Mục lục
Tặng quà là một phong tục rất quan trọng trong văn hoá người Việt, nhất là những món quà mang ý nghĩa văn hoá nhằm gửi gắm tấm lòng, tình cảm của người tặng. Nhưng thực tế, tặng quà, tặng lúc nào, tặng cho ai mới cần sự khéo léo, mới cần sự tinh tế và sâu sắc của người tặng.
Trong xã hội hiện đại, nền kinh tế cạnh tranh công bằng, để tồn tại được trong bối cảnh các mối quan hệ phức tạp từ người bán đến người mua, từ đồng nghiệp đến lãnh đạo hay trong mối quan hệ bạn bè, người thương, thì văn hóa tặng quà cũng cần được thấm nhuần để tặng sao cho sếp vui lòng, tặng sao cho người thương đẹp ý, người thân trân trọng.
Xem thêm : Xưởng sản xuất chén dĩa – ly sứ – ấm chén dùng cho nhà hàng tại campuchia
Tặng quà trong nội bộ doanh nghiệp được coi như một cách hết sức hiệu quả để nâng cao tinh thần cũng như năng suất làm việc của cán bộ nhân viên. Nhận thức về thương hiệu Công ty sẽ dần hình thành trong mỗi cá nhân thông qua việc trao tặng những món quà mang thương hiệu doanh nghiệp.
Ngoài ra, khả năng tạo dựng thương hiệu của quà tặng doanh nghiệp sẽ phát huy hiệu quả tối đa thông qua các mối quan hệ kinh doanh.Những món quà tặng ý nghĩa là cầu nối để doanh nghiệp đến gần hơn với những khách hàng thân yêu của mình.
Đánh vào tâm lý yêu cái đẹp “Không Gian Gốm” tại Campuchia sản xuất các loại bình hoa, lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng làm quà tặng để doanh nghiệp chọn lựa phù hợp với chiến thuật marketing cũng như ngân sách doanh nghiệp, đơn vị.
Lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng sử dụng trong sự kiện nào?
Lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp như: lễ khởi công, lễ khánh thành, kỷ niệm ngày thành lập công ty, quà tặng hội nghị khách hàng, quà tặng cho sự kiện tri ân, quà tặng cho khách hàng vip,….
Ngoài ra công ty còn hỗ trợ lọ hoa trang trí cho quán cà phê, nhà hàng, khách sạn với số lượng lớn.
Gốm sứ Bát Tràng – thương hiệu vững vàng
Gốm sứ có rất nhiều loại nhưng gốm sứ Bát Tràng vẫn được nhiều doanh nghiệp gần xa cũng như mọi người ưa chuộng.
Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp… mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.
Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm.
Bát Tràng, ta cảm thấy thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm – những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.
Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt gốm Bát Tràng chưa bao giờ làm người tiêu dùng thất vọng
Dựa vào quá trình học tập và nghiên cứu công ty chúng tôi làm các sản phẩm gốm Bát Tràng nói chung và lọ hoa nói riêng theo các quy tắc của làng nghề Bát Tràng.
-
Chọn đất
Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên đặc trưng lò gốm là nguồn đất sét làm gốm Bát Tràng. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Chúng tôi hiện nay phải đến rất xa để mang đất về. Đất tạo gốm là loại đất sét trắng. mịn, khó tan trong nước.
-
Xử lý, pha chế đất làm gốm Bát Tràng:
Trong đất nguyên liệu làm nên gốm Bát Tràng thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền thống là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
– Trong quá trình xử lý, tùy theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau.
-
Tạo dáng cho sản phẩm
– Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng gốm Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối “vuốt tay, be chạch” trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Hiện nay công ty chúng tôi áp dụng nhiều máy móc vào tạo nên quá trình bán thủ công khiến người thợ thao tác dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
Người thợ “đắp nặn” gốm Bát Tràng là người thợ có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mỹ nghệ, nghệ nhân gốm Bát Tràng có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.
– Việc tạo hình sản phẩm gốm Bát Tràng theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm. Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kỹ thuật “đúc” hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp.
-
Phơi sấy
– Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm gốm Bát Tràng. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát.
-
Sửa hàng mộc
– Sản phẩm mộc đã định hình cần đem “ủ vóc” và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm Bát Tràng tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách…), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là “làm hàng bộ”, phải dùng bàn xoay thì gọi là “làm hàng bàn”.
– Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các họa tiết trang trí trên mặt sản phẩm…
6. Trang trí hoa văn
– Kỹ thuật vẽ : Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu…
– Kỹ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kỹ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung.
-
Tráng men
– Chế tạo men : Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu, men lam nổi tiếng, men lam phát màu ở nhiệt độ 1250°C. Dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh có màu hồng nhạt điều chế thành men rạn.
– Chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các “dị” lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ muốn cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà có câu “nhỏ tro to đàn”.
– Tráng men: Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm gốm Bát Tràng mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm… Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là “kìm men”, và khó hơn cả là hình thức “quay men” và “đúc men”.
– Sửa hàng men : Người thợ gốm Bát Tràng tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kỹ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành “cắt dò” tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là “sửa hàng men”.
8.Nung
Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm.. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò.
-
Thành phẩm
Công ty Việt tại Campuchia – uy tín trong lĩnh vực – chất lượng trong sản phẩm
- Bề dày 10 năm kinh nghiệm công ty chúng tôi cam đoan mang lại nhiều hài lòng cho khách hàng
- Sản phẩm chất lượng
- Độ bền cao chống được các va chạm mạnh, chịu nhiệt, chịu lạnh
- An toàn cho sức khỏe vì qua pha xử lý đất và nung ở nhiệt độ cao đã loại bỏ hoàn toàn các tạp chất độc hại
- Không ngừng cập nhật các máy móc hiện đại
- Dây chuyền sản xuất tiến tiến
- Đối tác hàng đầu của các thương hiệu doanh nghiệp lớn
Hãy đến ngay với chúng tôi để tham khảo thêm nhiều mẫu hàng lọ hoa gốm sứ Bát Tràng khác
LỌ HOA GỐM SỨ BÁT TRÀNG – QUÀ TẶNG ĐẲNG CẤP – CÔNG TY VIỆT TẠI CAMPUCHIA – UY TÍN CHẤT LƯỢNG SỐ 1
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Hotline: (+855)888824646
Địa chỉ: 55B Street 122 ,Sangkat Phsar Depo 3 , Khan Toul Kok , Phnom Penh, Cambodia
Có thể bạn cần : Địa chỉ in logo lên bộ ấm chén làm quà tặng ở Campuchia