Mục lục
♦ Trong tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, có hai ngày rằm lớn nhất trong năm đó chính là rằm tháng giêng và rằm tháng 7. Vào 2 dịp lễ lớn này, người ta thường đến chùa lễ Phật và cầu an, bên cạnh đó nghi lễ cúng rằm tháng giêng 2023 được rất nhiều người quan tâm. Hôm nay, Đồ thờ Bát Tràng sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về nghi thức chuẩn bị lễ cúng ngày Rằm tháng Giêng 2023 đầy đủ và chuẩn xác nhất .
Nguồn gốc ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng như thế nào
Trên thực tế mà nói : ngày Rằm tháng Giêng ( Tết Nguyên Tiêu) là một nghi thức được du nhập từ Trung Quốc đến Việt Nam. Song hơn 1000 năm qua, sự thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo đã trở nên gắn kết các phong tục và mang đậm nét bản sắc riêng của người Việt
Tích kể lại rằng: các cung nữ trong cung vào dịp Tết Nguyên Đán cảm thấy rất nhớ nhà và muốn được về nhà đoàn tụ cùng gia đình, tuy nhiên trong cung canh phòng rất khắt khe không thể nào ra ngoài được, trong đó có một cung nữ tên Nguyên Tiêu đã nhảy xuống giếng để kết liễu cuộc đời. Song lại được Đông Phương Sóc – viên thần lân cận của Vua cứu được, cảm thông trước nỗi nhớ quê, nhớ gia đình của cung nữ, ông đã giúp cô bày ra một kế hoạch và tiến cử cô làm bánh để dâng lên thần lửa, tránh tai họa cho hoàng cung. Chính vì vậy, cô được ban thưởng về nhà đoàn tụ với gia đình đúng vào ngày rằm đầu tiên sau Tết Nguyên Đán, từ đó được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Trong dịp Tết này, người dân Trung ăn bánh trôi và treo lồng đèn đỏ.
Ở nước ta, ngày rằm tháng giêng lại là lễ lớn mà các Phật tử sẽ viếng chùa, cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.
+ Đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới thích hợp cho việc cầu nguyện an lành cho cả năm
Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng ngày Rằm tháng Giêng 2023 đúng cách
Ngoài việc đi chùa viếng Phật cầu an thì ngày rằm tháng giêng cần phải chuẩn bị mâm cúng lễ tại nhà : mâm cúng rằm tháng giêng trong nhà và cúng rằm tháng giêng ngoài trời.
Đối với mâm cúng trong nhà chuẩn bị cho cúng rằm tháng giêng được chia làm hai, 1 là mâm cúng Phật và mâm cúng gia tiên
Mâm cúng Phật bao gồm những món lễ
- 1 đĩa hoa quả ( tùy thuộc vào mỗi nhà để lựa chọn hoa quả loại nào )
- 1 đĩa xôi chè
- Món ăn chay : nên chọn các món trên mâm cỗ nên sử dụng các món ăn với màu sắc tượng trưng cho ngũ hành như : đậu hũ ( hành Kim), rau xanh ( hành Mộc), nấm rơm màu trắng của hành thổ , bánh trôi nước màu đỏ ( làm bằng màu gấc) hợp với hành hỏa ….
- 1 lọ hoa ( thông thường là hoa huệ trắng hoặc hoa lay ơn đỏ )
Mâm cúng trong nhà trên bàn thờ gia tiên
- 1 con gà luộc
- 1 bình hoa + đĩa trái cây
- Trà rượu
- Các món ăn theo từng vùng miền như : bánh chưng, bánh Tết, thịt kho, canh khổ qua, nem rán, canh măng, món xào, …. Nên chọn sao cho cân đối có món mặn, món xào món canh và rau.
Bên cạnh đó không thể thiếu được các vật phẩm nhang đèn vàng mã trầu cau hương hoa
Mân cũng gia tiên được bày biện đầy đủ trước bàn thờ gia tiên . Tham khảo các mẫu bàn thời gia tiên ngày Tết tại Không Gian Gốm Bát Tràng
Mâm cúng ngoài trời ngày Rằm tháng Giêng
- Mâm cúng ngoài trời bao gồm như :
- 1 bình hoa, 1 đĩa trái cây
- 1 con gà luộc + cháo trắng
- Bánh kẹo, nhang đèn, giấy tờ tiền bạc
Bài văn cúng ngày Rằm tháng Giêng năm 2023
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh THành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
( hình ảnh )
Bài văn cúng sao giải hạn ngày Rằm tháng Giêng
“Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu
Tín chủ (chúng) con là: ………………….
Ngụ tại: ………………………………………..
Chúng con thành tâm có lời kính mời:
Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân
Văn Xương Văn Khúc tinh quân
Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn
La Hầu, Kế Đô tinh quân
Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời xán lạn.
Chiếu thắp cõi trần.
Xin các tinh quân.
Lưu ân lưu phúc.
Lễ tuy mọn bạc.
Lòng thành có dư.
Mệnh vị an cư.
Thân cung khang thái.
Phục duy cẩn cáo!”
Trên đây là những điều cơ bản cần chuẩn bị khi cúng ngày rằm tháng giêng. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức thờ cúng tại Đồ thờ Bát Tràng của chúng tôi, hoặc những vấn đề cần tư vấn trực tiếp, hãy liên lạc ngay với chúng tôi.
