Mục lục
Các lý tưởng chính yếu của đạo Phật được tựu chung trong bốn sự thật cao quý (Tứ diệu đế) và con đường trung dung mà đức Phật đã giảng trong bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển sau ngày thành đạo , Bốn sự thật đó là :
Sự thật về cái khổ (Khổ đế):
Đây là sự thật về các vấn đề của đời sống qua sinh , lão ,bệnh , tử và những ưu sầu , thất vọng , Dĩ nhiên những điều này là không như ý và người ta luôn cố gắng tránh né , không muốn ràng buộc liên quan đến chúng . Hơn thế , tất cả những việc trên đời , do các điều kiện mà có , thường có mầm mống đau khổ vì chúng không thường tồn , chỉ tạm thời khắc và giả tạo , không có một chủ thể lâu bền , Chúng tạo sầu khổ và thất vọng cho những ai vì vô minh mà chấp vào chúng. Những ai muốn tự do thoát khổ các khổ đau cần có một thái độ đúng đắn , một tri kiến và trí tuệ để nhìn mọi sự vật trên đời , Cần phải học tập để nhận định sự vật đúng theo bản chất của chúng . Các sự cố không như ý của đời sống cần phải được quan sát , nhận định và thông hiểu .
Sự thật về nguồn gốc của cái khổ (Tập đế)
Trong sứ thật này , đức Phật quán xét và giải thích sự khởi sinh của khổ nạn từ nhiều nguyên nhân và điều kiện , Đây là sự thật sâu xa về luật nhân quả và duyên nghiệp. Tất cả các khổ nhận trên đời đều bắt nguồn từ lòng tham muốn ích kỷ đều bắt nguồn từ si mê vô minh. Vì không biết rõ bản chất thật sự của mọi đối tượng trên đời nên con người tham muốn chiếm đoạt và làm nô lệ , chấp chặt vào chúng . Vì các tham muốn đó không bao giờ thỏa mãn và qua những phản ứng không thích nghi, họ lại tạo ra buồn khổ và thất vọng cho chính họ, Từ các tham thủ biểu hiện qua lời nói , cửa chỉ hoặc trong tâm ý , họ tạo ra các nghiệp hành gây đau khổ cho chính họ , cho người khác và đau khổ đó ngày càng chồng chất.
Sự thật về diệt khổ (Diệt đế)
Đây là sự thật về mục đích của phật tử , Khi vô minh hoàn toàn được phá tan qua trí tuệ chân thật ; khi lòng tham thủ ích kỷ bị hủy diệt và thay thế bằng thái độ đúng đắn của từ bi trí tuệ , Niết Bàn … thì trạng thái của an bình tối hậu, hoàn toàn giải thoát khỏi mọi đau khổ sẽ được thực chứng , Đối với những ai vẫn còn đang tụ tập , chưa đạt đến sự giải thoát cuối cùng , họ sẽ thấy rằng khi sự vô minh và tham thủ được giảm thiểu thì các phiền não cũng theo đó mà giảm thiểu , Khi đời sống của họ được về từ bi và trí tuệ , đời sống đó sẽ tạo ra nhiều hạnh phúc, và an lành cho chính họ cũng như những người xung quanh ,
Sự thật về con đường dẫn đến diệt khổ (Đạo đế)
Đây là sự thật về con đường hành đạo của mọi phật tử là đường hướng sinh hoạt của người con Phật. bao gồm các căn bản chính yếu của lời phật dạy và đường lối thực hành để tiến đến niết Niết Bàn , giải phóng khỏi mọi ràng buộc vào cuộc luân hồi trong thế gian. Con đường này gọi là con đường bát chính , gồm có 8 yếu tố chân chính : chính kiến , chính tư duy , chính ngữ , chính nghiệp, chính mạng , chính tinh tiến , chính niệm , chính định để diệt trừ phiền não,
Theo sự thật này , một đời sống tốt đẹp không phải chỉ do gắng công cải thiện các yếu tố ngoại vi liên quan đến xã hội và thiên nhiên , Cần phải phối hợp với sự tu tập và cải thiện bản thân như trình bày qua Bát chính đạo , có liên quan đến việc giữ gìn giới hạnh , huân tập tâm ý và khai phát trí tuệ . Nói cách khác :
+ Không làm điều gì gây đau khổ cho chính mình và cho người khác;
+ Nuôi dưỡng điều thiện , tạo an vui cho cá nhân và cho mọi người
+ Thanh lọc tâm ý , loại trừ những ý niệm của sự tham lam , sân hận và si mê
Con đường Bát Chính này gọi là Trung đạo , vì đây là một lối đi thăng bằng , không có những cực đoan của sự hành hạ thân xác hoặc nô lệ dục lạc,. Đây là con đường duy nhất để giác ngộ giải thoát. Đức Phật dạy rằng , nơi nào có đệ tử của ngài luôn gắng công hành trì trên con đường này thì nơi đó sẽ không bao giờ thiếu vắng các bậc thánh trí giác ngộ, Sự phân tích thành 8 yếu tố hoặc 3 nhóm tu học là để cho dễ hiểu , Tuy nhiên các yếu tố đó cần phải được hành trì đồng đều , không thiếu sót một yếu tố nào để bổ sung , hỗ trợ cho nhau , Như vậy thì con đường đó mới trọn vẹn và mang đến lợi ích giải thoát thật sự.
Trên đây là một thái độ sống của đạo Phật , một con đường rộng mở cho tất cả mọi người , không phân biệt màu da , giới tính giai cấp . Đức Phật tuyên bố rằng mọi người đều bình đẳng và chỉ được đánh giá qua hành động và phong cách của họ, qua những gì họ suy nghĩ và thực hành , không phải qua màu da và gốc gác . Mỗi người lãnh chịu hậu quả về hành động của bản thân mình theo luật nhân quả. Mỗi người là chủ thể của mình , Con đường tu học là con đường tự nỗ lực , không cần các điều cầu xin thần linh hay mê tín dị đoan . Con người có khả năng cải thiện đời sống của chính họ và đạt đến mục đích tối hậu qua các cố gắng tinh tiến của chính họ , Ngay cả đức Phật cũng không bao giờ tuyên bố ngài là đấng cứu rỗi , Ngài chỉ là người tìm ra con đường giải thoát và khuyến tiến chúng ta phải tự mình tiến bước trên con đường đó , Khi ta tiến bước được trên những chặng đường thì ta có thể khuyến khích và hướng dẫn những người bạn đồng hành của ta.
Với những ai đang đi trên con đường thanh lọc bản thân , đức Phật dạy rằng , tri thức và trí tuệ là chìa khóa quan yếu , Trí tuệ chỉ có thể được khai phát qua hành trì thiền quán, Hành giả cần phải quán soi thâm sâu vào nội tâm , để trạch vấn và thông hiểu cho chính mình , Các nguyên tắc của đạo Phật là phải tự mình chứng ngộ , chứ không phải những giáo điều để mù quáng tin theo,
Phương pháp đức Phật dạy qua Tứ diệu để có thể xem như là những lời dạy của một thầy thuốc : Xác định bệnh (Khổ đế) Xác định nguyên nhân gây bệnh (Tập đế ) , mô tả trạng thái khi lành bệnh (Diệt đế) và các cách thức trị bệnh (Đạo đế).
Có rất nhiều người ưa thích bàn luận , dò đoán , bình giải về các lời của đức Phật qua lăng kính triết lý , luận lý , tâm lý , tâm linh , Tuy nhiên đó chỉ là những kiến thức đầu tiên , phiến diện , qua sách vở và suy luận , thường gọi là Văn huệ , và Tư huệ , Thêm vào đó , đạo Phật cần phải được thực chứng để phát triển trí tuệ thật sự , gọi là Tu huệ chứ không phải chỉ để chúng ta lý luận tranh cãi suông , Đạo Phật là những hướng dẫn để chúng ta thực hành , tu tập thanh lọc tâm ý , để chúng ta thấy được lợi ích qua kinh nghiệm thực tế của chính bản thân trong đời sống hằng ngày , Đức Phật đã từng dạy rằng “Giáo pháp của Như Lai được giảng rõ ràng , để thực chứng với kết quả hiện tiền , vượt thời gian , mời mọi người đến xem , đưa đến giải thoát , được người thông tuệ hiểu , tự mỗi người phải thực hiện cho chính mình”.