Cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp như thế nào là đúng cho các gia đình cần biết

 

♦  Lại một năm nữa xắp qua đi, không khí bắt đầu se lạnh và lòng người nôn nao được về quê ăn Tết cùng gia đình. Hành động mở màng cho chuỗi ngày Tết có thể kể đến đầu tiên đó chính là việc gia đình chuẩn bị nghi thức đưa ông Táo về trời.

Táo quân là vị thần bếp, cai qản và trông coi lò lửa của mỗi gia đình, đưa táo quân về trời để Ngài bẩm báo với Ngọc Hoàng về tình hình 1 năm qua của gia đình chúng ta.

Chuẩn bị những gì để đưa ông Táo về trời ?

Thời gian đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp, trước ngày này, chúng ta thường thấy các mẹ đi chợ, mua đồ về để chuẩn bị cho việc đưa ông Táo lên trời. Mỗi năm chỉ có 1 lần và thêm ước nguyện, táo quân của gia đình sẽ trình lên Ngọc Hoàng tất cả những gian nan và cầu mong một năm mới “ gạo đầy thùng”, ấm no hơn.

Những lễ vật cần cho ngày đưa Ông Táo về trời đó là :

+ Bánh kẹo : thông thường là kẹo thèo lèo cứt chuột ( nghe tên có vẻ không đẹp lắm, nhưng đây là món kẹo gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ, đó là món kẹo mà Tết năm nào cũng nhất định phải có trong mỗi nhà, nó đặc trưng cho ngày Tết, cứ thấy thèo lèo là thấy Tết đã về

+ giầy tờ áo mũ hia cúng ông Táo về trời :

Đây được xem là hình thức sắm sửa trang phục mới cho Táo quân về chầu trời, thường thì trang phục này sẽ có áo mới, mũ hia và lộ phí để ông Táo đi đường

Về phần giấy tờ áo mũ hia thì bạn có thể mua ở chợ trước đây người ta thường mua ở chợ nhưng sau này tiện lợi hơn cũng như đảm bảo an toàn hơn, và chuẩn đồ thờ cúng ông Táo hơn thì bạn nên mua ở “ cửa hàng đồ thờ cúng Bát Tràng.

Đây là áo mũ hia giấy tờ chuẩn bị cho ông Táo về trời

+ Cá chép : quan trọng nhất cho Ông Táo về trời đó chính là cá chép , cá chép được xem là phương tiện di chuyển của ông Táo, nếu không có phương tiện thì làm sao ông Táo của bạn về trời với những Táo khác ?

Tục cưỡi ông Táo về trời đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong những ngày Tết.

Ngoài ra mâm cúng đưa ông Táo cần phải có nhang đèn, loai nhang đưa ông Táo về trời thường là nhang lớn chứ không phải nhang cây nhỏ như chúng ta thường đốt

Những điều thắc mắc khi đưa ông Táo về trời

Đối với các gia đình trẻ hiện nay, việc cúng ông Táo, đưa ông táo về trời còn có nhiều thắc mắc không biết hỏi từ ai, hỏi ai cho đúng và theo ý kiến nào, bởi có rất nhiều ý kiến và phong tục đưa ông Táo của từng vùng miền lại khác nhau,

Những thắc mắc về việc đưa ông Táo về trời bạn cần biết như :

Nên đưa ông Táo về trời bằng cá chép hay tàu bay giấy ?

Ngày càng có nhiều quan điểm như ; thời đại nào rồi ? người ta đi máy bay hết rồi, cưỡi cá chép thì đời nào ông Táo mới về trời được ? Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là quan điểm của những người trẻ, thời hiện đại. Nếu như trước đây, không có tàu bay giấy, thì táo quân vẫn về trời đúng này, đúng giờ đúng ngày chứ gì ?

Vậy nên, đó là một quan điểm không đúng nhưng dùng cá chép hay tàu bay giấy để đưa ông Táo về trời phụ thuộc vào quan điểm và truyền thống ý nghĩa

♦  Riêng ý kiến cá nhân của mình : Sử dụng cá chép đưa ông Táo về trời không chỉ là một truyền thống mà nó còn gắn liền với câu chuyện “ cá chép vượt Vũ Môn hóa rồng, nó thể hiện sự chăm chỉ , sức mạnh và nghị lực mà con người muốn ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí và tượng trưng cho nhân cách thanh cao, tiềm ẩn, hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Nên đưa ông Táo về trời vào khoảng thời gian nào ?

Quan niệm nhân gian chung đó chính là đưa ông Táo về trời vào khoảng  thời gian trước 12 h ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm khác nhau : :

+ Người miền Trung thường có tục lệ : đưa ông Táo quân về trời vào lúc 5h sáng, người ta có quan điểm răng : lên đường giờ này sáng sủa và diệu mát, Táo quân có thể đi thong thả.

+ Cũng có nhiều quan điểm cho rằng nên đưa Táo quân về trời vào đúng giờ Ngọ : 12 h trưa – giờ Ngọ hội tụ những yếu tố như là giờ linh, Ngọ cũng là con vật có tài đức hơn người, thông minh và đặc biệt trung thành

Hoặc cũng có thể đưa ông táo về trời trong khung giờ Mùi, từ 13h – 15 h

Tại sao có tục cúng cây Mía khi đưa ông Táo về trời ?

Rất nhiều nơi như các khu chợ và những địa chỉ tập trung xe mía bán cũng cho ngày ông Táo đông đúc nhộn nhịp hẳn lên. Nhà nhà đi mua mía về đưa Ông Táo

+ Cây mía với nhiều bậc mắc mía tượng trưng cho những bậc thang khi ông táo leo lên về trời, vì vậy người đi mua mía chọn  những cây nào to chắc khỏe để mua, cho dù giá mắc hơn cũng không sao. Cứ đến khoảng 20 – 22 tháng chạp thì các khu và các con đường bán mía cúng Ông Táo đông đúc hẳn lên. Ai cũng muốn mua được những cây mía to, chắc và đẹp với quan niệm rằng như vậy thì ông Táo mới nhanh về trời kịp 

Bài Văn cúng ông Táo về trời ngày 23 tháng chạp. Nhiều người vẫn không biết chính xác 

Bài khấn thổ công

◊ … Nam mô A Di Đà Phật!

◊ Nam mô A Di Đà Phật!

◊ Nam mô A Di Đà Phật!

◊ Kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quan

◊ Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm …….. ( ví dụ: Quỷ M ùi) Tín chủ con là ………….. cùng toàn gia quyến

◊ Ngụ tại số nhà ……… phố ……….. phường ………….. quận ……………. thành phố( tỉnh …………….. 

◊ Thành tâm sửa biện lễ vật hương hoa trà quả cùng phẩm vật xiêm hài  áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên hương án.

◊ Đôi nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh

◊ Trăm bái trước linh tạo Táo quân

◊ Kính cẩn thưa rằng:

◊ Nay cuối mùa đông,

◊ Tứ quý theo vòng, hai ba tháng Chạp Sửa lễ kính dâng, phỏng theo lệ

◊ Ngài là vị chủ, ngực tử gia thần  

◊ Soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám Cảm tạ phúc đây, nhờ thẩn phù hộ Kính mong thẩn tẩu bẩm giúp cho, Làm ăn chân chính, họ tộc âẫn êrrễ` Xóm làng vui về.

◊ Trong năm nếu có sai phạm lỗi lầm, Cái xin thần gia ân châm chước.

◊ Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia Trai gái .trẻ già, an ninh khang thái

◊ M ùa màng bội thu, công thành dành toại.

◊ Biểu tấm lòng thành, cái xin chứng giám.

Bài khấn cúng ông Táo về Trời

◊ … Nam mô A Di Đà Phật!

◊ Nam mô A Di Đà Phật!

◊ Nam mô A Di Đà Phật!

◊ Kính lạy ngài Đông Trù Tư Lệnh Táo phủ Thần Quân

◊ Tín chủ con là ………………….. cùng toàn gia quyen

◊ Ngụ tại số nhà ……… phố…….. phường ………….. quận ……………. thành phố( tỉnh) ……………..

◊ Nay nhân ngày hai ba tháng Chạp, Lòng chúng con dào dạt mênh mông. Toàn gia quyến đốc một lòng

◊ Sắm lễ mọn dâng lên linh toạ.

◊ Đã nhất tâm một lòng một dạ,

◊ Thắp hương thơm lễ tạ chủ thẩn:

◊ Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân Ngài là chủ ngụ tại chư thần xét soi. Người trần phạm tục phạm sai,

◊ Cái xin nhận lễ các ngài gia ân.

◊ Ban lộc, ban phúc, ban phần,

◊ Công bằng hợp lý mười phân vẹn mười. Hôm nay ngài sắp về trời

◊ Lòng con tâm niệm vài lời cầu xin: Cẩu cho trăm họ bình yên,

◊ Cẩu cho gia sự ấm ẻm thuận hoà. Xanh như lá, đẹp như hoa Bước sang xuân mới trẻ già yên vui.

◊ Biểu tấm lòng thành, cái xin chứng giám.

Bài văn cúng Ông Táo dân gian

♦ Thông thường thì có nhiều người không thể thuộc và nhớ hết được nguyên một bài văn cúng Ông Táo về trời nên là đọc một cách ngắn gọn và súc tích nhất theo cách đọc dân gian và đa số được mọi người sử dụng khi cúng ông Táo về trời.

◊ Kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thân quân

◊ Con là… đồng gia ….. Ngụ tại thôn… xã… huyện…. tỉnh…

◊ Nhân ngày 23 tháng Chạp, gia chủ chúng con, sửa biện hương hoa, phẩm vật áo mũ;

◊ Kính cẩn dâng lên, để dốc lòng bái thỉnh

◊ Phỏng theo tục lệ, kính lạy Gia thần  

◊ Đại xá lỗi lầm, gia ân ban phúc

◊ Ban tài ban lộc, giúp đỡ toàn gia

◊ Lớn bé vui hòa, khang ninh thịnh vượng.

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ