Cách tắm tượng Phật đản sanh sao cho đúng là câu hỏi của nhiều Phật tử và nhiều người. Thực chất, tắm tượng Phật đản không đơn giản là tưới nước lên tượng Phật. Trước khi thực hiện tưới dòng nước thả hoa lên tượng Phật, mọi người cần chuẩn bị một số điều. Nghi thức tắm Phật ở nhà và ở chùa nói chung cũng tương tự nhau. Hãy cùng điểm qua các bước chuẩn bị để tắm tượng Phật đản sanh cho đúng nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu nấu nước thơm tắm Phật
Tùy theo hoàn cảnh mỗi chùa, đạo tràng mà có thể tổ chức lễ Tắm Phật trong các ngày từ mùng 8 đến 15 tháng Tư âm lịch hàng năm. Để thực hiện lễ tắm Phật, trước phải trần thiết bàn thờ với đầy đủ hương hoa. Thỉnh tôn tượng Phật đản để trong chậu hoặc thau lớn tinh sạch.
Ở nước ta các Phật tử thường nấu nước với hoa lài, hoa cúc, quế…. Sau khi chờ nước nguội đổ vào chậu và rải thêm hoa lài tươi vào nước tắm Phật. Có nơi giản tiện thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch nấu chín. Bởi vì sau khi làm lễ xong, nhiều người thọ dụng lại dòng nước này để cầu nguyện bình an.

Theo Dục Tượng Công Đức Kinh, nước tắm Phật phải dùng các thứ diệu hương như:
- Ngưu đầu,
- Chiên đàn,
- Tử đàn,
- Đa ma la hương,
- Cam tùng,
- Bạch đàn,
- Uất kim,
- Long não,
- Trầm hương
- Xạ hương và Đinh hương

Tất cả làm thành nước thơm đựng ở trong chậu sứ sạch tắm Phật. Nước tắm Phật phải là nước tám công đức. Vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật. Có như vậy thì công đức mới thành tựu như nguyện.
Các bước Tắm tượng Phật
Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Đến đoạn tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, dùng tay phải múc nước rồi nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài.

Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh. Quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Tắm Phật xong, lễ Phật rồi lui ra, cảm thấy hoan hỷ, thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.
Trong khi tắm tượng Phật đản sanh, không nên chen lấn, xô đẩy, giành giật. Nên nhớ tắm Phật vội vàng theo kiểu lấy lệ và không có quán tưởng sẽ không mang lại hiệu quả. Như vậy không thành tựu công đức. Tắm Phật chính là tắm ta, làm Phật tính bên trong chúng ta được hiển bày. Chính vì vậy, không riêng gì việc đọc kinh mà nghi thức tắm Phật cũng nên được thực hiện đúng.

Quý khách hàng và quý Phật tử có thể tham khảo mẫu tượng Phật đản sanh tại Không Gian Gốm. Tại hệ thống cửa hàng có nhiều mẫu tượng gốm với các dòng men và kích thước khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu khách hàng. Mọi người có thể tham khảo qua website hoặc đến trực tiếp cửa hàng để chọn mua tượng Phật và bát sen nhé!
Xem thêm: Nghi thức lễ Phật Đản sanh năm 2023 tại chùa
Cách tưới nước lên tượng Phật
Sau khi chí thành đảnh lễ hay chắp tay xá Phật đản. Người Phật tử hai tay cầm chiếc gáo/cốc (dụng cụ múc nước) kính cẩn:
Múc nước thơm rồi tưới nước tắm tượng Phật. Cách này không quy định dội nước lên tượng Phật ở thân phần nào và dội bao nhiêu gáo nước. Trong khi tắm Phật, tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi phiền não và tội lỗi của bản thân. Nhờ đó thành tựu công đức phước báo.

Múc hai gáo nước thơm tắm lên hai vai (tay) phải và trái của Phật. Cách này không dội nước lên đầu Phật để tỏ lòng tôn kính. Trong khi tắm Phật, ngoài việc quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm, đặc biệt còn quán tưởng đến hai dòng nước ấm-mát của chư thiên. Nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận-nghịch của cuộc sống.

Múc ba gáo nước thơm, gáo nước thứ nhất tắm lên đầu tượng Phật. Gáo thứ hai và thứ ba tắm lên hai vai tượng Phật. Trong khi tắm Phật, quán tưởng những dòng nước này sẽ gột sạch nghiệp chướng và phiền não của ta. Làm cho ba nghiệp thân khẩu ý của ta đều được thanh tịnh.
Múc ba gáo nước thơm, gáo nước thứ nhất tắm bên vai trái Phật quán niệm: nguyện bỏ mọi điều ác; gáo thứ hai tắm bên vai phải Phật quán niệm: nguyện làm mọi điều lành; gáo thứ ba tắm dưới chân Phật quán niệm: nguyện độ hết chúng sanh.