mong đợi nhất có thể nói đó là cùng nhau gói những chiếc bánh chưng, bánh giầy rồi cùng nhau thức đêm trông coi nồi nước luộc.
Bên cạnh đó, việc gói bánh chưng, bánh giầy để cúng lễ tổ tiên chính là việc làm nhằm duy trì và phát huy truyền thống quan niệm nhân sinh trong quan hệ đạo lý ở đời “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cùng với tình thân,tình làng nghĩa xóm.
Trước 3 ngày Tết, thông thường là khoảng sau 20 Tết, người ta bắt đầu dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón Tết. Trước hết là việc tiễn ông táo về chầu trời ngày 23 , sau đó là chuẩn bị tục lệ gói bánh chưng bánh giầy cúng ông bà, cúng cơm Tất niên và nhiều tục lệ đón Tết khác nữa.
Trước Tết, thông thường người ta sẽ dọn dẹp, trang hoàng lại bàn thờ tổ tiên trong gia đình. Sắp xếp và sắm sửa thêm cái vật phẩm thờ cúng linh thiêng. Đây là một bộ bàn thờ gia tiên được một gia đình sắp xếp và trang hoàng trước thềm Tết.
Tục gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết của người Việt được bắt nguồn từ thời Vua Hùng, gắn liền với sự tích lên ngôi của vị hoàng tử thứ 18 tên Lang Liêu.
Truyền thuyết kể lại rằng, vua Hùng muốn tìm người nối dõi nên ban lệnh trong dịp đầu năm mới, nếu trong các vị hoàng tử ai dâng lên nhà Vua được một món quà mà nhà Vua ưng ý thì sẽ được truyền ngôi. Trong tất cả những hoàng tử, chỉ có Lang Liêu – vị hoàng tử mất mẹ từ rất sớm là có món quà mà nhà vua ưng ý. Đó chính làm món bánh chưng xanh, bánh giầy trắng mà vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Lang Liêu có thể dâng lên một món quà tuy rất bình dị nhưng nhận được sự hài lòng của nhàVua là vì sự giúp đỡ của một vị thần đã báo mộng cho chàng. Lang Liêu dùng hạt ngọc của trời ( gạo ) giả nát nặn thành hình dạng vuông tròn của bánh chưng và bánh giầy, tượng trưng cho đất và trời.
Ý nghĩa văn hóa sâu sắc tục gói bánh chưng bánh giầy trong ngày Tết .
Bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho triết lí vuông tròn của người Việt nói riêng và triết lí Âm dương nói chung.
Bánh giầy tượng trưng cho trời, màu trắng, hình tròn, nhỏ gọn trong lòng bàn tay, được nặn thành 2 nữa hình vòng cung rất đẹp, bên trên và dưới đều có 2 miếng lá chuối đậy lên.
Bánh chưng thì có màu xanh, được gói theo hình vuông lớn, tượng trưng cho đất. Sự kết hợp của bánh chưng xanh và bánh giầy tượng trưng cho sự kết hợp và gắn kết của đất trời. Hơn hết, người Việt Nam gắn liền với văn hóa lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, trong đó đất trời là yếu tố quyết định.
Chính vì lẽ đó, người ta chọn dâng bánh chưng xanh và bánh giầy vào ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn trời đất thương tình, tạo điều kiện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc
Bên cạnh đó, sử dụng bánh trung bánh giầy làm một trong các vật phẩm thờ cúng
Chấp nhận Trời là đấng khai sáng Vũ Trụ, là chúa tể của trời đất. Bánh trưng thể hiện hình tượng của vùng đất bao la, đức hạnh của Mẹ, sự hy sinh cao cả và hiền diệu của người phụ nữ mà tiêu biểu là Mẹ Âu Cơ. Từ những thứ hương đồng gió nội như : thịt mỡ, đậu xanh, dưa hành, tiêu muối đã tạo nên mọt loại bánh vươt qua các gọi là thực phẩm thông thường, món ăn thông thường mà đại diện cho nhiều điều tốt đẹp trở thành quốc bánh của đất nước.
Bánh chưng được gói thành từ nhiều lớp lá, cẩn thận, nhẹ nhàng bao bọc lấy lớp nhân bên trong một cách gọn gàng như lòng người mẹ luôn bao bọc và trở che cho những người con của mình khỏi những giông bão của cuộc đời. Mẹ chăm lo cho con từ miếng cơm, manh áo, giâc ngủ sâu, mẹ lo cho con hơn cả bản thân mình.
Nếu như bánh chưng là hiện thân của Mẹ, thì bánh giầy chính là sức mạnh của Rồng, sự hy sinh lớn lao của người Cha. Bánh giầy đại diện cho những người đàn ông trụ cột trong gia đình là lễ vật khát vọng cho những mong muốn thăng quan tiến chức, học hành đỗ đạt thành tài.
Ngoài dâng bánh giầy trong thờ cúng, người ta còn dùng bánh giầy để biếu nhau như một lời chúc : tân chức luôn sống trong đức hạnh cũng thầm mong muốn lấy quyền hành làm lợi ích cho dân, hợp với lòng dân….
Ý nghĩa tinh thần đối với tục gói bánh chưng bánh giầy ngày Tết của người Việt
Ngày Tết, gói bánh dâng cúng thần linh, trời Phật tổ tiên là lẽ đương nhiên và đó là trách nhiệm của người con. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa nhân văn, trách nhiệm thì gói bánh chưng bánh giày mang ý nghĩa tinh thần quý báu. Cả một năm dài, được dịp quây quần bên người thân, cùng nhau gói bánh chưng Tết với những tiếng cười đùa, trò truyện say sưa thì còn gì bằng. Đó là một nét đẹp trong đời sống tinh thần, là cơ hội để mọi người gần gũi và vun đắp tình cảm gia đình thêm thắm thiết hơn.
Chính vì ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa văn hóa và cả ý nghĩa tinh thần chứa đựng trong tục gói bánh chưng bánh giầy vào ngày Tết đã trở thành tục lệ cổ truyền. Cứ vào dịp 27 28 tết hàng năm, các gia đình đều tất bật chuẩn bị cho phần gói bánh chưng, bánh giầy. Lúc này, ông bà cha mẹ anh em quây quần bên nhau, mỗi người phụ một tay để làm nên những cái bánh thật đẹp, thật ngon dâng lên ông bà tổ tiên trong ngày đoàn viên.
Cuộc sống với nhiều nỗi lo, với nhiều hoàn cảnh cùng những số phận khác nhau, vậy nên có những người xấu số mất đi sớm, không thể cùng con hay anh em, ba mẹ hưởng thụ một cái Tết đoàn viên thật hạnh phúc, đầy đủ. Vậy nên, vào dịp Tết người ta đặc biệt chú trọng đến “ cách bày trí bộ bàn thờ gia tiên trong gia đình” , chú trọng đến cách xắp xếp và làm ấm bàn thờ mong sao cho những người đã khuất được yên lòng, không cảm thấy tuổi thân.
Có thể bạn quan tâm đến “ cách lắp đặt bàn thờ và các tục lệ thờ cúng tổ tiên trong những ngày Tết” thì có thể tham khảo video mà một gia đình đã chuẩn bị và thay mới bộ bàn thờ gia tiên trước Tết