Tọa lạc tại quận 9 hơn 200 năm qua, ngôi chùa Bửu thạnh hay còn gọi là Tổ Đình Bửu Thạnh là một công trình đền chùa có kiến trúc đặc sắc và giá trị truyền thống to lớn.
Chùa Bửu Thành là ngôi chùa lớn tại quận 9, được nhiều người dân thành phố thường xuyên thăm viến, chiếm bái. Chùa hiện tọa lại trên đường Nguyễn Duy Trinh, phường Long Tường, Quận 9, Hồ Chí Minh.
Nội dung bài viết
- 1 Lịch sử bi thương của chùa Bửu Thạnh
- 2 Kiến trúc chùa Bửu Thạnh
- 3 Bên trong chùa Bửu Thạnh
- 3.0.0.1 Bài văn khấn sáng mồng 1 Tết
- 3.0.0.2 Bài văn khấn lễ giao thừa
- 3.0.0.3 Cách chọn và cắm nụ tầm xuân bằng bình gốm trang trí ngày Tết
- 3.0.0.4 Bình nào cắm hoa Hồng đẹp? – Cách cắm các loại hoa Hồng trong ngày Tết
- 3.0.0.5 Mua bình cắm hoa Đồng Tiền trưng Tết – Nơi bán bình hoa rẻ đẹp TPHCM
- 3.0.0.6 Tìm mua bình cắm hoa đẹp quận 7 – Cách bày trí bình hoa dịp Tết
Lịch sử bi thương của chùa Bửu Thạnh
chùa Bửu Thạnh được Tổ sư Tiên Hiền khai sơn năm 1801, trên một vùng đất rộng 4,5 hecta thuộc bưng làng Long Trường, xã Long Vĩnh Hạ, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định xưa.

Đầu tháng 12-1947, bộ đội Việt Minh mở mặt trận đánh Pháp trước chùa, Thượng tọa Quảng Lạc hy sinh cùng 33 liệt sĩ và được an táng trước sân chùa, chùa Bửu Thạnh bị đốt phá san bằng.
Năm 1955, Hòa thượng Thích Huệ Thành, em ruột cố Hòa thượng Thích Quảng Lạc đang lãnh đạo Phật giáo Lục Hòa Tăng Trung ương đã về xây dựng lại ngôi chùa.
Năm 1965, chùa lại bị giặc Mỹ đốt sạch hoàn toàn vì địch phát hiện chùa là cơ sở nuôi dưỡng kháng chiến.
Năm 1976, Hòa thượng Thích Huệ Thành, lúc này là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, trụ trì chùa Long Thiền ở Đồng Nai về xây dựng mới chùa Bửu Thạnh cách nền chùa cũ khoảng 50 m.
Trãi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, vượt qua những tội ác của chiến tranh ngôi Tổ Đình Bửu Thạch ngày nay khá khang trang và kiên cố.
Kiến trúc chùa Bửu Thạnh
Kiến trúc chùa Bửu Thạnh hiện nay là công trình được xây dựng năm 1976. Chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ miền Bắc cách tân đơn giản hơn.
Cổng tam quan của chùa được xây dựng đồ xộ, kiên cố gồm 3 tầng mái. Mái lợp ngói ống loại thanh lưu ly; trên sóng mái có đắp phù điêu Lưỡng long chầu chữ Phật, dưới đắp phù điêu tứ linh.

Kiến trúc tổng thể của tòa nhà trung tâm ngôi chùa theo kiến trúc hình chữ “Tam” bao gồm Chính điện, Tổ đường, nhà túc. Ngoài ra, còn có một số kiến trúc khác như nhà khách, nhà trù, trai đường và nơi ở của tăng chúng được bố trí xung quanh sân chùa.

Tòa Chính điện được xây dựng bằng vật liệu hiện đại trong khá khang trang và hiện đại. Bên trong Chính điện được trang bày trang nghiêm, các kiến trúc gỗ được điê khắc công phu như các bao lam, hoành phi, khám thời được chạm trỗ tinh xảo.
Bên trong chùa Bửu Thạnh
Qua cổng tam quan của ngôi chùa là một không khí trong lành. Mát mẽ với hàng trăm cay sao cao trên chục mét được trồng khắp khuôn viên chùa. Chính giữa sân chùa là đài Quan Thế Âm lộ thiên cao gần 2m.
Trong sân chùa còn có miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, Ngôi bảo tháp cửu trùng thờ Ngọc Xá Lợi Phật và 12 tảng đá xanh kê chân cột hình vuông có kích thước 40 x 40 cm là vết tích của ngôi chùa thuở sơ khai.

Chính điện được bày trí trang nghiêm, chính giữ tôn trí Phật Thích Ca, bên phải thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, bên trái thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Phía sau là Chính Điện tổ đường, chính giữa là điện thờ Tổ.

Ngoài ra, trong chùa còn thờ nhiều tượng Phật khác như Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, Phật Di Lặc, Quan Đế Thánh Quân, Ngũ Hành…
