Chùa Huệ Lâm hay còn gọi là Tổ Đình Sắc Tứ Huệ Lâm là ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời nhất tại quận 8. Ngôi chùa hiện tọa lạc tịa địa chỉ số 154 Tùng Thiện Vương, phường 11, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Đến đây không chỉ cảm nhận được sự thanh tịnh, yên tĩnh của một ngôi chùa mà chúng ta còn được chiêm ngưỡng những kiến trúc mang đậm dấu ấn chùa cổ Nam Bộ xưa.
Nội dung bài viết
- 1 Lịch sử chùa Huệ Lâm
- 2 Kiến trúc ngôi chùa Huệ Lâm
- 3 Bên trong ngôi chùa Huê Lâm
- 3.0.0.1 Bài văn khấn sáng mồng 1 Tết
- 3.0.0.2 Bài văn khấn lễ giao thừa
- 3.0.0.3 Cách chọn và cắm nụ tầm xuân bằng bình gốm trang trí ngày Tết
- 3.0.0.4 Bình nào cắm hoa Hồng đẹp? – Cách cắm các loại hoa Hồng trong ngày Tết
- 3.0.0.5 Mua bình cắm hoa Đồng Tiền trưng Tết – Nơi bán bình hoa rẻ đẹp TPHCM
- 3.0.0.6 Tìm mua bình cắm hoa đẹp quận 7 – Cách bày trí bình hoa dịp Tết
Lịch sử chùa Huệ Lâm
Thời gian chính xác ngôi chùa Huệ Lâm được xây dựng vẫn chưa có kết luận chung. Tuy nhiên, theo nội dung câu đối được khắc trên thân cột trước Chính điện ngôi chùa, thì chùa được xây dựng năm 1780 do bà Chiêm Thị Mai xây dựng.

Năm 1912 ngồi chùa được bà phu nhân tổng đốc Đỗ Hữu Phương trùng tu xây dựng. Khi ấy ngôi chùa đã có hơn 100 năm tuổi. Sau đó chùa được trùng tu lớn vào các năm 1952, 1963, 1970, 1988, 1991 và năm 1995. Ngày nay chùa được công nhận là Di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp thành phố.
Kiến trúc ngôi chùa Huệ Lâm
Chùa Huệ Lâm quận 8 có kiến trúc kết hợp giữa nghệ thuật chùa cổ Nam bộ và chùa Trung Hoa. Nhìn bên ngoài ngôi chùa có kiến trúc cổ kính theo kiểu chùa cổ Nam bộ, gồm những gian nhà mái ngói đơn sơ.

Bên trong là chùa được thiết kế theo kiến trúc chùa cổ Trung Hoa theo hệ phái Lâm tế. Các điện thờ gồm nhiều bao hàm và hoành phi khắc chữ Hán, khám thờ được chạm khắc tinh xảo công phu. Kiến trúc bên trong chùa Huệ Lâm mang đậm dấu ấn nghệ thuật chùa theo hệ phái Lâm tế tại Trung Quốc thể kỷ XVII.
Bên trong ngôi chùa Huê Lâm
Bước qua cổng tam quan chùa, phía tay phải là điện thờ tượng Quan Thế Âm, phía tay trái là Bảo tháp thờ Ni trưởng Thích nữ Giác Nhẫn. Trước lối vào Chính điện chùa được đặt một tượng Phật Di Lặc.

Bên trong Chính điện được trang trí nghiêm trang, chính giữa tôn trí Phật Thích Ca. Xung quanh là các điện thờ nhiều tượng phật theo tín ngưỡng hệ phái Lâm tế như Thiên Thủ Thiên Nhẫn Bồ Tát, Diệu Trì Kim Mẫu, Thập Diện Minh Vương Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thần Tài, Thổ Địa…

Trên khám thờ Đức Phật Thích Ca có một hoành phi “ Sắc Tứ Huệ Lâm Tự” do Vua Thành Thái sắc phong. Trước điện thờ Chuẩn Đề Vương Bồ Tát có một hòn non bộ nhỏ được trang trí thanh nhã. Khuôn viên sân chùa không quá rộng tuy nhiên được trồng nhiều cây xanh rợp bóng rất mát mẻ và thanh tịnh.