Tết Tso Tsa của người H’Mông
Người H’Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn Tết rất thịnh soạn, chẳng kém gì ổ miền xuôi.
Trong nhà trang hoàng đủ màu sắc, nhưng màu đỏ là màu được ưa chuộng nhất. Tết truyền thống dân tộc H’Mông được gọi là Tso Tsa, diễn ra sớm hơn Tết Nguyên đán tròn một tháng.
Ngày 30 (tháng 11 âm lịch) và mồng một (tháng 12 âm lịch) là quan trọng nhất trong cải Tết Tso Tsa (thường là kéo dài cả tháng).
Ngày 30, nhà thì mổ gà, nhà mổ lợn, khá giả hơn nữa thì mổ bò. Mỗi con vật bị mổ được đem vẩy mấy giọt lên vách phía trên bàn thờ để trừ tà ma.
Người H’Mông không để bàn thờ trong nhà quanh nặm, mà Tết đến mới bày ra để có chỗ đặt mâm cỗ cúng. Trên khung cửa, xà nhà và trên vách phía trên bàn thờ, người ta thướng dán những miếng giấy bản màu đỏ, với người H’Mông, những miếng giấy đó là “vàng bạc mã” và được giữ suốt cả năm, đến 80 Tết năm sau lại thay giấy mới.
Những miếng giấy bản dân lên vách lên của cũng là một dấu hiệu thông báo nhà có làm Tso Tsa, bởi tùy hoàn cảnh mỗi nhà mà có quyết định ăn Tết hay không. Đặc biệt, trong 3 ngày Tết kể từ mồng một, người H’Mông kiêng sát sinh. Người H’Mông quan niệm: “Ngày Tết, người được ăn được chơi mà con gà, con lợn phải chảy máu thì không hay”.
Đêm 30, người H’Mông thường thức trắng để chứng kiến sự giao hòa của đất trời trong thời khắc chuyển giao. Bên bếp lửa, những người lớn xì xẩm ôn chuyện mới chuyện cũ. Lũ trẻ chỉ chóc tranh nhau chỗ ngồi để xem phim bằng tiếng H’Mông từ đầu đĩa hình. Đảm thanh niên tụ tập ở bài đá bóng trong bản, chuyện trò râm ran, cười vang từng hổi. Một số kéo nhau đi chơi bản gần bản xa bằng xe gắn máy.
Sáng mồng một, mỗi gia đình làm một mâm cơm cũng mời những người đã khuất về ăn Tết cùng gia đình. Tùy hoàn cảnh gia đình mà cũng thịt thà hay chỉ có rau cũ, nhưng trên mâm cơm cúng ông bà của người H’Mông không thể thiếu món bánh dày.
Đón Tết Tso Tsa, có nhà giã bánh giầy toàn bằng gạo nếp hương để lấy màu bánh trắng ngà ngà, cũng có nhà giả bằng gạo , nếp cẩm hoặc trộn nửa nọ nửa kia để có màu hành khác đi cho đẹp mâm cơm.
Bánh dày được vắt thành những bánh nhỏ bằng nữa cái bát ăn cơm; riêng bánh để trên mâm cũng bày trên bàn thờ chính được vắt to gấp 3, 4 lần so với loại bánh để ăn hàng ngày. Củng ông bà lúc nào cũng được, nhưng phần lớn người ta thường cũng sớm để ông bà ăn xong còn về. Đọc lời cúng xong, con trai quỳ trước bàn thờ, con gái đem vàng mã và tiền âm đốt để ông bà có tiền mà về nhà