Tên gọi của dòng đồ thờ này có nguồn gốc từ chính bề mặt của các vật phẩm trong bộ thờ. Men rạn có các màu sắc chủ yếu là trắng xám hoặc ghi. Đồ thờ hình thành những vân rạn một cách tự nhiên, không do tác động vật lý. Các vân rạn có nhiều hình thù khác nhau, có thể là hình tam giác, tứ giác, ngũ giác,… không trùng lặp. Đồ thờ men rạn được nhiều khách hàng trong và ngoài nước chuộng sử dụng tôn trí trên bàn thờ gia đình, nhà thờ họ, đền chùa,...
Các chi tiết đắp nổi nghệ thuật trên các vật phẩm thường được trang trí họa tiết có ý nghĩa phong thủy. Các họa tiết phổ biến thường là Lưỡng Long Chầu Nguyệt (Lưỡng Long Tranh Châu), Khổng Tước Đào Hoa hoặc cuốn thư, đào tiên, hoa sen. Những họa tiết này có ý nghĩa đặc biệt hoặc lấy ý tưởng từ những điển tích xưa. Đây giống như một lời căn dặn, lời nhắc nhở với con cháu hậu bối trong khi thờ cúng bậc tiền nhân.
Đồ thờ men rạn mang một vẻ đẹp cổ điển, trang nhã, giữ được nét cổ điển cho những gian thờ, phòng thờ. Màu sắc cổ kính, mộc mạc nhưng sang trọng. Cấu tạo gốm men bao gồm phần xương từ đất sét xanh, bã lọc men. Tiếp theo đó là phần xương gốm được phủ một lớp men dày từ 0,2-0,4mm. Những người nghệ nhân đã vận dụng sự chênh lệch giữa xương gốm và bề mặt men để tạo ra độ rạn của lớp men qua nhiệt độ nung 1300°C. Nhờ đó mà chất lượng gốm sứ không hề bị rạn nứt, tuổi thọ rất cao, cũng như an toàn cho sức khỏe vì cốt gốm đã loại bỏ hết tất cả các tạp chất như chì.
Ngoài những đặc điểm trên, men rạn còn có một lý do rất đặc biệt khiến nhiều người yêu thích. Qua lớp men của đồ sứ rạn ta có thể cảm nhận sâu hơn, trọn vẹn hơn cái đích thực của mỗi ánh men được tạo nên bởi những đôi tay lành nghề, những công sức và thời gian mà người thợ gốm đã dành ra để chế tác men.
Bộ đồ thờ men rạn được bài trí theo nguyên tắc sắp xếp bàn thờ truyền thống Việt Nam với các món đồ trang trí lớn như lọ hoa được đặt ở vị trí bên ngoài, tạo khung cảnh uy nghi cho bàn thờ. Lư hương và bát hương, kỷ chén, chóe thờ đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ, thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên. Mâm bồng hay bát sâm đặt xung quanh bàn thờ, căn chỉnh cho cân đối. Hai bên để đèn thờ, các vật phẩm nghi lễ nhỏ hơn như bát cơm, nậm rượu, được sắp xếp đối xứng, tạo cảm giác cân bằng và hài hòa.
Bộ ấm chén và đồ thờ cúng được đặt ở độ cao phù hợp, vừa thuận tiện cho việc sử dụng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ trong tổng thể. Toàn bộ cách sắp xếp tuân theo nguyên tắc "tả thanh hữu chung" - một nguyên tắc quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt, thể hiện sự trang nghiêm và thành kính đối với tổ tiên.
Có nhiều cách để lau sạch đồ thờ sau khi thay mới, đây cũng là bước cần thiết trước khi đặt cố định từng vật phẩm lên ban thờ. Cách rửa đồ thờ mới không chỉ là làm sạch đồ thờ mà còn phải đảm bảo cả yếu tố tâm linh. Rửa sạch đồ thờ để đảm bảo các vật phẩm thờ cúng được thanh sạch, sáng bóng và có độ bền cao hơn. Dưới đây là những cách phổ biến để bao sái hoặc lau chùi đồ thờ.
Đồ thờ gốm Bát Tràng men rạn được phân phối rộng rãi tại các xưởng lớn tại khu vực Gia Lâm - Hà Nội và phân bố rộng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Không Gian Gốm Bát Tràng là địa chỉ uy tín tại TPHCM trong nhiều năm qua, chuyên cung cấp, phân phối và hỗ trợ thiết trí ban thờ cho nhiều gia đình, nhà thờ họ, đền chùa, miếu mạo,...
Không Gian Gốm Bát Tràng hỗ trợ đo đạc kích thước bàn thờ theo lỗ ban, chọn và kiểm tra hàng, giao hàng tận nơi, bài trí ban thờ tận nhà. Khách hàng cũng có thể mua phụ kiện kèm đồ thờ ngay tại showroom với mức giá hấp dẫn. Để được tư vấn chọn đồ thờ theo màu men, theo số lượng và kích thước của từng gia đình, quý khách vui lòng đến showroom gần nhất hoặc gọi hotline 0912 809 908.